Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 24, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - II: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285) - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được dã tâm xâm lược nước ta của nhà Nguyên và diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhà Trần.

2- Kĩ năng:- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, khả năng so sánh đối chiếu, lịch sử.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nâng cao lòng căm thù quân xâm lược.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai.

- Tranh minh hoạ Thoát Hoan nằm trong ống đồng trốn về nước, đoạn trích “Hịch tướng sĩ”.

- Tư liệu Lịch sử 7.tài liệu chuẩn kiến thức.

- Hỏi - Đáp Lịch sử 7.

- Bài tập Lịch sử 7.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 24, Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII) - II: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285) - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Ngày soạn: 06 / 11 / 2010
Tiết: 24
Ngày dạy: 12 / 11 / 2010
Bài 14
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược mông - nguyên (thế kỉ XIII)
II – cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược nguyên (1285)
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được dã tâm xâm lược nước ta của nhà Nguyên và diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhà Trần.
2- Kĩ năng:- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, khả năng so sánh đối chiếu, lịch sử.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nâng cao lòng căm thù quân xâm lược.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai.
- Tranh minh hoạ Thoát Hoan nằm trong ống đồng trốn về nước, đoạn trích “Hịch tướng sĩ”.
- Tư liệu Lịch sử 7.tài liệu chuẩn kiến thức.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 7.
- Bài tập Lịch sử 7.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* Kiểm tra bài cũ:
 ? Nêu âm mưu và mục đích xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ?
 ? Diễn biến của cuộc kháng chiến?
* Bài mới:
- Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
+, Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
Để rửa nhục cho cuộc xâm lược Đại Việt bị thất bại lần trước và để tham vọng dùng Đại Việt chiếm các nước phía nam TQ, mở rộng lãnh thổ, ĐQ Mông Nguyên đã đánh Đại Việt lần thứ hai.
Hoạt động dạy
Ghi bảng
-Hoạt động 2: 
+. Mục tiêu: HS nắm được Âm mưu xâm lược Chăm pa và Đại Việt của nhà Nguyên.
1. Âm mưu xâm lược Chăm - pa và Đại Việt của nhà Nguyên.
- GV nói về sự ra đời của nhà Nguyên ở TQ.
? Nhà Nguyên chủ trương xâm lược Chăm pa và Đại Việt nhằm mục đích gì?
? Tại sao quân Nguyên đánh Chăm pa trước khi đánh Đại Việt?
HS đọc SGK
- Bàn đạp xâm chiếm các nước phía nam Trung Quốc.
- Sau khi thống trị hoàn toàn TQ, vua Nguyên ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt và Chăm pa.
- Vua Nguyen tấn công Cham pa trước làm bàn đạp để tấn công Đại Việt.
- 1283 tướng Toa Đô cho quân xâm lược Chăm pa nhưng thất bại.
-Hoạt động 3: 
+. Mục tiêu: HS nắm những nét chính về sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến
Hoạt động dạy
Ghi bảng
? Sau khi biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược Đại Việt, vua tôi nhà Trần đã làm gì?
? Hội nghị này có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
- HS đọc phần in nghiêng.
? Em có nhận xét gì về Trần Quốc Toản?
? Hội nghị Diên Hồng có ý nghĩa như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến?
GV: Các bô lão đồng loạt hô “Đánh”.
? Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc của quân dân thời Trần?
? Việc thích 2 chữ “sát thát” có ý nghĩa gì?
- Vua Trần triệu tập hội nghị các vương hầu ở bến Bình Than, bàn kế phá giặc.
- Trần Quốc Tuấn được giao trọng trách Quốc công tiết chế- chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Tập hợp các vương hầu bàn kế đánh giặc.
- Một người có lòng yêu nước
+ Khí phách hiên ngang
+ Căm thù giặc sâu sắc
- HN thể hiện ý trí, quyết tâm đánh giặc của nhân dân cả nước.
- Đầu năm 1285 vua Trần mở hội nghị Diên Hồng, mời các bô lão để bàn kế đánh giặc.
- Tổ chức tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu. 
- Nhân dân thích 2 chữ “sát thát”
- Thể hiện quyết tâm cao độ của quân sĩ thà chết không chịu mất nước.
-Hoạt động 4: 
+. Mục tiêu: HS nắm những nét chính về Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến.
3. Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến.
Hoạt động dạy
Ghi bảng
? Hãy nêu diễn biến của cuộc kháng chiến lần 2?
- GV trình bày trên lược đồ.
- GV trích câu nói của TQT “nếu bệ hạ muốn hàng” và câu nói của Trần Bình Trọng “ ta thà làm ma nước Nam” 
? Hai câu nói trên thể hiện điều gì?
- Thể hiện tinh thần khảng khái,quyết tâm đánh giặc.
? Quân giặc gặp khó khăn gì khi tiến vào Thăng Long?
- Thiếu lương thực, thuốc men
? Em có nhận xét gì về chủ trương chủ động rút lui của quân ta?
? Không thực hiện được âm mưu bắt sống vua Trần, Thoát Hoan đã làm gì?
? Nhà Trần lợi dụng cơ hội đó như thế nào?
? Nêu kết quả của cuộc kháng chiến lần 2?
 - HS trả lời theo SGK
* Diễn biến
- Cuối tháng 1 - 1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta.
- Quân ta chặn đánh một vài trận và chủ động rút lui về Vạn Kiếp sau đó về Thiên Trường để bảo toàn lực lượng.
- Cùng lúc đó Toa Đô từ Chăm pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá, quân của Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam hòng tạo thế gọng kìm tiêu diệt quân ta.
- Thoát Hoan rút quân về Thăng Long chờ tiếp viện, thiếu lương thực, thuốc men. 
- Nhân lúc giặc gặp khó khăn, tháng 5-1285 nhà Trần cho quân phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi.(Tây kết, hàm tử- Hưng Yên, Chương Dương- Thường tín – Hà Tây)
* Kết quả:
- Thoát Hoan chui vào ống đồng về nước, Toa Đô bị chém đầu.
- Sau gần 2 tháng, quân dân nhà Trần tiêu diệt 50 vạn quân Nguyên.
* Củng cố bài học:
? Nêu diễn biến trận đánh trên bản đồ? Kết quả
? Nêu cách đánh giặc độc đáo của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai?
( Tránh thế giặc mạnh khi chúng mới đến xâm lược, vừa cản giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ và thực hiện “vườn không”, khi giặc khó khăn thì phản công.)
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc dã tâm xâm lược nước ta của nhà Nguyên và diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhà Trần.
- Đọc và chuẩn bị bài 14 phần III tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.

File đính kèm:

  • docTiet 24 s.doc
Giáo án liên quan