Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 30, Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Tiết 2) - Năm học 2012-2013

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức

- Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hòan cảnh, đất nước gặp nhiều khó khăn đói kém

- Sau lên ngôi, Hò Quý Ly cho thi hành nhiều chính sách cải cách để chấn hưng đất nước

2.Kĩ năng: Phân tích đánh giá nhân vật lịch sử

3.Thái độ: Thấy được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân

 

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Chuẩn bị của giáo viên: Ảnh di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hóa

2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp

 

III.DỰ KIÊN PHƯƠNG PHÁP

1.Chủ đạo: vấn đáp, trực quan, động nảo, trình bày 1 phút.

2.Bổ trợ: gợi mở, diễn giải.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 30, Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV (Tiết 2) - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 30
Ngày soạn: 8/11/2012
Ngày dạy: 11/2012
BÀI 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN
CUỐI THẾ KỈ XIV (tt)
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
- Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hòan cảnh, đất nước gặp nhiều khó khăn đói kém
- Sau lên ngôi, Hò Quý Ly cho thi hành nhiều chính sách cải cách để chấn hưng đất nước 
2.Kĩ năng: Phân tích đánh giá nhân vật lịch sử
3.Thái độ: Thấy được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên: Ảnh di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hóa 
2.Chuẩn bị của HS: Học bài, soạn bài trước khi đến lớp
III.DỰ KIÊN PHƯƠNG PHÁP
1.Chủ đạo: vấn đáp, trực quan, động nảo, trình bày 1 phút.
2.Bổ trợ: gợi mở, diễn giải.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
HOẠT HOẠT CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
1.Ổn định lớp (1p): Kiểm tra sỉ số 
2.Kiểm tra bài củ (5p)
-H: Trình bày tình hình kinh tế xã hội ở nước ta nửa sau thế kỉ XIV ?
-H: Kể tên, địa danh, thời gian của cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì nửa sau thế kỉ XIV ?
3.Bài mới (39p): Giới thiệu bài mới:
*HĐ1: Nhà Hồ thành lập 
-Gọi HS đọc SGK
-H: Cuối thế kỉ XIV, các cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ dẫn đến điều gì?
-Giảng: Nhà Trần không đủ sức cai trị, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên làm vua năm 1400
-Chuyển ý
*HĐ2:Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly 
-Giảng: Xuất thân trong gia đình quan lại, có hai người cô lấy vua, Hồ Quý Ly giữ chức vụ cao cấp nhất trong triều Trần ( Đại Vương). Trước tình hình nhà Trần lung lay, ông đã quyết tâm thực hiện các biện pháp cải cách trên nhiều lĩnh vực
-H: Về mặt chính trị, Hồ Quý Ly đã thực hiện biện pháp nào ? 
-H: Tại sao Hồ Quý Ly lại bỏ những quan lại họ Trần?
-H: Việc quan triều đình thăm hỏi đời sống sống của nhân dân có ý nghĩa gì ?
-Yêu cầu HS đọc đoạn in nghiêng.
-Giảng: Về kinh tế, nhà Hồ cho phát hành tiền giấy thay tiền đồng, ban hành chính sách hạn chế, quy định biểu thếu đinh thuế ruộng 
-H: Nhận xét về các chính sách kinh tế của triều Hồ ?
-H:Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly đã ban hành các chính sách gì ?
-H: Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn nô để làm gì ?
-Giảng: Nhà Hồ đã đưa ra những chính sách gì về văn hóa, giáo dục 
-H: Các chính sách đó là gì ?
-H: Cải cách văn hóa giáo dục, nói trên có tác dụng như thế nào ?
-Giảng: Về quốc phòng, nhà Hồ đã thực hiện một số chính sách để đề phòng giặc ngoại xâm
+Làm sổ hộ tịch tăng quân số
+Chế tạo nhiều loại súng mới và làm ra lâu thuyền
+Bố trí phòng thủ ở những nơi hiểm yếu
+Xây dựng một số thành kiên cố
-( Giới thiệu cho HS ảnh thành nhà Hồ)
-H: Nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng của Hồ Quý Ly ?
-Giảng: Trong khoảng 6-7 năm, Hồ Quý Ly tiến hành hàng loạt cải cách về mọi mặt đối với đất nước 
-H: Em có nhận xét gì về các cải cách đó ?
-Chuyển ý.
*HĐ3: Tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly -Yêu cầu HS đọc mục 3.
-H: Vì sao các chính sách không được nhân dân ủng hộ ?
-Giảng: mặc dù có nhiều hạn chế, nhưng những cải cách của Hồ Quý Ly là những cải cách lớn, liên quan đến toàn xã hội 
-H: Tại sao Hồ Quý Ly lại làm được như vậy ?
