Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 32+33+34 - Nguyễn Đình Kiếm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: giúp hs hiểu

- Những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam qua các triều đại Lý, Trần, Hồ

- Những thành tựu chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, Vh, gd.

2. Kĩ năng:

 Rèn luyện cho hs kĩ năng sử dụng lược đồ, phân tích lập bảng thống kê

3. Thái độ:

 Giáo dục cho hs lòng yêu nước niêm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.

II. Phương pháp:Trực quan, thảo luận nhóm, phân tích , so sánh.

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Lược đồ nước đại Việt thời Lý, Trần, Hồ.

- Lược đồ kháng chiến chống Tống, Mông - Nguyên.

- Tranh ảnh về các thành tựu văn hoá.

2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 32+33+34 - Nguyễn Đình Kiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/2010
 Ngày dạy: 13/12/2010
TIẾT 32-BÀI 17: ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ CHƯƠNG III
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: giúp hs hiểu
- Những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam qua các triều đại Lý, Trần, Hồ
- Những thành tựu chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, Vh, gd.
2. Kĩ năng:
 Rèn luyện cho hs kĩ năng sử dụng lược đồ, phân tích lập bảng thống kê
3. Thái độ:
 Giáo dục cho hs lòng yêu nước niêm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
II. Phương pháp:Trực quan, thảo luận nhóm, phân tích , so sánh....
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Lược đồ nước đại Việt thời Lý, Trần, Hồ.
- Lược đồ kháng chiến chống Tống, Mông - Nguyên.
- Tranh ảnh về các thành tựu văn hoá.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định .1’
2. Kiểm tra bài cũ: Lòng vào bài ôn tập.
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề:
 Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV ba triều đại Lý, Trần, Hồ thay nhau nắm chính quyền.
Đây là giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta...
*Hoạt động 1: 15’ Những chiến thắng lớn.
- Mục tiêu : Nhằm hệ thống lại những chiến thắng lớn của quân dân ta dưới thời Lý- Trần. Từ đó nâng cao hơn nữa lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước cho hs.
- Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Thời Lý Trần nhân dân ta phải đương đầu với những cuộc chiến tranh xâm lược nào?
Gv gọi lần lượt một số hs lên trình bày lại diễn biến các cuộc kháng chiến trên lược đồ.
Hs: theo giỏi- bổ sung.
- Kháng chiến chống Tống.
+ Ung Châu: ( 10/1075).
+ Như Nguyệt ( 1077)
- Ban lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
+ Kháng chiến lần 1: chống Mông 1258.
+ Kháng chiến lần 2 : chống Nguyên.
+ Kháng chiến lần 3: chống Nguyên ( 1287-1288).
 * Hoạt động 2: 15’ Đường lối chống giặc trong mỗi trận đánh.
- Mục tiêu: Biết và hiểu về đường lối kháng chiến của quân và dân ta thời Lý -Trần.
- Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Trong cuộc kháng chiến chống Tống nhà Lý đã sử dụng đường lối kháng chiến ntn ?
Hs: Thảo luận.
Gv: Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - nguyên?
Hs: Thảo luận:
a. Kháng chiến chống Tống:
- Chủ động đánh giặc.
- Tấn công trước để tự vệ.
- Xây dựng phòng tuyến như Nguyệt.
- Giảng hoà.
b. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên:
- Vườn không nhà trống.
- Địch mạnh ta rút lui -> phản công khi địch yếu.
- Tiêu diệt đoàn thuyền lương.
- Đóng cọc ở sông Bạch Đằng và phản công, mai phục.
* Hoạt động 3: 4’Những tấm gương tiêu biểu:
- Mục tiêu: Nêu được những tấm gương tiêu biểu qua những cuộc kháng chiến thời Lý Trần, từ đó giáo dục long biết ơn đến các anh hùng dân tộc.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Nêu những tấm gương tiêu biểu thời Lý Trần.
