Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 30, Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. KT: Giúp HS nắm được:

 - Cuối thế kỉ XIV, nền kinh tế Đại Việt bị trì trệ, đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động – nhất là nông dân, nông nô, nô tì rất đói khổ, XH rối loạn.

 - Phong trào nông dân, nô tì nổ ra ở khắp nơi.

 - Điều đó chứng tỏ vương triều Trần đã bước vào thời kì suy sụp. Nhà Hồ thay thế nhà Trần trong hoàn cảnh đó là cần thiết. Nắm được mặt tích cực và hạn chế cơ bản của cải cách Hồ Quý Ly.

 2. TT:

 - Thấy được sự sa đọa, thối nát của tầng lớp quý tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội, bởi vậy cần phải thay thế vương triều Trần để đưa đất nước phát triển.

 - Có thái độ đúng đắn về phong trào khởi nghĩa nông dân, nô tì cuối thế kỉ XIV, về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly; một người yêu nước, có tư tưởng cải cách để đưa đất nước, xã hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng lúc bấy giờ.

 3. RLKN:

 - Bồi dưỡng cho HS kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử và kĩ năng hệ thống, thống kê, sử dụng bản đồ trong khi học bài, biết đánh giá một nhân vật lịch sử.

II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

 - Lược đồ “ Khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV”.

