Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 3, Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu - Dương Thị Oanh
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS cần nắm:
- Các phong trào: văn hoá Phục hưng, cải cách tôn giáo, chiến tranh nông dân Đức.
- Ý nghĩa của các phong trào này.
2. Tư tưởng: HS nhận thức được:
- Sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người (xã hội phong kiến lạc hậu lỗi thời sụp đổ và thay thế vào đó là xã hội tư bản).
- Phong trào văn hoá Phục hưng đã để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hoá nhân loại.
3. Kỹ năng: HS biết:
- Phân tích những mâu thuẫn của xã hội để thấy được nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến.
II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bản đồ châu Âu, tranh ảnh về thời kì văn hoá Phục hưng.
2. HS: Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK.
ng. H: Phong trào cải cách tôn giáo tác động như thế nào đến xã hội? HS: Tôn giáo phân hoá thành hai phái (Tin lành và Ki tô). => GV chuẩn kiến thức và chốt lại. Hoạt động 3: Tìm hiểu về chiến tranh nông dân Đức: * GV dựa vào chuẩn kiến thức và yêu cầu HS dựa vào phần vừa học để cùng tìm hiểu về nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của chiến tranh nông dân Đức. H: Theo em, nguyên nhân nào làm bùng nổ cuộc chiến tranh nông dân Đức? HS suy nghĩ trả lời và bổ sung. GV nhận xét. GV giảng diễn biến cuộc chiến tranh. HS lắng nghe. H: Theo em, chiến tranh nông dân Đức có ý nghĩa như thế nào? HS thảo luận nhóm 2’ và trả lời, bổ sung. GV chốt lại. 1. Phong trào văn hoá Phục hưng (TK XIV – XVII): a. Khái niệm: - Là khôi phục những tinh hoa văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rôma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao mới. b. Nguyên nhân: - Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội. - GCTS có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội. c. Nội dung: - Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội. - Đề cao giá trị con người và khoa học. d. Ý nghĩa: - Phát động quần chúng đấu tranh chống lại XHPK. - Mở đường cho sự phát triển văn hoá châu Âu và nhân loại. 2. Phong trào cải cách tôn giáo a. Nguyên nhân: Giáo hội là lực cản đối với giai cấp tư sản. b. Nội dung: - Phủ nhận vai trò của Giáo hội. - Bãi bỏ thủ tục, lễ nghi phiền toái. c. Hệ quả: Xung đột và bùng nổ chiến tranh. 3. Chiến tranh nông dân Đức a. Nguyên nhân: - TK XVI, chế độ PK kìm hãm tầng lớp thị dân ở Đức. - Ảnh hưởng cải cách tôn giáo của Luthơ. b. Diễn biến: - Lãnh đạo: Tô-mát Muyn-xe. - Giai đoạn đầu: chiếm 1/3 lãnh thố Đức. - Do nội bộ không thống nhất, bị đàn áp -> thất bại. c. Ý nghĩa: - Là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất Châu Âu. - Phản ánh lòng căm thù của nông dân bị áp bức. - Góp phần vào trận chiến chống chế độ PK. 4. Củng cố: *HS trả lời các câu hỏi: - Giai cấp tư sản chống phong kiến trên những lĩnh vực nào? - Ý nghĩa của phong trào văn hoá phục hưng? =>GV chốt lại bài học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo nội dung bài học. - Tìm hiểu về các triều đại phong kiến ở Trung Quốc. - Chuẩn bị giờ sau học bài 4. * Rút kinh nghiệm: Tuần 2 NS: 02/09/2012 Tiết 4 NG: /09/2012 Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (T1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS cần nắm: - Trình bày được sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và tổ chức bộ máy nhà nước. - Biết được một số nét chủ yếu về tình hình kinh tế Trung Quốc qua các triều đại: Tần, Hán, Đường. 