Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 25, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - III: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288) - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được dã tâm xâm lược nước ta của nhà Nguyên.

- Diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ 3.

2- Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, kỹ năng so sánh đối chiếu lịch sử.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, nâng cao lòng căm thù quân xâm lược.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

 GV - Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba.

 - Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

 - Tư liệu Lịch sử 7.tài liệu chuẩn kiến thức.

 HS - Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.

 - Bài tập Lịch sử 7, sách GK.

C- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

* Ổn định và tổ chức:

* Kiểm tra bài cũ:

 ? Nêu diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai? Kết quả?

? Nêu cách đánh giặc độc đáo của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 25, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - III: Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288) - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13
Ngày soạn: 14 / 11 / 2010
Tiết: 25
Ngày dạy: 18 / 11 / 2010
Bài 14
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông - nguyên 
(thế kỉ XIII)
III – cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược nguyên 
(1287 - 1288)
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được dã tâm xâm lược nước ta của nhà Nguyên. 
- Diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ 3.
2- Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, kỹ năng so sánh đối chiếu lịch sử.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, nâng cao lòng căm thù quân xâm lược.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
 GV - Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba.
 - Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
 - Tư liệu Lịch sử 7.tài liệu chuẩn kiến thức.
 HS - Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 7.
 - Bài tập Lịch sử 7, sách GK...	
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai? Kết quả?
? Nêu cách đánh giặc độc đáo của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai?
* Bài mới:
Sau hai lần thất bại thảm hại, nhà Nguyên rất tức tối, quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ 3 để rửa nhục và để thực hiện tham vọng mở rộng ách đô hộ của đế chế Nguyên với các quốc gia phía Nam TQ. Vậy cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ 3 diễn ra như thế nào, quân dân Đại Việt đối phó ra sao?
1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Hai lần thất bại trong âm mưu xâm lược Đại Việt quân Nguyên đã làm gì?
? Nêu dẫn chứng về việc chuẩn bị của quân Nguyên cho cuộc xâm lược lần thứ 3?
? Trước thái độ đó, vua tôi nhà Trần đã làm gì?
Giảng: Cuối tháng 12 năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta theo 2 đường:
+ Đường bộ do Thoát Hoan chỉ huy.
+ Đường bộ do Ô Mã Nhi chỉ huy.
Giáo viên trình bày diễn biến trên bản đồ
- Vua Nguyên quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ 3:
+ Huy động 30 vạn quân.
+ Cử Thoát Hoan làn Tổng chỉ huy.
+ Hàng trăm thuyền chiến, thuyền chở lương thực.
- HS trả lời trước nguy cơ xâm lược nhà trần đã gấp rút chẩn bị lực lượng.
- Tháng 12 năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta.
- Đầu năm 1288 Thoát Hoan chọn Vạn Kiếp để xây dựng căn cứ.
- Vua Nguyên quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ 3:
+ Huy động 30 vạn quân.
+ Cử Thoát Hoan làn Tổng chỉ huy.
+ Hàng trăm thuyền chiến, thuyền chở lương thực.
- Nhà trần khẩn trương chuẩn bị, tăng cường quân ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển.
- Tháng 12 năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta theo 2 đường (thuỷ và bộ)
+,Đường bộ do Thoát Hoan chỉ huy.
+,Đường bộ do Ô Mã Nhi chỉ huy.
- Đầu năm 1288 Thoát Hoan chọn Vạn Kiếp để xây dựng căn cứ.
2. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của 
Trương Văn Hổ.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Ô Mã Nhi làm nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương nhưng tại sao lại tiến về Vạn Kiếp với Thoát Hoan?
? Em hãy tường thuật diễn biến trận Vân Đồn? 
Kết quả?
? Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa gì?
- Ô Mã Nhi cho rằng quân ta yếu không thể ngăn cản được chúng, nên đã tiến nhanh về Vạn Kiếp.
- Trần Khánh Dư đã cho quân mai phục tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ
- Đẩy quân địch vào tình thế nguy khốn, tinh thần hoang mang.
* Diễn biến:
- Trần Khánh Dư đã cho quân mai phục ở Vân Đồn đợi, đoàn thuyền lương của địch.
- Đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ qua Vân Đồn bị Trần Khánh Dư đánh dữ dội. 
* Kết quả: Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị quân nhà Trần chiếm.
3. Chiến thắng Bạch Đằng
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
? Sau thất bại ở Vân Đồn tình thế quân giặc như thế nào?
? Không thấy đoàn thuyền lương đến Thoát Hoan đã làm gì?
? Tình hình quân Nguyên khi chiếm được Thăng Long?
Kế hoạch tiếp theo của chúng?
? Dựa vào đâu Trần Quốc Tuấn chọn sông bạch Đằng là nơi mai phục, tiêu diệt quân địch?
? Trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng?
- Giáo viên tường thuật trên bản đồ: Tháng 4-1288 đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa cọc trên sông Bạch Đằng do quân ta bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo đường Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục đánh chặn
? Kết quả?
? ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng?
- Thiếu lương thực trầm trọng.
- Cho quân chiếm đóng Thăng Long.
- Thiếu lương thực, bị cô lập, tinh thần hoang mang tuyệt vọng à rút quân về nước.
- Địa thế hiểm trở, kinh nghiệm lịch sử.(Ngô Quyền)
HS nghe và quan sát lược đồ.
HS lên tường thuật lược đồ trận Bạch Đằng
- Đập tan mộng xâm lược của giặc Nguyên.
* Hoàn cảnh:
- Tháng 1- 1288 Thoát Hoan cho quân chiếm đóng Thăng Long.
- Kế hoạch “vườn không nhà trống” của triều đình làm quân Nguyên tuyệt vọngà rút quân về nước.
 Nhà Trần quyết định chọn sông Bạch Đằng làm trận quyết chiến.
* Diễn biến :
- Tháng 4 - 1288 quân thuỷ do Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng.
- Ta nhử địch vào trận địa khi nước dâng cao.
- Lúc nước rút, thuyền địch xô vào bãi cọc và bị quân ta đánh từ hai bên bờ.
- Quân bộ do Thoát Hoan dẫn từ Vạn Kiếp theo đường Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục đánh chặn
* Kết quả: 
- Toàn bộ thuỷ binh của giặc bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
- Cánh quân bộ bị truy kích.
à Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
* Củng cố bài học:
? Cách đánh giặc lần thứ 3 của nhà Trần? Nó có gì giống và khác 2 lần trước?
( Tránh thế giặc mạnh khi chúng mới đến xâm lược, vừa cản giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ và thực hiện “vườn không”, khi giặc khó khăn thì phản công. Khác: đánh thuyền lương thảo, bố trí bãi cọc tiêu diệt đoàn thuyền chiến..)
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ 3.
- Đọc và chuẩn bị bài 14 phần IV tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.

File đính kèm:

  • docTiet 25 s.doc