Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 2, Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu - Năm học 2012-2013
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội Phong kiến Châu Âu.
2. Tư tưởng:
- Học sinh thấy được sự ptriển tất yếu, tính quy luật của lịch sử từ XHPK lên CNTB.
- Mở rộng thị trường giao lưu buôn bán giữa các nước tư bản là tất yếu.
3. Kĩ năng:
- Biết sử dụng bản đồ, quả địa cầu.
- Sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: SGK, SGV, Bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu.
2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học.
Ngày soạn: 22/8/2012 Ngày giảng: 4 /9/2012 Tiết 2: Bài 2 . Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. - Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội Phong kiến Châu Âu. 2. Tư tưởng: - Học sinh thấy được sự ptriển tất yếu, tính quy luật của lịch sử từ XHPK lên CNTB. - Mở rộng thị trường giao lưu buôn bán giữa các nước tư bản là tất yếu. 3. Kĩ năng: - Biết sử dụng bản đồ, quả địa cầu. - Sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử. II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: SGK, SGV, Bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu. 2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan bài học. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn đinh lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa? 3. Bài mới: Do nhu cầu phát triển của CNTB, giai cấp TS cần nhiều nguyên liệu, thị trường... để phục vụ nhu cầu. Cùng với sự tiến bộ của KHKT đặc biẹt là về hàng hải nên nhiều cuộc phát kiến địa lí đã diễn ra.... Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt độngcả lớp, cá nhân. GV: Em hiểu thế nào là phát kiến địa lí? Hs nghiên cứu SGK đ trả lời. - Là quá trình tìm ra, phát hiện những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới. GV: Nêu nguyên nhân dân đến các cuộc phát kiến địa lí? TK XV. ? Theo em để thực hiện các cuộc PKĐL cần có những điều kiện gì? Hs quan sát bản đồ h3. Hãy miêu tả tàu Caraven - Có buồm lớn ở mũi, giữa và đuôi tàu, có bánh lái, tàu lớn – trước đây chưa có ị vượt biển lớn. Gv treo bản đồ h5: Những cuộc phát kiến địa lí. ? Em hãy kể 1 vài phát kiến địa lí mà em biết (trình bày trên bản đồ) đ Hs trình bày đ Gv bổ sung - Các cuộc phát kiến lớn: Đi-a-xơ, Cô lôm bô, Ga-ma, Ma-gien-lan. GV: Nêu kết quả và sự tác động của những cuộc PKĐL đến xã hội Châu Âu? Hoạt động nhóm, cá nhân GV: Sau những cuộc PKĐL, quý tộc và thương nhân đã làm gì? Hs trả lời Hs – gv ghi kết quả lên bảng. GV: Những việc làm đó đã tạo ra những biến đổi gì ở CÂ? (ktế, ctrị, XH) ? Công trường thủ công (200-300 người-có sự phân công lao động, kỹ thuật ị hiệu quả lao động cao) GV: G/c VS (CN) và g/c TS được hình thành từ giai cấp tầng lớp nào trong xã hội? - Thợ cả, thương nhân, thị dân giàu có, quý tộc chuyển sang kinh doanh: nhiều của cải ị g/c TS. - Nông nô bị đuổi khỏi lãnh địa ị làm thuê, bị bóc lột thậm tệ ị g/c VS. - Chính trị: g/c TS >< quý tộc, lãnh chúa PK ị đấu tranh chống quý tộc ị tạo đk quan hệ sản xuất TBCN phát triển. 1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí. a. Nguyên nhân : - Sản xuất phát triển -> cần nguyên liệu , cần thị trường... - Khoa học – kỹ thuật tiến bộ (đóng tàu thuyền lớn, la bàn) b. Các cuộc phát kiến địa lý lớn : - 1487 Đi-a-xơ vòng qua điểm cực Nam Châu Phi. - 1492 đ C.Cô -lôm -bô tìm ra Châu Mĩ - 1497-1498: Ga-ma chỉ huy đội tàu 4 chiếc 160 thủy thủ vòng qua Châu Phi đến Calicút (bờ biển Tây Nam ấn Độ). -1519-1522: Ma-gien-lan đoàn thám hiểu đầu tiên vòng quanh Trái Đất. c. Kết quả: Mang lại của cải quý giá, nguyên liệu, thị trường rộng lớn ở á, phi, Mĩ ị thúc đẩy thương nghiệp phát triển. 2. Sự hình thành chủ nghĩa TB ở Châu Âu. Quí tộc và tư sản đã có được nguồn vốn ban đầu và đội ngũ đông đảo những người làm thuê. - Cướp bóc của cải, tài nguyên thuộc địa. - Buôn bán nô lệ da đen, cướp biển. - Rào đất, cướp ruộng ->Tạo ra một số vốn và người làm thuê ị quá trình tích lũy TB. Biến đổi: - Kinh tế: + Công trường thủ công + Công ty thương mại. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản. - Xã hội: 2 giai cấp mới ra đời: giai cấp CN ( vô sản) và giai cấp TS. - Chính trị : TS > < VS => Quan hệ sản xuất TBCN hình thành . 4.Luyện tập, củng cố: Như vậy, sau những cuộc phát kiến lớn về địa lí, qtộc, thương nhân giàu có sử dụng nhiều thủ đoạn để tích lũy vốn và tạo nguồn nhân công ị mối quan hệ sx mới làm nảy sinh 2 giai cấp mới trong XH ị Nền sản xuất mới TBCN ra đời ngay trong lòng XHPK. Bài tập: Nếu thiếu những yếu tố nào sau đây thì CNTB ở châu Âu sẽ không được hình thành ( khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng): A. Mở rộng thị trường buôn bán trong và ngoài nước. B. Giai cấp tư sản có được nguồn vốn khổng lồ từ buôn bán , bóc lột, cướp bóc. C. giai cấp tư sản bỏ tiền xây dựng các nhà máy xí nghiệp. D. Nguồn nhân công làm thuê dồi dào, họ là những nông dân bị tước ruộng và nô lệ bắt được. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài cũ theo vở ghi, theo SGK, xem trước bài 3
File đính kèm:
- giao an lich su 7 tuan 3.doc