Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 37-70 - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Thấy rõ âm mưu và những hoạt động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh Đại Việt.59

 

- Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần

2. Kĩ năng:

- GD truyền thống yêu nước

3. Thái độ:

- Lược thuật SKLS, đánh giá nhân vật lịch sử.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu TK XV

2.Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp.

 

doc83 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 37-70 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phút)
- Học bài, làm bài tập trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, đọc bài mới-bài 25.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Ngày soạn: /3/2011
Ngày giảng: /3/2011
Tiết 52
Bài 25 
PHONG TRÀO TÂY SƠN
I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Sự nụt nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong nửa sau TK XVIII, từ đó dẫn tới phong trào nông dân ở Đàng Trong mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cứ Tây sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên.
2. Kĩ năng:
-Sự dụng lược đồ kết hợp với tường thuật sự kiện..
3. Thái độ:
-Sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Lược đồ căn cứ đại của nghĩa quân Tây Sơn.
2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định TC: (1 phút)
 Lớp 7B:.. 
2. KT Bài cũ: 
? Nêu tình hình kinh tế, đời sống của nhân dân Đàng Ngoài ở TK XVIII ? Tình hình ấy dẫn tới hậu quả gì?
3. Bài mới:
Tình hình xã hội ở Đàng Trong vào lúc này cũng giống như ở Đàng Ngoài. Vì sao? Nhân dân ở cả hai miền đều bị phong kiến áp bức bóc lột. Chúng ta chuyển sang tìm hiểu cụ thể tình hình xã hội ở Đàng Trong.
	HĐ THẦY - TRÒ
ND CẤN ĐẠT
Hoạt động: (15 phút)
Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp, so sánh
Kĩ thuật: động não, 
? Những biểu hiện nào chứng tỏ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong đi vào con đường suy yếu và mục nát?
TL: Dựa đoạn đầu sgk
GV: Cho HS đọc sgk phần chữ nhỏ
? Đoạn trích trên khiến em hình dung như thế nào về bọn quan lại thống trị?
TL: Dựa sgk
? Còn đời sống nông dân thì sao?
TL: - Địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất.
- Nhân dân phải nộp thuế, nộp lâm thổ sản quý
? Đời sồng của nông dân Đàng Trong có gì khác với nông dân Đàng ngoài?Vì sao?
TL: Nông dân Đàng trong sống cơ cực như nông dân Đàng ngoại. Vì nông dân 2 miền đều bị giai cấp phong kiến bóc lột thậm tệ.
? Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác?
TL: Phong trào nông dân Đàng trong ở giai đoạn này phát triển mạnh, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra....
? Một vài nét tiểu sử về Chàng Lía
GV: đọc những câu ca, lời vè ca tụng Chàng Lía
? Cuộc khởi nghĩa tuy bị thất bại nhưng có ý nghĩa như thế nào ?
TL: - Tinh thần đấu tranh quật cường của nông dân chống chính quyền họ Nguyễn.
- Báo trước cơn bão táp đấu tranh giai cấp sẽ giáng vào chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
Hoạt động: (15 phút)
Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp, 
Kĩ thuật: động não, 
? Trình bày hiểu biết của em về lãnh đạo KN Tây Sơn?
TL: Dựa sgk
? Anh em Nguyễn Nhạc đã chuẩn bị những gì ?
TL: - Xây thành luỹ, lập kho tàng, luyện nghĩa quân.
- Khẩu hiệu: “ Lấy của người giàu chia cho người nghèo”
? Có nhà chép sử phong kiến cho rằng anh em Tây Sơn khởi nghĩa vì "đánh bạc thua trốn vào rừng làm giặc". Theo em, ý kiến đó đúng hay sai?
HS thảo luận.
-> (Đó chỉ là ý kiến xuyên tạc; anh em Tây Sơn khởi nghĩa vì căm giận sự thống trị tàn ác của chúa Nguyễn, khẩu hiệu của họ được nhân dân khắp nơi hưởng ứng).
- GV: Chỉ bản đồ căn cứ Tây Sơn: Ấp Tây Sơn, quê hương của 3 anh em Nguyễn Nhạc nằm giáp giữa vùng đất Bình Định với vùng rừng núi Tây Nguyên (nay thuộc tỉnh Gia Lai); nối liền 2 miền là sông Côn và đường bộ qua đèo An Khê. - Căn cứ đầu tiên là vùng Tây Sơn thượng đạo. Đây là cao nguyên có người Ba Na, người Kinh chung sống, nhân dân địa phương rất nhiệt tình ủng hộ.
- Sau đó, nghĩa quân di chuyển xuống vùng đất thuộc huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định ngày nay, gọi là Tây Sơn hạ đạo, lấy ấp Kiên Thành làm trung tâm.
? Vì sao anh em Nguyễn Nhạc lại đưa đại bản doanh xuống Tây Sơn hạ đạo?
TL: - Lực lượng lớn mạnh, mở rộng căn cứ khởi nghĩa.
- Địa bàn gần vùng đồng bằng.
? Những lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa?
TL: - Đồng bào Chăm, đồng bào Ba-na
- Nông dân nghèo, thợ thủ công, thương nhân.
GV: Cho HS đọc đoạn một số giáo sĩ phương Tây....”
? Em có nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân Tây Sơn ?
TL: Lực lượng đông, có trang bị vũ khí, bênh vực quyền lợi cho người nghèo. 
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII:
a. Tình hình xã hội
- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng là “quốc phó”.
- Ở địa phương, quan lại cường hào kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