4.Củng cố (4p)
-H: Nhà Hồ thiết lập trong hoàn cảnh nào ?
-H: Trình bày tóm tắt các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly ?
-H: Nêu tác dụng và hạn chế của các chính sách đó ?
5.Dặn dò (1p)
-Học bi 16 II chuẩn bị bi 17:
-Các triều đại phong kiến Việt Nam từ 1009 đến 1407 ?
-Những chiến thắng tiêu biểu trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta ở thế kỉ XI, thế kỉ XIII
-Dựa vào đâu để có thể nhận định: Thời Lý – Trần, dân tộc ta đã xây dựng được nền văn minh rự rỡ, gọi là văn minh Đại Việt ?
-Theo em, trách nhiệm của chúng ta đối với những thành quả mà ông cha ta đã làm gì ?
-Lớp trưởng báo cáo.
-Cuối thế kỉ XIV, Nhà nước không quan tâm tới sản xuất nông nghiệp,làm cho đời sống của dân gặp nhiều khó khăn
-Quý tộc địa chủ ra sức cướp ruộng đất công của làng xã, triều đình bắt dân nghèo mổi năm phải nọp 3 quan tiền thuế đinh.
-Trình bày trên lược đồ
-Lắng nghe tích cực
-Đọc SGK mục 1
-Nhà nước suy yếu
-Làng xã tiêu điều
-Dân đinh giảm sút
-Tiếp nhận thông tin.
-Tiếp nhận thông tin.
-Cải tổ đội ngũ võ quan thay thế những võ quan nhà Trần bằng những người không phải họ Trần
-Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền
-Cử các quan triều đình về thăm hỏi đời sống nông dân ở các lộ
-Vì sợ họ lật đổ ngôi vị của Hồ Quý L
- Chứng tỏ đất nước dưới thời Hồ quan tâm tới đời sống của dân 
-HS Đọc phần in nghiêng
-Tiếp nhận thông tin.
-Phần nào làm cho kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và đi lên 
-Hạn chế nô tì đực nuôi của các vương hầu, quý tộc quan lại
-Làm giảm bớt số người, tăng thêm số người sản xuất cho xã hội 
-Tiếp nhận thông tin.
-Các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hòan tục
Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm
-Thay đổi chế độ cũ
-Tiếp nhận thông tin.
-Quan sát ảnh thành nhà Hồ.
-Các chính sách quân sự quốc phòng của Hồ Quý Ly thể hiện kiên quyết mong muốn bảo vệ Tổ quốc 
-Tiếp nhận thông tin.
-Có tác dụng làm ổn định tình hình đất nước. Hạn chế tập trung ruộng đất vào quý tộc, địa chủ, địa chủ, làm suy yếu thế lực họ Trần và làm tăng nguồn thu nhập của Nhà nước. 
Tuy nhiên, một số chính sách chưa phù hợp với thực tế và chưa được lòng dân 
-HS đọc mục 3.
-Các chính sách chưa đảm bảo cuộc sống và quyền tự do của nhân dân
-Đều đụng chạm đến quyền lợi của các tầng lớp
-Tiếp nhận thông tin
-Nhà Trần đã quá yếu, cần có sự thay đổi
-Trước nguy cơ giặc ngoại xâm, không cải cách, không thể chống được giặc
-Các cuộc khởi nghãi của nông dân đã làm cho nhà Trần không còn đủ sức giử vai trò của mình.
-Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá giáo dục, - Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc địa chủ
-Làm suy yếu thế lực của nhà Trần
-Tăng nguồn thu nhập cho đất nước
 -Hạn chế: các chính sách đó chưa triệt để, phù hợp với tình hình thực tế và chưa phù hợp với lòng dân 
quốc phòng 
-Ghi nhớ.
1. Nhà Hồ thành lập (5p)
-Các cuộc khởi nghãi của nông dân đã làm cho nhà Trần không còn đủ sức giử vai trò của mình.
-Năm 1400, nhà Trần suy sụp, Hồ Quý Ly lên ngôi lập ra nhà Hồ. Đổi quốc hiệu là Đại Ngu.
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly .(19p)
- Chính trị: 
+Cải tổ hàng ngũ vỡ quan,thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần 
+Đổi tên một số đơn vị hành chánh cấp trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
-Kinh tế: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng 
-Xã hội: thực hiện chính sách hạn nô, năm đói kém bắt nhà giàu phải bán thóc cho dân.
-Văn hóa giáo dục: dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Sửa đổi quy chế thi cử học tập. Bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục.
- Quốc phòng: làm tăng quân số, chế tạo nhiều loại súng mới, phòng thủ nơi hiểm yếu, xây thành kiên cố 
3. Tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly .(10p)
- Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc địa chủ
- Làm suy yếu thế lực của nhà Trần
- Tăng nguồn thu nhập cho đất nước
 - Hạn chế: các chính sách đó chưa triệt để, phù hợp với tình hình thực tế và chưa phù hợp với lòng dân 
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
....................................
.......................

File đính kèm:

  • docTuan 15 tiet 30.doc
Giáo án liên quan