2. Tư tưởng: HS nhận thức được: - Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn ở phương Đông. - Trung Quốc là nước láng giềng với Việt Nam và ảnh hưởng không nhỏ đến lịch sử Việt Nam. 3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết: - Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc. - Phân tích các chính sách xã hội của mỗi triều đại, từ đó rút ra bài học lịch sử. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Tranh ảnh về một số công trình, lăng tẩm và lâu đài của Trung Quốc; bảng phụ; bản đồ Trung Quốc thời phong kiến. 2. HS: Tư liệu về các chính sách của Trung Quốc qua các triều đại III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu nguyên nhân và nội dung của phong trào văn hoá Phục hưng? - Nguyên nhân, nội dung và tác động của cải cách tôn giáo đến xã hội châu Âu? 2. Giới thiệu bài: Ở các tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu và biết được xã hội phong kiến Châu Âu. Ở các tiết học tiếp theo này, chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu về xã hội phong kiến Phương Đông. Bài học hôm nay, sẽ tìm hiểu về đất nước Trung Quốc. Là một trong những quốc gia ra đời sớm và phát triển rất nhanh – Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực. Khác với các nước châu Âu, thời phong kiến ở Trung Quốc bắt đầu sớm và kết thúc muộn hơn. 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu xã hội phong kiến ở Trung Quốc được hình thành: * GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/10 đàm thoại: H: Sản xuất thời Xuân Thu - Chiến Quốc có gì tiến bộ? HS rút ra và trả lời theo SGK/10. =>GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: Biến đổi trong sản xuất tác động đến xã hội. HS trao đổi bàn (2’): Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở Trung Quốc? =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức – so sánh với xã hội phương Tây (Lãnh chúa >< nông nô). =>GV chuyển ý: Xã hội phong kiến Trung Quốc hình thành vào thời Tần và xác lập vào thời Hán (giới thiệu cho HS bảng niên biểu lịch sử Trung Quốc /11). Hoạt động 2: Tìm hiểu những nét chính về xã hội phong kiến Trung Quốc thời Tần – Hán * Giáo viên kể chuyện về việc thành lập nhà Trần và khẳng định là công cuộc thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc -> lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Tần Thuỷ Hoàng. *GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2/11 cho biết: H: Những nét chính trong chính sách đối nội của Tần Thuỷ Hoàng? =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: Tần Thuỷ Hoàng là ông vua tàn bạo và bắt hàng triệu người đi lính – đi phu. H: Kể tên một số công trình mà vua Tần bắt nông dân xây dựng? HS dựa vào phần in nghiêng trả lời. =>GV giới thiệu vài nét về các công trình này, sau đó cho HS quan sát hình 8/11 và nhận xét về tượng gốm? GV nhấn mạnh sự chuyên quyền của vua Tần và giáo dục HS. *HS trao đổi bàn (2’): Nhà Hán đã ban hành những chính sách gì? Tác dụng của các chính sách với xã hội? =>HS trình bày và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt lại. H: Khi xã hội ổn định, nhà Hán làm gì? HS: Xâm lấn mở rộng lãnh thổ Triều Tiên, phương Nam. H: Hãy so sánh sự tồn tại của nhà Tần và nhà Hán? Vì sao lại có sự chênh lệch đó? HS trả lời. =>GV nhận xét và chốt lại - chuyển mục 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. GV giới thiệu sự ra đời của nhà Đường. *GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 3/12 đàm thoại: H: Dưới thời Đường, tổ chức bộ máy có gì đáng chú ý? HS trả lời. H: Trong nông nghiệp, nhà Đường đã thi hành chính sách gì? HS trả lời. H: Em hiểu thế nào là “chế độ quân điền”? HS tham khảo SGK/154. H: Theo em, các chính sách đó có tác dụng gì? HS trả lời. H: Trình bày chính sách đối ngoại của nhà Đường? HS: Mở rộng lãnh thổ bằng cách tiến hành chiến tranh. =>GV chuẩn kiến thức, liên hệ việc mở rộng chiến tranh với Việt Nam và nhấn mạnh: Dưới thời Đường – Trung Quốc là một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á -> đất nước ổn định và bờ cõi được mở rộng 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc: a. Biến đổi trong sản xuất: - Công cụ bằng sắt ra đời. -> Năng suất lao động tăng. b. Biến đổi trong xã hội: Có 2 giai cấp chính: - Địa chủ (quan lại, nông dân giàu có). - Tá điền ( nông dân mất ruộng). => xã hội phong kiến TQ xác lập. 2. Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán. a. Thời Tần: - Chia đất nước thành quận huyện. - Cử quan lại cai trị. - Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ. - Mở rộng lãnh thổ... b. Thời Hán: - Xoá bỏ luật pháp hà khắc. - Giảm tô thuế và sưu dịch. - Khuyến khích sản xuất. => Kinh tế phát triển và xã hội ổn định. - Tiến hành chiến tranh xâm lược. 3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường : a. Chính sách đối nội: - Cử người cai quản các địa phương. - Mở khoa thi chọn nhân tài. - Giảm tô thuế. - Thực hiện chế độ quân điền. => Kinh tế phồn thịnh. b. Chính sách đối ngoại: - Xâm lược, mở rộng lãnh thổ. 4. Củng cố: *HS trả lời các câu hỏi cuối bài /12: - Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào? - Sự thịnh vượng của Trung Quốc biểu hiện ở những mặt nào dưới thời Đường? *GV chốt lại tiết 1: Khẳng định xã hội phong kiến Trung Quốc thịnh vượng nhất thời Đường. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài theo nội dung bài học. - Tìm hiểu các triều đại Tống – Nguyên và Minh – Thanh và các thành tựu văn hoá khoa học kĩ thuật - Chuẩn bị giờ sau học phần còn lại (mục 4, 5, 6). * Rút kinh nghiệm: Tuần 3 NS: 08/09/2012 Tiết 5 NG: /09/2012 Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS cần nắm: - Những nét chủ yếu về tình hình kinh tế, chính trị Trung Quốc thời Tống- Nguyên, Minh – Thanh. - Những thành tựu tiêu biểu nhất về văn hoá của Trung Quốc trong thời kì phong kiến. 2. Tư tưởng: Giáo dục HS: - Biết trân trọng những di sản văn hóa và hiểu được ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam. - Mối quan hệ lịch sử Việt – Trung, từ đó có thái độ đúng đắn trong quan hệ ngày nay. - Các giá trị văn hoá của nhân dân Trung Quốc đóng góp vào kho tàng văn hoá nhân loại 3. Kỹ năng: HS biết: - Phân tích trên cơ sở các dữ liệu lich sử và tự rút ra kết luận. - Sử dụng các loại bảng biểu thống kê. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Tranh ảnh về các công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến. Một số tư liệu về các chính sách của phong kiến Trung Quốc qua các triều đại. 2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK, sưu tầm tranh ảnh về văn hóa của Trung Quốc. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào? - Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường biểu hiện ở những điểm nào? 2. Giới thiệu bài: Sau khi phát triển đến độ cực thịnh dưới thời nhà Đường, Trung Quốc lại lâm vào tình trạng chia cắt hơn nửa thế kỉ. Các triều đại Tống – Nguyên, Minh – Thanh tiếp tục trị vì nhưng không còn phát triển mạnh mẽ như trước nữa và xã hội phong kiến Trung Quốc bước vào thời kì suy yếu - đặc biệt là thời Minh – Thanh. 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chính về thời Tống – Nguyên. *GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 4/12 cho biết: H: Sau thời Đường, tình hình Trung Quốc như thế nào? HS trả lời. H: Để ổn định đời sống nhân dân, các vua thời Tống đã làm gì? HS rút ra và trả lời theo thông tin SGK /12 – 13. =>GV chuẩn kiến thức - giảng về từng chính sách, nhấn mạnh về 4 phát minh lớn về kĩ thuật của Trung Quốc. H: Theo em, những chính sách đó có tác dụng gì? HS: Ổn định đời sống nhân dân sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc. =>
File đính kèm:
- Su 7 tiet 3.doc