-> Đời sống nông dân cơ cực.
b. Cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía
- Nổ ra ở Truông Mây ( Bình Định)
- Chủ trương: “ Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ:
a. Lãnh đạo
- Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
b. Căn cứ
- Tây Sơn Thượng đạo
- Tây Sơn hạ đạo
c. Lực lượng
- Dân nghèo, đồng bào dân tộc.....
4. Củng cố: (5 phút) 
Phương pháp: Nêu vấn đề
Kĩ thuật: động não.
Theo em, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra có những thuận lợi gì ?
TL: - Địa thế hiểm yếu, rộng
	 - Thời cơ, Chính quyền chúa Nguyễn suy yếu, lòng dân căm giận. Khởi nghĩa được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân.
5. Hướng dẫn VN: (1 phút)
- Học bài, làm bài tập trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, soạn bài mới-bài 25 (TT).
V. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Ngày soạn: /3/2011
Ngày giảng: /3/2011
Tiết 53
Bài 25 
PHONG TRÀO TÂY SƠN
II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN QUÂN XÂM LƯỢC XIÊM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm đánh đổ tập đoàn phong kiến phản động, tiêu diệt quân Xiêm, từng bước thống nhất đất nước.
- Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ.
2. Kĩ năng:
- Trình bày diễn biến phong trào Tây sơn trên lược đồ.
- Trình bày chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút trên lược đồ
3. Thái độ:
- Tự hào về truỳên thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn. 
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: - Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.
	- Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
2.Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định TC: (1 phút)
 Lớp 7B:.. 
2. KT Bài cũ: 
? Nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII ?
? Trình bày trên lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn ?
3. Bài mới:
Sau khi xây dựng căn cứ, nghĩa quân Tây Sơn ngày càng vững mạnh, phát triển lực lượng nghĩa quân, 3 anh em Nguyễn Nhạc quyết tâm lật đổ chính quyền phong kiến thối nát, đánh đuổi quân Xiêm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
	HĐ THẦY - TRÒ
ND CẤN ĐẠT
Hoạt động: (15 phút)
Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp, kể chuyện lịch sử,
Kĩ thuật: động não, 
GV: Chỉ bản đồ: Thành Quy Nhơn ( huyện An Khê tỉnh Bình Định)
GV: kể chuyện Nguyễn Nhạc giả vờ bị bắt, bị nhốt vào cũi, rồi sai nghĩa quân khiêng vào thành nộp cho quân Nguyễn. Nửa đêm ông phá cũi đánh từ trong ra, phối hợp với quân Tây Sơn tiến công từ ngoài vào. Chỉ trong một đêm, nghĩa quân đã hạ được thành Quy Nhơn.
GV: đính niên đại 1773 trên địa danh Quy Nhơn ở bản đồ 
? Nhận xét cách đánh hạ thành Quy Nhơn của Ng Huệ?
TL: Táo bạo, dũng cảm, bất ngờ nên địch bị động
? Thành Quy Nhơn thuộc về tay nghĩa quân có ý nghĩa gì ?
TL: Uy thế của nghĩa quân tăng lên nhanh chóng
? Biết tin Tây Sơn nổi dậy chúa Trịnh có hành động gì ?
TL: Phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân ( Huế)
? Tại sao Nguyễn Nhạc lại phải hoà hoãn với quân Trịnh 
TL: Họ Nguyễn không chống nổi quân Trịnh vượt biển vào Gia Định
- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía nam có quân Nguyễn.
GV: từ năm 1776-1783, nghĩa quân 4 lần đánh vào Gia Định. Trong lần tiến quân thứ 2 (1777) Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ có Nguyễn Ánh chạy thoát.
GV: đính niên đại 1783 vào Gia Định trên bản đồ.
? Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa lan nhanh và giành được thắng lợi ?
TL: - Sức mạnh của nhân dân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, thể hiện lòng căm thù giai cấp phong kiến và sự đoàn kết dân tộc.
- Tài trí của anh em Tây Sơn lãnh đạo phong trào.
Hoạt động: (15 phút)
Phương pháp: Nêu vấn đề, trực quan, thuyết trình, vấn đáp, tường thuật bản đồ
Kĩ thuật: động não, 
? Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta ?
TL: Dựa sgk 
GV: sử dụng lược đồ H.57 phóng to chỉ đường tiến quân của quân Xiêm kéo vào Gia Định theo 2 hướng mũi tên: 2 vạn quân thuỷ đổ bộ lên Rạch Giá ( Kiên Giang), 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.
? Thái độ của quân Xiêm như thế nào khi vào nước ta ?
TL: Hung hăng, bạo ngược nên nhân dân oán ghét.
GV: Chỉ bản đồ địa danh Mĩ Tho
? Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn đoạn sông này?
TL: dựa sgk
GV: giới thiệu các kí hiệu chỉ thuỷ quân, bộ binh Tây Sơn, trình bày thế trận của Nguyễn Huệ theo bản đồ: Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
GV: Trình bày:
 - Thủy quân giấu quân trong các nhánh sông Rạch Gầm - Xoài Mút và sau các ngách của cù lao.
- Bộ binh mai phục bên bờ và trên cù lao giữa sông.
- Ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục. Từ Mỹ Tho và ở các ngách của các cù lao, các nhánh sông đổ ra đánh phía trước mặt và vào bên sườn địch. Trong khi đó, phục binh ở hai bên bắn xả vào đo

File đính kèm:

  • docgiaoan tiet 37 70 chuan KTKN 2012.doc