Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 35: Lịch sử địa phương - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: HS nắm được Quảng Nam là vùng có lịch sử lâu đời.

 Nắm được quá trình phát triển của lịch sử Quảng Nam từ thời tiền sử đến thế kỷ XV.

 2. TT: Giáo dục lòng yêu quê hương và lòng tự hào về truyền thống quê hương, biết ơn tổ tiên.

 3. RLKN: Sử dụng bản đồ, lập niên biểu các thời kỳ lịch sử.

 II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :

 Bản đồ hành chính Việt Nam và lược đồ hành chính Quảng Nam.

 Tài liệu, tranh ảnh các công trình kiến trúc Quảng Nam,

 HS: Sưu tầm tranh ảnh, các công trình kiến trúc ở Quảng Nam.

 Xem lại phần lịch sử lớp 6 ( sự ra đời của nhà nước Chăm Pa).

 III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập

 2. Bài cũ: Cho HS lên bảng trình bày lại nội dung đã ôn tập.

 3. Bài mới:

 a, Giới thiệu: GV dùng bản đồ Việt Nam và lược đồ Quảng Nam chỉ vị trí tỉnh Quảng Nam, kết hợp với lịch sử lớp 6 giới thiệu .( 2 phút)

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 35: Lịch sử địa phương - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Tiết: 35
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
S: 09/12/2012 
G: 19/12/2012 
LỊCH SỬ QUẢNG NAM TỪ THỜI TIỀN SỬ ĐẾN THẾ KỈ XV
	I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT: HS nắm được Quảng Nam là vùng có lịch sử lâu đời.
 Nắm được quá trình phát triển của lịch sử Quảng Nam từ thời tiền sử đến thế kỷ XV.
	2. TT: Giáo dục lòng yêu quê hương và lòng tự hào về truyền thống quê hương, biết ơn tổ tiên. 
	3. RLKN: Sử dụng bản đồ, lập niên biểu các thời kỳ lịch sử.
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC :
 Bản đồ hành chính Việt Nam và lược đồ hành chính Quảng Nam.
 Tài liệu, tranh ảnh các công trình kiến trúc Quảng Nam, 
 HS: Sưu tầm tranh ảnh, các công trình kiến trúc ở Quảng Nam.
 Xem lại phần lịch sử lớp 6 ( sự ra đời của nhà nước Chăm Pa).
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định: Chuẩn bị S-V, kiểm tra bài tập 
	2. Bài cũ: Cho HS lên bảng trình bày lại nội dung đã ôn tập.
	3. Bài mới:
	a, Giới thiệu: GV dùng bản đồ Việt Nam và lược đồ Quảng Nam chỉ vị trí tỉnh Quảng Nam, kết hợp với lịch sử lớp 6 giới thiệu .( 2 phút)
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HĐ1: GV đọc tài liệu và cung cấp thông tin cho HS nắm ( 20 phút)
- KT: Học sinh nắm được hai nền văn hoá Sa Huỳnh và Chăm-pa.
- KN: Qua tài liệu nắm thông tin.
- GD: Lòng tự hào quê hương.
 Xác định vị trí Quảng Nam tên lược đồ là một tỉnh ven biển Miền Trung, thược vùng Nam trung bộ.
 Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, Nam Giáp với Quảng Ngãi, Kon Tum, Đông giáp biển Đông, Tây giáp Lào.
 H: Cư dân đầu tiên có mặt ở Quảng Nam thuộc nền văn hóa nào?
 HS: Kết hợp kiến thức đã học ở lớp 6 trả lời.
 GV: một bộ phận văn hóa Sa Huỳnh.
