Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 2, Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Nguyễn Thị Thu Quí

1/MỤC TIÊU :

a/-Kiến thức:Học sinh hiểu được nguyên nhân và hệ quả các cuộc phát kiến địa lí như là một trong những nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

 -Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Châu Au.

b/-Kĩ năng:Biết dùng bản đồ thế giới (hoặc quả địa cầu) để đánh dấu hoặc xác định hướng đi của 3 nhà phát kiến địa lí lớn

-biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử.

c/-Tư tưởng:Qua các sự kiện lịch sử giúp học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa.

2/CHUẨN BỊ:

a/GV:lược đồ các cuộc phát kiến địa lí(hoặc quả địa cầu)

b/HS:sgk

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 2, Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Nguyễn Thị Thu Quí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tiết 2	
 Bài 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN 
 VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
1/MỤC TIÊU :
a/-Kiến thức:Học sinh hiểu được nguyên nhân và hệ quả các cuộc phát kiến địa lí như là một trong những nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
	-Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Châu Aâu.
b/-Kĩ năng:Biết dùng bản đồ thế giới (hoặc quả địa cầu) để đánh dấu hoặc xác định hướng đi của 3 nhà phát kiến địa lí lớn
-biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử.
c/-Tư tưởng:Qua các sự kiện lịch sử giúp học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa.
2/CHUẨN BỊ: 
a/GV:lược đồ các cuộc phát kiến địa lí(hoặc quả địa cầu)
b/HS:sgk
3/PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Trực quan, hỏi đáp, diễn giải, thuyết trình, thảo luận nhóm	
4/TIẾN TRÌNH:
4.1/Ổn định:Kiểm diện	
	4.2/Kiểm tra bài cũ:Gọi 2 học sinh trả bài
*HS1(10đ)
-Trắc nghiệm(3đ):2 giai cấp chính trong xã hội PK phương Tây là gì?
	A-Tư sản và vô sản
	B-Chủ nô và nô lệ
	C-Lãnh chúa và nông nô
	D-địa chủ và nông dân
(Đáp án:C)
-Tự luận(7đ):Xã hội phong kiến Châu Aâu được hình thành như thế nào?
(TL:Cuối thế kỉ V các quốc gia cổ đại phương Tây bị người Giec-man xâm chiếm và tiêu diệt,hình thành nên 4 vương quốc mới (2đ)
	-Người Giéc-man lấy ruộng đất của chủ nô Rô-ma chia cho các tướng lĩnh, quan lại được chia nhiều hơn .Phong các tước vị:công tước, hầu tước, bá tước, tử tước, nam tướctrở thành lãnh chúa PK (3đ)
-Nô lệ, nông dân bị mất đất phải phụ thuộc vào lãnh chúa =>trở thành nông nô =>xã hội PK Châu Aâu hình thành.	(2đ)
*HS2(10đ):
-Trắc nghiệm(3đ):lãnh chúa PK xuất thân từ tàng lớp nào?
	A-Địa chủ và chủ nô
	B-Địa chủ và quý tộc
	C-Thương nhân và tu sĩ
	D-Tướng lĩnh quân đội và quý tộc
(đáp án:D)
Tự luận(7đ):Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế thành thị khác nền kinh tế lãnh địa ở điểm nào?
(-Do nhu cầu trao đổi hàng hoá và sản xuất (2đ)
-Kinh tế thành thị là kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp(2đ),còn trong lãnh địalà nền kinh tế tự cấp tự túc, thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp (3đ))
4.3/Giảng bài mới:
-Giới thiệu bài:Ở thế kỉ XV nề kinh tế hàng hoá phát triển thúc đẩy ngưòi phương Tây tiến hành các cuộc phát kiến địa lí làm cho họ giàu lên, thúc đẩy quan hệ sản xuất TBCN ra đời ngay trong lòng chế độ phong kiến trải qua giai đoạn hình thành, phát triển , suy vong.
-Giáo viên ghi tựa bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
?-Em hiểu thế nào là phát kiến địa lí?
Hs:Là sự phát hiện và tìm thấy con đường đi đến những vùng đất mới, những cư dân mới.
HS đọc SGK”đầu.chưa biết tới”.
?-Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí?
GV nêu thêm 1 nguyên nhân nữa la ødo con đường bộ từ Châu Aâu sang Châu Á trước đây đã bị người Thổ Nhỉ Kì và người Ả rập độc chiếm, cướp bóc nên buộc các thương nhân phương tây tìm con đường mới.
?-Họ sẽ đi bằng phương tiện gì?
HS quan sát H3/6 tàu Ca-ra-ven loại tàu có bánh lái,3 buồm và nhiều bẻ chèo.
GV mở rộng:Trung Quốc phát minh ra la bàn để định hướng đi, không bị lạc đường.Ngoài ra còn có điều kiện nữa đóù là lòng dũng cảm đương đầu với mọi sóng gió, bão táp của các thủy thủ.