Gv: Tinh thần chiến đấu của quân và dân ta ?
Hs: Thảo luận.
Hs: Trả lời - gv nhận xét: chốt lại hai tấm gương tiêu biểu.
- Lý: Lý Thường Kiệt.
- Trần: Trần Quốc Tuấn.
 * Hoạt động 4: 5’ Nguyên nhân thắng lợi ý nghĩa lịch sử.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Nguyên nhân thắng lợi? ( nguyên nhân nào là quan trọng nhất)
Hs: Trả lời-gv nhận xét.
Gv: Ý nghĩa lịch sử?
Hs: Trả lời – gv nhận xét.
a. Nguyên nhân.
b. Ý nghĩa lịch sử.
4. Củng cố: 3’
Gọi HS lên bảng làm các bài tập: 1 tr 49; 2 tr 49; 3 tr 50.
5. Hướng dẫn - dặn dò: 2’
 * Bài cũ: 	- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa,
 	- Làm các bài tập ở sách bài tập.
* Bài tập:
 + Nước Đại Việt thời Lý trần đa đạt được những thành tựu nổi bật gì về kinh tế văn hoá, gd, kh-kt.
 + Lập bảng thống kê các niên đại và sự kiện lịch sử từ 1009 ->1400.
* Bài mới: 
- Soạn trước bài 18 vào vở soạn. và trả lời các câu hỏi sau:
? Vì sao nhà hồ lại nhanh chóng thất bại trước sự xâm lược của quân Minh?
? Hãy nêu những chính sách cai trị của nhà Minh?
? Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của quý tộc trần.
6. Rút kinh nghiệm:
CHƯƠNG IV.
ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV ĐẦU THẾ KỈ XVI)
 Ngày soạn:. /12/2010
 Ngày dạy: . /12/2010
BÀI 18- TIẾT 33:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Âm mưu bành trướng của nhà Minh đối với Đại Việt
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa quý tộc Trần.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho hs kĩ năng lược thuật sự kiện lịch sử.
- Đánh giá công lao nhân vật lịch sử.
3. Thái độ:
 Giáo dục truyền thống yêu nước ý chí bất khuất của dân tộc, vai trò của quần chúng trong các cuộc khởi nghĩa.
II. Phương pháp:
 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích ...
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV.
2. Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
IV.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: lòng vào bài mới.
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Đầu thế kỉ XV, nhà Hồ lên nắm chính quyền, HQL đã đưa ra hàng loạt chính sách nhằm thay đổi tình hình, tuy nhiên một số chính sách không hợp với lòng dân, không được dân ủng hộ. Vì vậy, việc cai trị gặp khó khăn, giữa lúc đó nhà Minh xâm lược.....
* Hoạt động 1: 10’ Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ.
- Mục tiêu: Học sinh biết được âm mưu xâm lược của nhà Minh, sự thất bại của nhà Hồ.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv gọi hs đọc sgk
Gv: Vì sao nhà Minh kéo quân sang xâm lược nước ta?
Hs: Mượn cớ khôi phục nhà Trần để đô hộ nước ta.
Gv: Quá trình xâm lược diễn ra ntn?
Gv tường thuật diễn biến trên lược đồ.
Hs: lên trình bày lại.
Gv: Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chống thất bại?
Hs:
 - Không thu hút được toàn dân tham gia.
 - Không phát huy được sức mạnh của toàn dân.
Gv: Tại sao nhà Trần lại đánh thắng quân xâm lược Mông - Nguyên mà nhà Hồ lại bị thất bại trước sự xâm lược của quân Minh?
Hs: Nhà Trần được toàn dân ủng hộ, còn nhà Hồ thì không.
- Tháng 11/1406, quân Minh tiến vào nước ta.
- Tháng 6/1407, cha con HQL bị bắt -> k/c thất bại.
* Hoạt động 2: 13’ Chính sách cai trị của nhà Minh:
- Mục tiêu: Âm mưu thâm độc và chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh đối với nước ta -> hậu quả.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Nhà Minh tiến hành cai trị nước ta trên những lĩnh vực nào?
Hs: Kinh tế, chính trị , văn hoá
Gv: cho hs thảo luận (6 nhóm) mỗi nhóm thảo luận một lĩnh vực.
Gv: Phân tích từng chính sách một.
Gv: Chính sách đồng hoá thể hiện ntn?
Hs: Bắt nhân dân ta học chử Hãn, mặc trang phục người Hán, ăn món ăn Hán, bắt người Hán sống cạnh người Việt...
