Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 37, Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá dần dần phát triển trong cả nước.

- Tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo mới có đủ uy tín lãnh đạo quần chúng nhân dân.

2- Kĩ năng:

Nhận xét về những nhân vật tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Giáo dục lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Lược đồ khởi nghiã Lam Sơn.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.

- Tư liệu Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức.

- Bài tập Lịch sử 7.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 37, Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Ngày soạn: 01 / 01 / 2011
Tiết: 37
Ngày dạy: 06 / 01 / 2011
Bài 19
Cuộc khởi nghĩa lam sơn 
(1418 – 1427)
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá dần dần phát triển trong cả nước.
- Tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo mới có đủ uy tín lãnh đạo quần chúng nhân dân.
2- Kĩ năng:
Nhận xét về những nhân vật tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Giáo dục lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Lược đồ khởi nghiã Lam Sơn.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
- Tư liệu Lịch sử 7, tài liệu chuẩn kiến thức.
- Bài tập Lịch sử 7.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
 ? trình bày vài nét về cuộc kháng chiến của nhà Hồ và quý tộc Trần chống quân Minh? Tại sao các cuộc khởi nghĩa đó đều thất bại?
* Giới thiệu bài mới:
Trong lúc tầng lớp quý tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, Lê Lợi đã đứng ra quy tụ hào kiệt khắp nơi, lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá dần dần phát triển trong cả nước. Vậy diễn biến cuộc khởi nghĩa như thế nào chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
I- Thời kì ở miền Tây Thanh Hoá (1418 – 1423)
1- Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Em hãy cho biết vài nét về Lê Lợi?
Lê Lợi: “Ta dấy quân đánh giặc không vì ham phú quý mà muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thuần phục quan giặc tàn ngược.
? Lê Lợi chọn nơi nào làm căn cứ? Tại sao ông chọn Lam Sơn làm căn cứ?
? Nêu những hiểu biết của em về Nguyễn Trãi?
- Cho HS đọc đoạn in nghiêng.
? Vì sao các hào kiệt khắp nơi kéo về căn cứ Lam Sơn ngày càng đông?
- Lê Lợi: là một người yêu nước, thương dân và có yu tín lớn.
- Căn cứ:
+ Lam Sơn là quê hương Lê Lợi.
+ Có địa hình hiểm trở, có thể toả xuống các vùng đồng bằng hoạt động khi lực lượng lớn mạnh, có thể rút lui lên núi bảo toàn lực lượng,chính quyền địch ở đây non yếu, nơi có các dân tộc chung sống.
- Nguyễn Trãi.
- Đều căm thù giặc Minh.
- Lê Lợi (1385- 1433): là một người yêu nước, thương dân và có uy tín lớn ở Lam Sơn. Căm giận quân cướp nước , ông đã dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ ở khắp nơi để chuẩn bị cho khởi nghĩa.
- Căn cứ Lam Sơn:
+ Lam Sơn là quê hương Lê Lợi.
+ Có địa hình hiểm trở, nơi có các dân tộc chung sống.
- Nguyễn Trãi cùng hào kiệt khắp nơi về hưởng ứng cuộc khởi nghĩa ngày càng đông.
- Nguyễn Trãi (1380- 1442) là người học rộng, tài cao, giàu lòng yêu nước.
- Năm 1416 Lê Lợi cùng toàn bộ chỉ huy tổ chức hội thề Lũng Nhai.
- 7/2/ 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
2- Những năm đầu hoạt động của Nghĩa quân Lam Sơn.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nghĩa quân đã gặp những khó khăn gì?
- Nguyễn Trãi nhận xét: cơm ăn sớm tối không được hai bữa, áo mặc đông hè chỉ một manh, quân lính độ vài nghìn, khí giới thì thật tay không.
? Trong hoàn cảnh đó nghĩa quân đã có hành động gì để giải vây?
? Em có suy nghĩ gì về tấm gương hi sinh của Lê Lai?
GV: Cuối năm 1421, quân Minh huy động 10 vạn quân mở cuộc càn quét buộc quân ta phải rút lên rừng núi Chí Linh.
? Trong lần rút lui này nghĩa quân còn gặp phải những khó khăn gì?
? Tại sao Lê Lợi quyết định tạm hoà hoãn với quân Minh?
- GV: giai đoạn 1 kết thúc, mở ra thời kỳ mới
- Đường tiếp tế bị cắt, lực lượng non yếu, quân Minh nhiều lần tấn công..
- Lê Lai cải trang làm Lê Lợi liều chết để cứu chủ tướng và giúp nghĩa quân giải vây.
- Gương hi sinh anh dũng, nhận lấy cái chết về mình để cứu minh chủ.
- Ghi nhớ công lao Lê Lai, Lê Lợi phong làm Công thần hạng nhất, dặn con cháu giỗ Lê Lai trước ngày giỗ mình “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi” (Lê Lợi mất 22/8/1433)
- Thiếu lương thực trầm trọng, đói rét, giết cả ngựa chiến, voi chiến để nuôi quân.
- Tránh cuộc bao vây của quân Minh, có thời gian củng cố lực lượng.
- Thời gian đầu Nghĩa quân gặp nhiều khó khăn: 
+ Lực lượng non yếu, quân Minh nhiều lần tấn công..
+ Nghĩa quân 3 lần phải rút lên rừng núi Chí Linh, chịu đựng nhiều khó khăn, gian khổ, nhiều tấm gương dũng cảm , tiêu biểu như Lê Lai.
- 1418, quân Minh bao vây căn cứ Chí Linh. Lê Lai cải trang làm Lê Lợi liều chết để cứu chủ tướng và giúp nghĩa quân giải vây.
- Năm 1421 quân Minh mở cuộc càn quét buộc quân ta phải rút lên rừng núi Chí Linh.
- Trước tình hình hết sức khó khăn, năm 1423 Lê Lợi quyết định hoà hoãn với quân Minh.
- 5/ 1423 nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.
- Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công quân ta cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
* Củng cố bài học:
? Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa như thế nào? Trong những năm đầu nghĩa quân đã hoạt động như thế nào?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc diễn biến cuộc khởi nghĩa trong giai đoạn đầu, lãnh đạo.
- Đọc và chuẩn bị bài 19 phần II- Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá, tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.

File đính kèm:

  • docTiet 37.doc
Giáo án liên quan