HS đọc tiếp”Bđi-a-xơ.đến 1522”
?-Nêu tên các cuộc phát kiến lớn?
¦HS thảo luận nhóm:Tìm trên lược đồ hướng đi của 3 nhà thám hiểm?
-Va-xcô-đơ Ga-mađi với 4 chuyến thuyền với 160 thủy thủ từ TBN (1497) vượt qua mũi Hảo Vọng(Châu Phi) để đến Aán Độ cập bến Calicut
-Crixtôp Cô-lôm-bô(Ý) 1492 ông cùng90 thủy thủ trên 3 chiếc tàu lớn rời cảng Palot về đảo Cara, qua nhiều vùng đảo khác (Sansanvado, Ixabenla, Phecnadi) ở Cu Ba. Đến 1493 tàu ông trở về, sau đó ông tiến hành 3 cuộc thám hiểm đến Châu Mĩ nhưng ông vẫn tưởng đó là Aán Độ.Sau này, Ame-ri-gô đã đến Châu Mĩ khẳng định đây là châu lục mới ông viết sách cho in bản đồ mang tên A-me-ri-ca(Châu Mĩ). Vậy Cô-lôm-bô tìm ra Châu Mĩ đầu tiên
-Ma-gien-lan (TBN) cùng 265 ngưòi trên 5 tàu lớn đi từ 20-9-1519 TBN qua Nam Mĩ đến Thái Bình DươnggPhi lip pingTBN lúc về chỉ còn 18 người trên 1 thuyền cũ chở đầy hương liệu và gia vị.Riêng Ma-gien-lan hi sinh trên đảo Mac Tông trong trận đụng độ với thổ dân Phi-lip-pin.
Cho HS lên xác định hướng đi của 3 nhà thám hiểm trên lược đồ.
?Kết quả các chuyến đi?
?Tác dụng của cuộc phát kiến địa lí?
GV chốt lại:Đây là cuộc cách mạng trong giao thông và tri thức.
Chuyển ý:Sau cuộc phát kiến địa lí làm cho châu âu có những biến đổi về chính trị, xã hội kinh tế đó là điều kiện để hình thành CNTB ở Châu Aâu.
?Thế nào là quá trình tích luỹ tư bản?
(Tạo vốn, nhân công làm thuê với các hình thức: cướp bóc của cải,...)
?Mục đích của họ là gì?
GV diễn giảng:Các chủ công trường đồn điền, những thương nhân giàu có trở thành giai cấp tư sản, bóc lột những người lao động làm thuê. Ngược lại những người lao động làm thuê trở thành giai cấp vô sảng quan hệ sản xuất TBCN hình thành.
GV treo bảng phụ cho học sinh so sánh:
PK
TCN:Phường hội
(buôn bán cùng 1 loại hàng)
-TN:Thương hội(giữ độc quyền mua bán và bv hàng hoá)
-NN:Sản xuất nhỏ
TBCN
-Công trường thủ công, đồn điền.
-Công ty thương mại
-Sản xuất lớn đồn điền, trang trại.
Phát triển theo quy mô lớn
HS khá nhận xét:
Kinh tế thay đổia xã hội thay đổi(2 giai cấp TS và VS)
Chính trị:Tư sản >< quý tộc PK
GDTT:Nền sản xuất mới ra đời là quy luật tất yếu của xã hội.
Sơ kết bài học: Các cuộc phát kiến địa lí lớn là nhân tố quan trọng tạo điều kiện hình thành quan hệ sản xuất TBCN ngay trong lòng chế độ phong kiến.
1/Những cuộc phát kiến lớn về địa lí:
-Nguyên nhân :Do sản xuất phát triển nên nảy sinh nhu cầu về vốn, nguyên liệu, thị trường.
-Điều kiện:Khoa học kĩ thuật phát triển(đóng tàu, la bàn)
- Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu:
 + Năm 1487: Đi-a-xơ vòng qua cực nam châu Phi
 + Năm 1498: Va-xcô đơ Ga-ma đến Aán Độ
 + Năm 1492 Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ
 + Năm 1519-1522: Ma-gien-lan đi vòng quanh trái đất
-Kết quả: 
 + Tìm ra nhữnh vùng đất mới
 + Đem lại món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Aâu
 + Đặt cơ sở cho việc mở rộng thị trường của các nước châu Aâu.
-Ý nghĩa: Là cuộc cách mạng về giao thông và tri thức; thúc đẩy thương nghiệp phát triển
 2/Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Aâu:
-Kinh tế:Quý tộc và thương nhân Châu Aâu ra sức cướp bóc, buôn bán nô lệ, rào đất cướp ruộng để tạo vốn và công nhân làm thuê nhằm mở rộng kinh doanh(lập công trường thủ công, công ty thương mại, đồn điền.
-Xã hội:Xuất hiện 2 giai cấp tư sản và vô sản.
-Chính trị:Tư sản >< quý tộc PKa các cuộc đấu tranh chống PK, tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất TBCN phát triển
4.4/Củng cố và luyện tập:
Trắc nghiệm:Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ?
A-Crixtôp cô-lôm-bô
B-Va-xcô-đơ Ga-ma
C-Ma-gien-lan
D-A-me-ri-gô
(đáp án:A)
*Gọi HS lên chỉ hướng đi của 3 nhà thám hiểm.Nêu kết quả?
4.5/Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Về học bài và trả lời câu hỏi SGK
-Chuẩn bị bải;”Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống PK thời hậu kì trung đại ở Châu Aâu’
-Soạn:Nguyên nhân dẫn đến phong trào văn hoá phục hưng?
	Tác dụng của các cải cách tôn giáo?
5/Rút kinh nghiệm:
Hình: Cô-lôm-bô đến châu Mĩ:

File đính kèm:

  • docBAI 2 SU SUY VONG CUA CHE DO PHONG KIENCHAU AU.doc
Giáo án liên quan