 GV: Cho HS xem một số di tích văn hoá Sa Huỳnh ở Duy Sơn Duy Xuyên.
 GV: Giới thiệu sơ lược về nền văn háo Sa Huỳnh về: (thành tựu, xã hội, Văn hóa)
 GV: Văn hóa Sa Huỳnh là cơ sở tiền đề cho sự nối tiếp của văn hóa Chăm Pa và sự hình thành nhà nước Chăm Pa
 GV: Cho HS lên xác định trên lược đồ vị trí Tượng Lâm.
 H: Văn hóa Chăm Pa dựa trên nền tảng của nền văn hóa nào?
 HS: Tự trả lời theo sự hiểu biết
 GV: Bổ sung cho hoàn chỉnh.
 H: Dựa vào kiến thức đã học em hãy trình bày quá trình hình thành nhà nước Chăm Pa? Những thành tựu văn hóa tiêu biếu?
 HS: Trả lời
 GV: Khái quát lại toàn bộ và chuyển ý 
HĐ2: Giới thiệu cho HS về thời kì Đại Việt. ( 15 phút)
- KT: Học sinh nắm sự hình thành phủ Quảng nam.
- KN: Chỉ bản đồ, kể chuyện
- GD: Lòng tự hào truyền thống quê hương.
GV: Cho HS xem bản đồ Đại Việt thế kỷ XIII, lược đồ Quảng Nam.
H: Quảnr Nam thuộc vùng đất Đại Việt vào thời gian nào?
HS: Tự trả lời.
GV: Kể chuyện việc vuia Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân nước Chăm Pa để lấy hai châu Ô và châu Rí lãnh thổ Đại Việt được mở rộng.
GV: Xác định vị trí trên bản đồ địa phận Quảng Nam.
Liên hệ: Việc thành lập tỉnh Quảng Nam và huyên Duy Xuyên.
 1-Thời kì Tiền sử- Sơ sử:
 a- Nền văn hóa Sa Huỳnh từ ( 1000 TCN đến thế kỉ thứ II).
 - Thời kì nầy chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và văn hoá Ấn Độ.
 - Thành tựu: 
 + Kinh tế:trồng trọt, trồng lúa nước, làm đồ trang sức, thủy tinh, đồ gốm.
 + Xã hội: Có hai bộ lạc sinh sống ( Cau, Dừa).
 + Văn Hóa:
 . Tín ngưỡng: Biết thờ cúng vật tổ.
 . Chôn người chết trong một cái chum, người Chăm Pa thì hỏa táng người chết.
b-Văn hoá Chăm Pa : Ra đời vào cuối thế kỷ thứ II. Đến thế kỉ VI thì kinh đô Sing- ha- pu- ra được xây dựng tại( Trà Kiệu thuộc Duy Sơn Duy Xuyên).Đây là trung tâm kinh tế, chính trị của vương quốc Chăm Pa.
- Công trình văn hóa: Thánh địa Mỹ Sơn.
 2- Thời kỳ Đại Việt: 
- Năm 1301 vua Chế Mân muốn cưới công chúa Huyền Trân đã dâng hai châu: Thuận Châu ( Bắc Hải Vân) và châu Rí (Nam Hải Vân cho vua Trần).
- Năm 1402 Hồ Hán Thương đem quân Nam tiến mở rộng lãnh thổ .
- Năm 1471 vua Lê Thánh Tông lập ra thừa tuyên Quảng Nam là đạo thứ 13 gồm 3 phủ (Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Quảng Nam)
4. Củng cố: (5 phút) 
 - Nêu vị trí của nền văn hóa Sa Huỳnh.
 - Nền văn háo phát triển rực rỡ nhất ở Quảng Nam trong thời kỳ cổ đại là nền văn hóa nào?
 - Quảng Nam trở thành lãnh thổ của nước Đại Việt vào thời kì nào?
 - Kể tên công trình văn hóa tiêu biểu của Quảng Nam thời cổ đại?
	 -Bài tập ./ vở bài tập LS NXBGD
	5. Dặn dò:( 3 phút)
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK + làm bài tập ở VBTLS
	- Chuẩn bị bài toàn bbộ bài tập chương II và chương III và nội dung kiến thức để làm bài tập. : (Soạn bài theo câu hỏi SGK )
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 34,lsđp.doc