Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 2, Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Nguyễn Văn Định

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm được:

 - Nguyên nhân, hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý.

 - Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN ở Châu Âu.

* Trọng tâm: Phần 1.

2. Tư tưởng:

 - Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: Từ XHPK sang xã hội TBCN.

3. Kĩ năng:

 - Biết sử dụng bản đồ, khai thác tranh ảnh, tư liệu sử.

II. CHUẨN BỊ

1. Của thầy: Bản đồ thế giới.

 Tranh ảnh, tư liệu sử.

2. Của trò: Đọc - nghiên cứu SGK.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định. ( 1 phút )

2. Kiểm tra. ( 5 phút )

 1. Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào ?

 2. Nền kinh tế thành thị có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa ?

3. Bài mới. ( 33 phút )

 - GTB ( 1 phút ): Các thành thị trung đại ra đời đã thúc đẩy sản xuất phát triển -> yêu cầu về thị trường được đặt ra -> bùng nổ các cuộc phát kiến địa lý -> CNTB hình thành ở C. Âu.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 2, Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Nguyễn Văn Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 / 9 / 2008
Ngày dạy: 01/ 10 / 2008
Tiết ppct: 2 / Tuần 2
Bài 2:
SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN 
VÀ SỰ HèNH THÀNH CNTB Ở CHÂU ÂU
============
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm được:
 - Nguyên nhân, hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý.
 - Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN ở Châu Âu.
* Trọng tâm: Phần 1.
2. Tư tưởng:
 - Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: Từ XHPK sang xã hội TBCN.
3. Kĩ năng: 
 - Biết sử dụng bản đồ, khai thác tranh ảnh, tư liệu sử.
II. Chuẩn bị
1. Của thầy: Bản đồ thế giới.
	 Tranh ảnh, tư liệu sử.
2. Của trò: Đọc - nghiên cứu SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học
1. ổn định. ( 1 phút )
2. Kiểm tra. ( 5 phút )
	1. Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành như thế nào ?
	2. Nền kinh tế thành thị có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa ?
3. Bài mới. ( 33 phút )
 - GTB ( 1 phút ): Các thành thị trung đại ra đời đã thúc đẩy sản xuất phát triển -> yêu cầu về thị trường được đặt ra -> bùng nổ các cuộc phát kiến địa lý -> CNTB hình thành ở C. Âu.
T/g
Hoạt động của thầy – trũ
Nội dung
20
- GV giải thích: Phát kiến địa lí là phát hiện ra những vùng đất mới. 
- HS đọc SGK.
- Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí bùng nổ ? 
- Hỏi: Mục tiêu của họ là tới đâu? Vì sao? 
- Hỏi: Theo em, điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lí là gì ? (khoa học kĩ thuật phát triển: đóng được tàu lớn, có la bàn để chỉ hướng )
- GV giới thiệu con tàu Ca-ra-ven.
- GV treo lược đồ, trình bày trên lược đồ.
- HS trình bày trên lược đồ.
- GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê.
- Hỏi: Các cuộc phát kiến địa lí trên đã dẫn tới những hệ quả gì?
- HS dựa vào SGK trả lời.
- GV kết luận.
- Hỏi: Em có đánh giá gì về các cuộc phát kiến địa lí này?
- HS đọc SGK.
- Hỏi: Sau các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân châu Âu đã làm gì để tạo vốn và đội ngũ công nhân làm thuê ?
- HS đọc phần in nhỏ.
- Hỏi: Em có nhận xét gì về những việc làm đó của quý tộc và thương nhân C. Âu?
(Thâm độc và tàn bạo, là cách tích luỹ TB đầu tiên -> tích luỹ TB nguyên thuỷ).
- Hỏi: Những việc làm trên dẫn tới những hệ quả gì ?
- Hỏi: Theo em, giai cấp tư sản và vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến châu Âu ?
- Hỏi: Mâu thuẫn nào sẽ nảy sinh ? Có thể giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào ?
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
a. Nguyên nhân:
- Giữa thế kỉ XV, sản xuất phát triển -> cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu, thị trường -> các cuộc phát kiến địa lí bùng nổ.
b. Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu:
Thời gian
Tên cuộc phát kiến địa lí
..
..
..
..
c. Hệ quả.
- Tìn ra những con đường mới, vùng đất mới.
- Đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn lợi khổng lồ: Nguyên liệu và thị trường.
- Là cuộc cách mạng giao thông và tri thức -> thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển.
 => Quan hệ sản xuất TBCN hình thành ở C.Âu.
2. Sự hình thành CNTB ở châu Âu. 
- Quá trình tạo vốn và người làm thuê:
+ Chiếm các vùng đất mới làm thuộc địa -> cướp bóc của cải, vơ vét tài nguyên đem về C.Âu.
+ Trong nước: Tiến hành "rào đất, cướp ruộng" -> nông nô mất ruộng phải vào làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản.
--> Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ.
- Hệ quả:
+ Kinh tế: Các công trường thủ công, các đồn điền, trang trại lớn hình thành. Các công ty thương mại được thành lập.
+ Xã hội: Hình thành hai giai cấp mới: tư sản và vô sản(công nhân).
=> Quan hệ sản xuất TBCN hình thành.
 3.Củng cố. ( 5 phút )
- GV hệ thống lại bài học.
- HS làm bài tập: Em hãy ghép thời gian với tên cuộc phát kiến địa lí cho phù Hợp:
Thời gian
Tên cuộc phát kiến địa lí
1.1487
a. Va-xcô đơ Ga-ma đến Ân Độ.
2.1492
b. Đi-a-xơ đi vòng qua cực Nam châu Phi.
3.1498
c. Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh trái đất.
4.1519 - 1522
d. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.
	-Trả lời: 	1 với b.	2 với d.	3 với a.	4 với c.
 4.Hướng dẫn học tập. ( 1 phút )
-Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài.
-Đọc - nghiên cứu trước Bài 3.
Giao vien : Nguyen Van Dinh
_ _ _o0o_ _ _

File đính kèm:

  • docSu 7 Bai 2 SU SUY VONG CUA CHE DO PHONG KIEN VASU HINH THANH CNTB O CHAU AU.doc
Giáo án liên quan