Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 36: Kiểm tra 1 Học kì I - Lê Thị Nguyện

1. Kiến thức:

Kiểm tra việc nắm những nét khái quát về lịch sử của Ấn Độ

Kiểm tra các kiến thức lịch sử Việt Nam: công lao của các anh hùng dân tộc thời Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần; tôn giáo, tín ngưỡng nước ta thời Lý; mục đích tấn công của Lý Thường Kiệt vào đất Tống, các chiến công bất hủ của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên; vì sao nhà Trần xụp đổ; các cải cách của Hồ Quý Ly nhằm đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng

2. Tư tưởng: HS có thái độ trân trọng những giá trị văn hóa- tín ngưỡng, tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc, về nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo của cha ông, biết được đóng góp của Hồ Quý Ly.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 36: Kiểm tra 1 Học kì I - Lê Thị Nguyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17	 Ngày soạn: 04/12/2014 Tiết: 36 Ngày dạy: 11/12/2014
KIỂM TRA 1 HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
1. Kiến thức: 
Kiểm tra việc nắm những nét khái quát về lịch sử của Ấn Độ
Kiểm tra các kiến thức lịch sử Việt Nam: công lao của các anh hùng dân tộc thời Ngô, Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần; tôn giáo, tín ngưỡng nước ta thời Lý; mục đích tấn công của Lý Thường Kiệt vào đất Tống, các chiến công bất hủ của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên; vì sao nhà Trần xụp đổ; các cải cách của Hồ Quý Ly nhằm đưa đất nước ta thoát khỏi khủng hoảng
2. Tư tưởng: HS có thái độ trân trọng những giá trị văn hóa- tín ngưỡng, tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc, về nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo của cha ông, biết được đóng góp của Hồ Quý Ly.
3. Kỹ năng: Rèn luyện cho các em kĩ năng so sánh, giải thích, khái quát
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Trắc nghiệm (3 điểm) + Tự luận (7 điểm)
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
0.25
0.25
Xã hội phong kiến phương Đông
Nắm được triều đại hưng thịnh nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ
Số câu
Số điểm
0.25
0.25
Buổi đầu độc lập thời Ngô, Đinh – Tiền Lê (thế kỉ X)
Biết được công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh 
0.5
0.5
Số câu
Số điểm
0.5
0.5
Nước Đại Việt thời Lý (thế kỉ XI đầu thế kỉ XIII)
- Nắm được địa thế của thành Đại La (Thăng Long)
Nắm được công lao của Lý Thường Kiệt
Nắm được: mục đích của cuộc tiến công vào đất Tống của Lý Thường kiệt, tôn giáo được trọng dụng thời Lý
1.75
1.75
Số câu
Số điểm
1.25
1.25
0.5
0.5
Nước Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII – XIV) và nhà Hồ (đầu thế kỉ XV)
Biết được công lao của Trần Quốc Tuấn
Trình bày được nội dung cải cách của Hồ Quý Ly
Hiểu được bài thơ ca ngợi chiến công của nhà Trần
Hiểu được vì sao nhà Trần sụp đổ
So sánh được điểm giống và khác nhau của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ ba với lần thứ hai
3.5
7.5
Số câu
Số điểm
0.25
0.25
1
2
0.25
0.25
1
3
1
2
Số câu
Số điểm
2
2
1
2
1
1
1
3
1
2
6
10
Tổng cộng
3
4
2
4 
1
2 
6 
10 
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
I.Trắc nghiệm (3đ)
 Câu 1: (1đ) Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng:
1. Thời kì phục hưng thống nhất và đỉnh cao của Ấn Độ là thời kì nào?
 A. vương triều hồi giáo Đêli C. vương triều Ấn Độ Môgôn
 B. vương triều Gúp Ta D. tất cả ý trên
2. Mục đích của cuộc tấn công vào đất Tống của Lý Thường Kiệt là gì?
 A. tiêu hao sức mạnh của giặc C. chiếm vũ khí
 B. chiếm đất đai D. tất cả ý trên
3. Dưới thời Lý tôn giáo nào được trọng dụng?
A. Đạo Nho B. đạo Giáo C. Đạo Thiên Chúa D. Đạo Phật
 4. Bài thơ “ Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là khúc khải hoàn về chiến thắng nào của quân dân Đại Việt?
 A. Thắng lợi kháng chiến chống quân xâm lược Tống 
