Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 31: Lịch sử địa phương Các di tích khảo cổ Lâm Đồng - Lê Thị Nguyện

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Giúp hs nắm được các di tích khảo cổ Lâm Đồng : thời tiền sử và thời kỳ lịch sử.

2.Thái độ:

 Giáo dục hs lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào d.tộc, tự hào về địa phương mình.

3. Kĩ năng:

 Thống kê, sưu tầm các sự kiện lịch sử về địa phương, nhận định, đáng giá về các sự kiện lịch sử của địa phương .

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: - Đọc tài liệu “ Địa chí Lâm Đông”

- Soạn giáo án, sưu tâm tư liệu và hình ảnh.

2. Học sinh: - Học bài theo hướng dẫn của giáo viên

 - Sưu tâm tranh ảnh về hiện vật khảo cổ ở Lâm Đồng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 31: Lịch sử địa phương Các di tích khảo cổ Lâm Đồng - Lê Thị Nguyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn: 16	Ngaøy soaïn: 29/11/ 2014
Tieát : 31	Ngaøy daïy: 02/ 12/ 2014
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 
CÁC DI TÍCH KHẢO CỔ LÂM ĐÔNG
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức:
- Giúp hs nắm được các di tích khảo cổ Lâm Đồng : thời tiền sử và thời kỳ lịch sử.
2.Thái độ:
 Giáo dục hs lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào d.tộc, tự hào về địa phương mình.
3. Kĩ năng:
 Thống kê, sưu tầm các sự kiện lịch sử về địa phương, nhận định, đáng giá về các sự kiện lịch sử của địa phương .
II. CHUẨN BỊ: 
 	1. Giáo viên: - Đọc tài liệu “ Địa chí Lâm Đông”
Soạn giáo án, sưu tâm tư liệu và hình ảnh.
2. Học sinh: - Học bài theo hướng dẫn của giáo viên
	- Sưu tâm tranh ảnh về hiện vật khảo cổ ở Lâm Đồng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:(7’)
	Ý nghĩa, tác dụng hạn chế cải cách Hồ Quý Ly ? 
2. Giới thiệu bài mới: 
	Lâm Đồng là một vùng đất cổ, có cảnh quan địa mạo đa dạng, có nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử của các dân tộc. Vậy di tích khảo cổ Lâm Đồng được phát hiện như thế nào? Chia thành mấy thời kỳ chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các di tích khảo cổ thời tiền sử.
- GV cung cấp tài liệu HS đọc và lắng nghe
- GV: các di tích khảo cổ hậu kì đá củ phát hiện ở đâu?
- HS : Đạ Đờn ( Lâm Hà), đồi Giàng ( Bào Lộc) và Lạc Xuân ( Đơn Dương)
là bộ sưu tầm đá đẹp nhất Tây Nguyên.Di tích cuối thời đồ đá , đầu thời đại đồ đồng phát hiện chưa nhiều nhưng sự có mặt phổ biến của những lưỡi rìu đá , cuốc đá hình tứ diện
- GV: Sự phát hiện phổ biến của những lưỡi rìu đá , cuốc đá hình tứ diệnchứng tỏ điều gì? 
- HS : Suy nghỉ trả lời 
GV chốt và chuyển ý: di vật ở Phù Mỹ khẳng định cư dân Lâm Đồng có mối quan hệ khăng khít với miềm Đông Nam Bộ chuẩn bị điều kiện bước vào buổi bình minh lịch sử -> mục II
Hoạt động 2. Tìm hiểu các di tích khảo cổ trong thời kỳ lịch sử .
- GV: cung cấp thông tin về di tích Cát Tiên
- GV: Di tích Cát Tiên phát hiện vào thời gian nào? 
- HS: Được biết đến năm 1985, thăm dò năm 1986
- GV: cho HS xem hình ảnh di vật di tích Cát Tiên
- GV: cung cấp thông tin về các khu mộ cổ
- GV: Các nhà khảo cổ đã phát hiện được khu mộ cổ nào ?
- HS: trả lời
- GV: Minh họa bằng hình ảnh sưu tâm được 
- GV: cung cấp thông tin về các loại hình di tích khác.
- GV: Em có thể chỉ ra các loại hình di tích khác? 
I. Các di tích khảo cổ thời tiền sử
- Phát hiện một số công cụ đá ghè đẽo thô sơ ở thuộc hậu kì đồ đá cũ: Đạ Đờn ( Lâm Hà), đồi Giàng ( Bào Lộc) và Lạc Xuân ( Đơn Dương) -> Chứng tỏ một vạn năm trước con người có mặt trên đất Lâm Đồng.
- Nhân dân xã Nam Ninh ( huyện Cát Tiên) đã phát hiện ba lưỡi cuốc đá tập trung một chổ chứng tỏ 4000- 3500 cách đây con người có mặt hầu khắp các vùng đất Lâm Đồng
- Di vật mãnh gốm ơ xã Phù Mỹ khẳng định cư dân Lâm Đồng có mối quan hệ khăng khít với miềm Đông Nam Bộ.
II. Các di tích khảo cổ trong các thời kỳ lịch sử.
1, Di tích Cát Tiên
- Được phát hiện năm 1985, nằm chủ yếu xã Quảng Ngãi và Đức Phổ - Cát Tiên .
- Có thể khẳng định khu di tích là thánh địa của tiểu vương quốc Mạ - Xtiêng.
2, Các khu mộ cổ.
- Khu mộ cổ Đại Làng 
- Khu mộ cổ Đại Lào
- Khu mộ cổ Đạ Đờn.
- Khu mộ cổ Lạc Xuân
=> có niên đại khoảng XIV đến XVII
3, Các loại hình di tích khác.
- Dấu vết hầm gạch chạy dài ở Pró – Đơn Dương.
- Bộ sưu tập vũ khí và đồ dùng tại làng Sopmadrong – Đơn Dương 
- Bộ sưu tập của người Chu Ru tại đền thờ Krayo.
4. Củng cố:
	Trải dài theo tiến trình lịch sử, các di tích ở Lâm Đồng có nhiều loại hình, đa dạng về hiện vật đã cung cấp thêm những tư liệu để hiểu về cội nguồn văn hoá của một vùng đất. Một nền văn hoá truyền thống bản địa cùng với yếu tố hội nhập đã tạo nên bản sắc văn hoá cao nguyên giàu tính dân tộc, làm tăng nét độc đáo và làm giàu bản sắc đa dạng của văn hoá dân tộc trong lịch sử sâu xa của công đồng các dân tộc Việt Nam.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Về nhà học bài theo vở ghi
- Chuẩn bị: Soạn bài theo nội dung ôn tập chương II và III 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM
 . 

File đính kèm:

  • docsu 7 tiet 31.doc
Giáo án liên quan