 - GV lập bảng thống kê, trên đó tóm tắt diễn biến của các cuộc khởi nghĩa nông dân và nô tì, gồm các mục: thời gian khởi nghĩa, địa bàn hoạt động của nghĩa quân, người lãnh đạo khởi nghĩa.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 30, Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ XIV - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Tiết: 30
Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI 
THẾ KỶ XIV
S: 21/11/2012
G:01/12/2012 
I TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. KT: Giúp HS nắm được:
 - Cuối thế kỉ XIV, nền kinh tế Đại Việt bị trì trệ, đời sống của các tầng lớp nhân dân lao động – nhất là nông dân, nông nô, nô tì rất đói khổ, XH rối loạn.
	- Phong trào nông dân, nô tì nổ ra ở khắp nơi.
	- Điều đó chứng tỏ vương triều Trần đã bước vào thời kì suy sụp. Nhà Hồ thay thế nhà Trần trong hoàn cảnh đó là cần thiết. Nắm được mặt tích cực và hạn chế cơ bản của cải cách Hồ Quý Ly.
	2. TT:
 - Thấy được sự sa đọa, thối nát của tầng lớp quý tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội, bởi vậy cần phải thay thế vương triều Trần để đưa đất nước phát triển.
	- Có thái độ đúng đắn về phong trào khởi nghĩa nông dân, nô tì cuối thế kỉ XIV, về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly; một người yêu nước, có tư tưởng cải cách để đưa đất nước, xã hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng lúc bấy giờ.
	3. RLKN: 
	- Bồi dưỡng cho HS kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử và kĩ năng hệ thống, thống kê, sử dụng bản đồ trong khi học bài, biết đánh giá một nhân vật lịch sử.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
	- Lược đồ “ Khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV”.
 - GV lập bảng thống kê, trên đó tóm tắt diễn biến của các cuộc khởi nghĩa nông dân và nô tì, gồm các mục: thời gian khởi nghĩa, địa bàn hoạt động của nghĩa quân, người lãnh đạo khởi nghĩa.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định: Ổn đinh sách vở, kiểm tra bài tập.
	2. Bài cũ: ( 5 phút)
	 - Nêu những nét tiêu biểu về đời sống văn hoá thời Trần?
 - Giáo dục và KHKT thời Trần phát triển ntn?
 3. Bài mới: ( 2 phút)
	a, Giới thiệu:	Tình hình kinh tế, xã hội thời Trần đạt nhiều thành tựu rực rỡ, đóng góp sự phát triển đất nước, nhưng đến cuối thế kỷ XIV nhà Trần sa sút nghiêm trọng tạo tiền đề cho triều đại mới lên thay. 
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Tình hình kinh tế. ( 10 phút)
- KT:Tình hình kinh tế thời Trần, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó
- KN:Nhận xét đánh giá để thấy được tác dụng của những chính sách của nhà nước.
HS: Nhắc lại tình hình nhà Trần khi thành lập – đầu TK XIV và đọc SGK M1 / HS. Thảo luận nhóm.
H: Tình hình kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIV ntn? Tại sao xảy ra tình trạng như vậy? 
HS: Đọc in nghiêng SGK/74 → phân tích.
H: Những việc làm của vua, quan dẫn đến hậu quả ntn?
 - Cuộc sống của nhân dân ntn?
HĐ2: Tình hình xã hội. ( 20 phút)
- KT: Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa.
- KN:Trình bày diễn biến các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
HS: Đọc nội dung SGK sau đó thảo luận nhóm.
H: Lúc này các tầng lớp thuộc giai cấp thống trị ntn? Đời sống nhân dân cuối thế kỉ XIV ra sao?
 - Mặc cho cuộc sống nhân dân khổ cực, triều đình vẫn làm gì? 
HS: Đọc in nghiêng SGK/74 → phân tích.
 - Lợi dụng tình hình đó các quan lại vương hầu như thế nào? Nhận xét việc làm của Chu Văn An?
 - Nhà Trần suy sụp hơn khi nào?
HS: Đọc in nghiêng SGK/75 → phân tích.
 - Lúc này, bên ngoài nước ta có những vấn đề gì?
 - Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa là gì? 
 - Có các cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu?
GV: Chỉ bản đồ giới thiệu các cuộc khởi nghĩa lớn?
HS: Thực hành trình bày diễn biến 2 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Ngô Bệ và Phạm Sư Ôn
HS: Trình bày trên bảng phụ do GV soạn sẵn: 
 + Thời gian.
 + Địa bàn hoạt động.
 + Người lãnh đạo.
HS: Lên bảng trình bày những số liệu.
GV: Nhận xét, kết luận. 
HS: Đọc in nghiêng SGK/74 → Phân tích.
H: Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa
HS: Trả lời
GV:Quy luật phát triển của XH có >< là có đấu tranh
- Tuy nhiên các cuộc đấu tranh nổ ra còn lẻ tẻ chư liên kết với nhau nên thất bại.
- Mặc dù vậy khổi nghĩa nông dân báo hiệu sự suy sụp của Nhà Trần.
1. Tình hình kinh tế:
 - Cuối XIV nhà Trần bắt đầu suy sụp:
 - Do nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, thuế má nặng nề., các công trình thuỷ lợi, đê điều không được chăm sóc, nhiều năm mất mùa.
- Nông dân bán ruộng và bán vợ con cho quý tộc và địa chủ.
- Quý tộc địa chủ chiếm hết ruộng đất công làng xã. Triều đình bắt dân nghèo nộp ba quan tiền thuế đinh.
2. Tình hình xã hội:
 a, Tình hình xã hội: Khủng hoảng:
 - Vua quan , quý tộc địa chủ thả sức ăn chơi sa đọa xây dựng nhiều dinh thự chùa chiền....
 - Bọn nịnh thần lũng đoạn triều đình → nội bộ triều đình rối loạn. Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 tên nịnh thần nhưng nhà Trần không nghe.
 - Năm 1369 vua Trần Dụ Tông mất, Dương Nhật Lễ lên thay tình hình ngày cành trở lên rối loạn→ nổi dậy đấu tranh. 
 b, Các cuộc khởi nghĩa: 
- Đầu năm 1344,Ngô Bệ hô hào nhân dân ở Yên Phụ ( Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa
- Đầu năm 1390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nhân dân ở Quốc Oai (Sơn Tây) nổi dậy →Nghĩa quân chiếm được Thăng Long 3 ngày
 c, Kết quả: Đều thất bại.
4. Củng cố: ( 6 phút)
	 Bài tập 1: Từ sau thế kỉ XIV nền kinh tế nước ta suy thoái đời sống nhân dân ta sa sút, XH rối loạn? Theo em vì sao xảy ra tình trạng đó
 a. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăn lo làm thuỷ lợi , bảo vệ đê điều. 
 b. Nông dân bị bóc lột nặng nề.
 c. Giặc ngoại xâm tràn vào cướp phá.
 d. Vương hầu quý tộc chiếm hết ruộng đất.
 e. Chính sách thuế má nặng nề.
 Bài tập 2:Vì sao trong thời kì này lại bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân.
 a -Do nông dân bị bóc lột.
Do thiên tai mùa màng thất bát.
Do tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong triều đình.
Do mâu thuẫn giữa nông dân và nô tì với giai cấp thống trị.
5. Dặn dò : ( 2 phút)
	- Học kĩ bài theo câu hỏi SGK và làm bài tập ở VBTLS.
	- Chuẩn bị bài 16 (tt): (phần II): Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly
 - Soạn bài theo câu hỏi :
 + Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào?
 + Nội dung những cải cách của Hồ Quý Ly? Tác dụng
 	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 30, bai 30.doc