 B. Thắng lợi của kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ nhất
 C. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ ba 
 D. Thắng lợi của kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên lần thứ hai 
 Câu 2:(1đ) Nối cột A ( tên anh hùng dân tộc) với cột B (công lao) tương ứng:
Cột A
Cột B
Nối
1.Ngô Quyền
A.Lãnh đạo kháng chống quân xâm lược Mông - Nguyên 
lần hai và ba
1- 
2.Trần Quốc Tuấn
B.Dẹp loạn 12 sứ quân
2- 
3.Đinh Bộ Lĩnh
C.Lãnh đạo kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai
3-
4.Lý Thường Kiệt
D.Lãnh đạo kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán
4-
Câu 3:(1đ) Điền cụm từ: hội tụ, muôn đời, bằng phẳng, sáng sủa, thích hợp vào chổ trống để hoàn thiện đoạn trích trong “Chiếu dời đô”: 
“Vùng này mặt đất rộng mà ., thế đất cao mà, cư dân không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp đất Việt chỉ có nơi đó là thắng địa, thực là chổ.quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi ”
II.Tự luận (7đ)
Câu 4:(2đ)So sánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên lần thứ ba với lần thứ hai?
Câu 5:(3đ) Em hãy giải thích vì sao nhà Trần sụp đổ? 
Câu 6:(2đ)Trình bày nội dung các cải cách của Hồ Quý Ly? 
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm(3đ) (mỗi đáp án đúng 0.25đ)
Câu 1: 1-B; 2-A; 3-D; 4-D
Câu 2: 1- D; 2- A; 3-B; 4-C
Câu 3: Bằng phẳng, sáng sủa, hội tụ, muôn đời
II. Tự luận (7đ)
Câu 4: (2đ)
So sánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ ba với lần thứ hai
Điểm giống nhau: (1đ)
Đều thực hiện cách đánh linh hoạt khi giặc mạnh thì rút lui, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” để làm giặc suy yếu, khi giặc suy yếu thì phản công
Điểm khác nhau: (1đ)
Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba ta thực hiện đánh tan đoàn thuyền lương của giặc bằng chiến thắng Vân Đồn để tiêu diệt sức mạnh của giặc ngay từ đầu, buộc giặc vào thế bị động
Quyết định đập tan âm mưu của giặc bằng bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đăng để tiêu diệt toàn bộ thủy quân của giặc đồng thời phối hợp với cánh quân bộ tiêu diệt và bắt sống giặc trên đường chúng rút lui
Câu 5: (3đ) Cuối thế kỉ XIV, Nhà Trần sụp đổ vì: 
- Nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều; các công trình thủy lợi không được chăm lo, tu sửa, nhiều năm mất mùa, nhân dân đói khổ, ruộng đất rơi vào tay quý tộc địa chủ, thuế khóa nặng nề (triều đình bắt dân nghèo mỗi năm đóng ba quan tiền thuế đinh) (1đ)
- Vua quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự chùa (0.5đ)
- Kỉ cương phép nước rối loạn, mâu thuẫn nội bộ sâu sắc triều đình lũng loạn (0.5đ)
- Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi (khởi nghĩa Ngô Bệ (Hải Dương), khởi nghĩa Phạm Sư Ôn (Sơn Tây)). Triều đình không đủ sức để thực hiện vai trò của mình vì vậy sụp đổ là điều tất yếu (1đ)
Câu 6: (2đ) Nội dung các cải cách của Hồ Quý Ly
Chính trị: thay thế các võ quan cao cấp bằng những người tài giỏi và thân cận, đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền, các quan triều đình phải về các lộ để nắm tình hình (0.75đ)
Kinh tế-tài chính: phát hành tiền giấy, ban hành chính sách “ hạn điền”, quy định lại biểu thuế (0.25đ)
Xã hội: ban hành chính sách “hạn nô”, bắt nhà giàu bán thóc cho dân khi đói kém (0.25đ)
Văn hóa-giáo dục: bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, yêu cầu mọi người học chữ Nôm (0.5đ)
Quân sự: thực hiện một số biện pháp tăng cường củng cố quân sự quốc phòng (0.25đ)
 VI. KẾT QUẢ
STT
KHỐI/ LỚP
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TB trở lên
TS
% 
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS 
%
01
7A1
27
02
7A2
27
03
7A3
28
04
7A4
28
05
7A5
28
06
7A6
28
VII. RÚT KINH NGHIỆM
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

File đính kèm:

  • docxsu 7 tiet 36.docx
Giáo án liên quan