Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 2, Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Trần Quang Nhiệm

 I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần:

 - Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN.

 - Quá trình hình thành quan hệ sản xuất CNTB trong lòng xã hội phong kiến Châu Au.

2. Tư tưởng:

 - Thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội TBCN ở Châu Au.

 - Mở rộng thị trường, giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu.

3. Kĩ năng:

 - Bồi dưỡng kĩ năng quan sát bản đồ, đọc bản đồ, biết khai thác tranh ảnh địa lí.

 II. Chuẩn bị:

 Giáo viên: - Bản đồ thế giới.

 - Tranh ảnh về những nhà phát kiến địa lí, tàu thuyền.

 Học sinh: - Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 2, Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Trần Quang Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- tiết 2
Ngày soạn: 26/ 8/ 2007 Bài 2 
 SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ
 SỰ HÌNH THÀNH CNTB Ở CHÂU ÂU
 I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau bài học, HS cần:
 - Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, một trong những nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN.
 - Quá trình hình thành quan hệ sản xuất CNTB trong lòng xã hội phong kiến Châu Aâu.
2. Tư tưởng: 
 - Thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội TBCN ở Châu Aâu.
 - Mở rộng thị trường, giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu.
3. Kĩ năng:
 - Bồi dưỡng kĩ năng quan sát bản đồ, đọc bản đồ, biết khai thác tranh ảnh địa lí.
 II. Chuẩn bị:
 Giáo viên: - Bản đồ thế giới. 
 - Tranh ảnh về những nhà phát kiến địa lí, tàu thuyền.
 Học sinh: - Học bài cũ và xem trước nội dung bài học mới.
 III. Hoạt động dạy và học:
 1. Ổn định tổ chức: (1’ )
 2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Câu hỏi: 1. Cho biết quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Aâu?
 2. Lãnh địa phong kiến là gì?
 Đáp án: 1. Cuối TK thứ V người Giéc Man tiêu diệt các quốc gia cổ đại thành lập nhiều vương quốc mới của họ, xã hội phân chia thành lãnh chúa phong kiến và nông nô àXH phong kiến hình thành.
 2. Lãnh địa phong kiến: là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó bao gồm thành quách, lâu đài, trang trại, đất đai.
3. Dạy và học bài mới:
 - Giới thiệu: Sản xuất ngày càng phát triển nên nhu cầu về thị trường nguyên liệu, đất đai ngày càng lớn ànhững cuộc phát kiến địa lí ra đời dẫn đến sự hình thành CNTB ở Châu Aâu. Để hiểu rõ hơn ta tìm hiểu sang bài học hôm nay.
 - Dạy và học bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
15’
18’
5’
Hoạt động 1: HS nắm được nguyên nhân và kết quả của những cuộc phát kiến địa lí lớn.
 GV: Cho HS đọc nội dung mục 1.
CH: Nguyên nhân nào diễn ra các cuộc phát kiến địa lí?
GV: Chuẩn xác.
CH: Hãy nêu các cuộc phát kiến địa lí lớn?
GV: Dùng bản đồ H.5 để chuẩn xác cho HS.
CH: Cho biết kết quả của các cuộc phát kién địa lí là gì?
GV: Kết luận.
 Ngoài ra các cuộc phát kiến lớn về địa lí nó là một cuộc cách mạng về khoa học, kỉ thuật thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
Hoạt động 2: Cho HS nắm được những điều kiện dẫn đến sự hình thành CNTB ở Châu Aâu.
GV: Cho HS đọc nội dung mục 2.
CH: Quý tộc và thương nhân Châu Aâu đã tích luỹ vốn và giải quyết nhân công bằng cách nào?
GV: Chuẩn xác.
CH: Tại sao quý tộc phong kiến không tiếp tục sử dụng nông nô để lao động?
CH: Với nguồn vốn và nhân công có được quý tộc và thương nhân Châu Aâu đã làm gì?
GV: Chuẩn xác.
CH: Trong xã hội có gì thay đổi?
CH: Về chính trị có những mâu thuẩn nào nảy sinh?
GV: Kết luận.
Hoạt động 3: Củng cố.
GV: Cho học sinh làm bài tập
Hoạt động 1: Nhóm/ cặp.
àCả lớp chú ý theo dõi
àDo sản xuất phát triển.
- Cần nguyên liệu.
- Cần thị trường.
àHS dựa vào SGK trả lời.
- Tìm ra những con đường mới để nối liền giữa các châu lục, đem về nguồn lợi cho giai cấp tư sản Châu Âu
Hoạt động 2: Cá nhân.
àHS đọc và cả lớp theo dõi.
HS thảo luận.
- Cướp bóc tài nguyên từ thuộc địa.
- Buôn bán nô lệ da đen
- Đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa àkhông có việc làm àlàm thuê.
àCá nhân.
 Vì để sử dụng nô lệ chi phí ít, mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
àLập xưởng sản xuất qui mô lớn.
 Lập các đồn điền rộng lớn.
HS: trao đổi cặp
àXuất hiện giai cấp mới tư sản và vô sản.
àTư sản >< quý tộc phong kiến àchiến tranh phong kiến tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
Hoạt động3: Cả lớp
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí:
* Nguyên nhân:
 Do sản xuất phát triển cần nguyên liệu, cần thị trường.
* Kết quả:
- Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới.
- Đem về cho giai cấp tư sản những món lợi khổng lồ.
2. Sự hình thành CNTB ở Châu Âu:
- Quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ hình thành vốn và người làm thuê.
- Kinh tế: hình thức kinh doanh tư bản ra đời.
- Xã hội: Xuất hiện giai cấp mới tư sản và vô sản.
- Chính trị: Tư sản mâu thuẩn với quý tộc phong kiến à chiến tranh phong kiến tạo điều kiện cho CNTB phát triển.
 Bài tập: Hãy khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng nhất:
 Câu 1: nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí lớn là:
 a. Do nhu cầu nguyên liệu tăng.
 b. Do nhu cầu thị trường.
 c. Cả hai ý trên.
 Câu 2: Tác dụng của các cuộc phát kiện địa lí lí lớn là:
 a. Tìm ra nhiều vùng đất mới.
 b. Tìm ra nhiều nguòn nguyên liệu.
 c. Đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư bản
 d. Tất cả các ý trên
 4. Dặn dò và hướng dẫn về nhà: (1’)
- Về nhà học bài và xem trước nội dung bài học mới .
+ Trả lời các câu hỏi trong bài mới”
IV. Rút kinh nghiệm.

File đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 7(16).doc
Giáo án liên quan