Gv: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Minh?
Hs: Vô cùng thâm độc và tàn bạo.
Gv: Các chính sách mà nhà Minh đưa ra nhằm mục đích gì?
Hs: Muốn dân ta phải phụ thuộc vào chúng, đồng hoá và nô dịch.
a. Chính trị: Xoá bỏ quốc hiệu, đổi thành quận Giao Chỉ, sát nhập vào TQ.
b. Kinh tế:
- Thuế khoá nặng nề, hà khắc.
- Bắt phụ nữ và trẻ em về TQ làm nô tì.
c. Văn hoá:
- Thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân.
- Bắt nhân dân từ bỏ phong tục tập quán.
* Hoạt động 3: 15’ Cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần:
- Mục tiêu: Nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm, nguyên nhân thất bại của các cuộc kháng chiến.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv gọi hs đọc sgk phần in nghiêng.
Gv: Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu?
Hs: ->
Gv; tường thuật trên lược đồ
Gọi hs lên bảng trình bày lại
Gv: Vì sao các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại?
Hs: - Thiếu sự liên kết.
 - Chưa tạo thành một phong trào rộng lớn.
 - Nội bộ mâu thuẫn.
Gv: Ý nghĩa?
Hs: Cuộc khởi nghĩa được xem là ngọn lửa nuôi dường tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
a.Khởi nghĩa Trần Nghỗi:
- Năm 1407, Trần Nghỗi làm minh chủ.
- Năm 1408, nghĩa quân giành thắng lợi ở Bô Cô.
- Năm 1409 bị thất bại.
b. Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng:
- Năm1409, ông xưng Trùng quang đế.
- Năm 1414, k/n bị thất bại.
=> Nổ ra rớm , mạnh mẽ , liên tục.
4. Củng cố: 4’
Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 
? Trình bày các chính sách cai trị của nhà Minh ?
? Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần trên lược đồ.
5. Hướng dẫn - dặn dò: 2’
* Bài cũ:	 - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
 - Làm các bài tập ở sách bài tập, và các bt mà gv đã ra trong từng tiết dạy để tiết sau chữa bài tập.
* Bài mới: Xem lại các bài tập ở trong sách bài tập tiết sau chữa bài tập lịch sử
6. Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 18/12/2010 
 Ngày dạy : 21/12/2010
TIẾT 34: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG III
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu:
- Những kiến thức cơ bản có tính khái quát trọng tâm của phần lịch sư VN từ thế kỉ XIII - XIV.
2. Kĩ năng:
 rèn luyện cho hs kĩ năng tụ học, tự rèn, phát huy tính tự chủ, độc lập trong khi học môn lịch sử.
3. Thái độ:
 Giúp cho hs nhận thức được quá trình phát triển của lịch sử từ thế kỉ XIII - XIV, tự hào về truyền thống dân tộc qua các thời kì lịch sử.
II. Phương pháp:
 Trắc nghiệm, thảo luận, kích thích tư duy.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách bt, sgk, sách bài tập nâng cao.
- Giáo án, tài liệu liên quan.
2. Học sinh:
- Làm một số bt chưa hoàn thành.
- Vở bài tập, sách giáo khao.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bìa cũ: kết hợp với phần bt.
3. Bài tập:
*Hoạt động 1:
 GV hướng dẫn hs hoàn thành các bài tập phần lịch sử VN từ thế kỉ XIII-XIV.
* Hoạt động 2:
Gv gọi một số hs lên bảng làm bt: 5 (tr 36); 1 (tr37); 3 (tr 38); 4 (38); 6 (tr 39); 8( tr 40); 7 (tr 43)....
* Hoạt động 3:
 Học sinh thảo luận (6 nhóm), ghi lại các bài tập chưa hiểu, gv lấy ý kiến câu trả lời của hs -> từng nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung -> gv kết luận, hs ghi vào vở.
* Hoạt động 4:
 Gv ra một số bt nâng cao ở sbt lịch sử NXB ĐHSP (ghi ra bảng phụ)
Gọi hs lên làm. hs dưới lớp tự làm. -> gv cho hs nhận xét -> gv chữa bt đó tại lớp.
4. Hướng dẫn - dặn dò” Dặn dò:
 - Hoàn thành tất cả các bt gv hướng dẫn làm.
 - Tìm hiểu trước bài 19 và soạn vào vở soan.
 - Sưu tầm tư liệu tranh ảnh nói về Lê Lợi, Nguyễn Trải...
5. Rú

File đính kèm:

  • doctiet 32 + 33 + 34 su 7.doc
Giáo án liên quan