Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 39, Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1418-1527) (Tiết 1) - Nguyễn Đình Kiếm
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Bộ máy chính quyền, chính sách quân đội thời Lê Sơ.
- Pháp luật thời Lê Sơ
- So sánh với thời Trần để chúng minh nhà nước thời Lê Sơ hùng mạnh.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho hs năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kì lịch sử.
3. Thái độ;
Giá dục cho hs niềm tự hào về thời thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc.
II. Phương pháp:
Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bảng phụ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ.
- Bảng phụ một số ý kiến đánh giá về luật Hồng Đức.
- Tài liệu liên quan, giáo án, sgk.
2. Học sinh:
- Học bài cũ
- Vở ghi, vở soạn, vở bài tập, sách giáo khoa
TIẾT 39-BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1418 - 1527) Ngày soan: ..../.../2010 Ngày dạy :.../.../2010 I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ QUÂN SỰ PHÁP LUẬT.( Tiết 1) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Bộ máy chính quyền, chính sách quân đội thời Lê Sơ. - Pháp luật thời Lê Sơ - So sánh với thời Trần để chúng minh nhà nước thời Lê Sơ hùng mạnh. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật ở một thời kì lịch sử. 3. Thái độ; Giá dục cho hs niềm tự hào về thời thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc. II. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh... III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bảng phụ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ. - Bảng phụ một số ý kiến đánh giá về luật Hồng Đức. - Tài liệu liên quan, giáo án, sgk. 2. Học sinh: - Học bài cũ - Vở ghi, vở soạn, vở bài tập, sách giáo khoa IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 1' 2. Kiểm tra bài cũ: 4' ? Thuật lại chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang bằng lược đồ? 3. Bài mới; * Đặt vấn đề: Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi biên giới, Lê Lợi lên ngôi vua băt tay vào việc xây dựng đất nước nhằm ổn định tình hình kinh tế xã hội... * Hoạt động 1: 1. Tổ chức bộ máy chính quyền: 15' - Mục tiêu: Trình bày được về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ. - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Gv: Sau khi đánh đuổi giặc minh Lê Lợi Làm gì? Gv: Bộ máy nhà nước được tổ chức ntn? Hs: Thảo luận gọi lên bảng vẽ. Gv treo bảng phụ:sơ đồ bộ máy nhà nước. Gv: Sự khắc nhau giữa bộ máy nhà nứơc thời Lê Sơ so với thời trần? Hs: - Vua nắm mọi quyền hành, bỏ chức tể tướng đại tổng quản, vua làm tổng chỉ huy quân đội. - Đầy đủ các cơ quan giúp việc. - 13 đạo Gv: Treo bản đồ, giới thiệu 13 đạo thừa tuyên và so sánh thời Trần. - Thời Trần: Vua và quý tộc Trần chia nhau ra nắm giữ chính quyền và quân đội - Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt. - Tổ chức lại bộ máy nhà nước. * Trung ương: Vua Các quan đại thần Cơ quan chuyên trách 6 bộ * Địa phương 13 đạo Thừa-Đô-Hiến Phủ Huyện - Châu Xã * Hoạt động 2: 2. Tổ chức quân đội. 10' - Muc tiêu: Biết được về tổ chức quân đội thời Lê sơ. - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Gv: Quân đội thời Lê được tổ chức ntn ? Gv: Em hiểu ntn vè chính sách ngụ binh ư nông? Hs: gửi lính ở nhà nông. Gv: Tại sao nói quân đội thời Lê hùng mạnh? Hs: Thường xuyên tập luyện võ nghệ, học binh pháp, trang bị đủ các loại vũ khí, có 4 binh chủng. Gv: Nhà Lê đã đưa ra những biện pháp nào để bảo vệ biên giói lãnh thổ? Hs: Bố trí quân đội vùng biên giới - tránh áp và trừng trị nghiêm khắc những ai có ý tách khỏi Đại Việt Gv: Chủ trương bảo vệ lãnh thổ của nhà Lê có ý nghĩa gì? Hs: Thực hiện chính sách vừa cương vừa nhu đối với kẻ thù. - Quyết tâm củng cố quân đội để bảo vệ đất nước. - Đề cao trách nhiệm bảo vệ tổ quốc đối với mọi người dân. - Trừng trị thích đáng kẻ bán nước. - Quân đội gồm hai bộ phận: + Quân Triều đình. + Quân Địa phương. - Tổ chức theo chính sách "Ngụ Binh ư nông" - Bao gồm bộ binh, thũy binh, tượng binh và kị binh. - Vũ khí có dao kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo. - Quân đội được luyện tập thường xuyên, bố trí kênh phòng nơi hiểm yếu. *Hoạt động 3: 3. Luật pháp. 10' - Mục tiêu: Trình bày nét nổi bật về luật pháp thời Lê sơ. - Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Gv: Vì sao nhà nước lại quan tâm tới pháp luật? Hs: Giữ gìn kỉ cương trật tự xã hội. - ràng buộc nhân dân vào chế độ phong kiến. Gv: Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức? Gv: Điểm tiến bộ của bộ luật ? Hs: Quyền lợi địa vị của người phụ nữ được tôn trọng. - Năm1483, Lê Thánh Tông biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức. - ND: + Bảo vệ quyền lợi vua và hoàng tộc. + Quyền lợi giai cấp thống trị. + Chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế. + Bảo vệ người phụ nữ. 4. Củng cố: 4' Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: ? Nhận xét bộ máy nhà nước thời Lê Sơ? ? Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông? 5. Hướng dẫn - dặn dò: 1' - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa - Làm các bài tập ở sách bài tập - Soạn trước mục II vào vở soạn. - Chú ý: + Tình hình kinh tế thời Lê sơ so với thời Trần. + Tình hình xã hội, văn hóa - giáo dục. 6. Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tiet 40.doc