Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 16, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - Quàng Công Xuấn

1. MỤC TIÊU

 a. Kiến thức

Biết miêu tả hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt

Ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc K/C chống Tống của quân dân nhà Lý

 b. Kĩ năng

Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc chiến trên sông Như Nguyệt

 

 c. Tư tưởng

Giáo dục lòng tự hào về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta thời Lý.

 2. CHUẨN BỊ :

 a. Thầy : Lược đồ trận chiến tại phong tuyến Như Nguyệt

 b. Trò : Tư liệu về Lý Thường Kiệt.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 16, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) - Quàng Công Xuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/9/2011 Ngày dạy 4/10/2011: dạy lớp:7b.
	Ngày dạy: 8/10/2011. dạy lớp:7a,7c
Tiết 16 - Bài 11
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 - 1077)
(Tiếp theo)
 1. MỤC TIÊU
 a. Kiến thức
Biết miêu tả hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
Ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc K/C chống Tống của quân dân nhà Lý
 b. Kĩ năng
Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc chiến trên sông Như Nguyệt
 c. Tư tưởng
Giáo dục lòng tự hào về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta thời Lý.
 2. CHUẨN BỊ :
 a. Thầy : Lược đồ trận chiến tại phong tuyến Như Nguyệt
 b. Trò : Tư liệu về Lý Thường Kiệt.
 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
a.Kiểm tra bài cũ:(10điểm)
 Hỏi: Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?( 6điển)
Trả lời:- Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta để giải quyết tình hình khó khăn trong nước. 
 Nhà Lý chủ động dối phó với nhà Tống
Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy, tổ chức kháng chiến.(3điểm).
 b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
Gọi HS đọc bài.
Hỏi: sau khi rút quân khỏi Ung Châu, Lý Thường Kiệt đã làm gì?
Giảng: Dự kiến địch kéo vào nước theo hai hướng, Lý Thường Kiệt đã bố trí ( sử dụng lược đồ):
+ Một đạo quân chặn giặc ở vùng biển Quảng Ninh, không cho thuỷ quân địch vượt qua.
+ Đường bộ được bố trí dọc tuyến sông Cầu qua đoạn Như nguyệt và xây dựng chiến tuyến Như Nguyệt không cho giặc vào sâu.
+ Ngoài ra các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.
Hỏi: Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Cầu làm phòng tuyến chông quan Tống?
Tích hợp:
Hỏi: Phòng tuyến sông Cầu được xây dựng như thế nào?
Hỏi: Sau thất bại ở Ung Châu, nhà Tống đã làm gì?
Giảng:
GV giảng- Cuối năm 1076, 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, một vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy tiến vào nước ta. Một đạo quân do Hoà Mâu dẫn đầu tiếp ứng theo đường biển.
- Năm 1077, quân dân Đại Việt đã đánh những trận nhỏ để cản bước tiến của chúng. Khi đến phòng tuyến Như Nguyệt, quân Tống phải đòng quân ở bên bờ Bắc chờ thuỷ quân đến. Trước mặt chúng là sông và bờ bên kia là chiến luỹ kiên cố.
- Thuỷ quân của chúng đã bị Lý Kế Nguyên chặn đánh 10 trận tại Quảng Ninh không thể hỗ trợ được.
Quân nhà Lý đã kịp thời phản công làm cho chúng không tiến vào được. 
Trước tình thế đó, Lý Thường kiệt không cho mở các cuộc phản công ngay mà đến tận cuối mùa xuân 
năm 1077, đang đêm Lý Thường Kiệt cho quân lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt bất ngờ đánh vào các doanh trại của giặc.
Quân Tống thua to và lâm vào tình thế khó khăn tuyệt vọng.
Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng biện pháp thương lượng giảng hoà. Quách Quỳ chấp nhận ngay và rút quân về nước.
Hỏi: Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng giảng hoà với giặc?
Hỏi: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
Hỏi: Trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt thắng lợi là do đâu?
Hỏi: Chiến thắng ở phòng tuyến Như Nguyệt có ý nghĩa gì?
- Hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng.
- Vì:
+ Đây là vị trí chặn ngang các hướng tấn công cuả địch từ Quảng Tây (Trung Quốc) đến Thăng Long.
+ Được ví như chiến hào tự nhiên khó vượt qua.
Sông Như Nguyệt là đoạn sông Cầu chảy qua huyện Yên Phong Đây là đoạn sông có vị trí rất quan trọng, vì nó án ngữ mọi con đường từ phía Bắc chạy về Thăng Long. Phòng tuyến dài gần 100 km, 
- Được đắp bằng đất vững chắc, nhiều giậu tre dày đặc.
Quân chủ lực của ta do Lý Thường Kiệt chỉ huy trực tiếpđóng giữ phòng tuyến quan trọng này. 
- Cho quân xâm lược Đại Việt.
Vào1 buổi đêm khi hai bên ngừng chiến, từ đền thờ hai vị thầTrương Hống và Trương Hát (tướng của Triệu Quang Phục) trên bờ sông vang lên những câu thơ " Nam quốc sơn hà..." Bài thơ được nhắc lại nhiều lần mạnh mẽ vang xa làm tăng sức mạnh quyết chiến, quyết thắng cho quân ta. Quân giặc sợ hãi chán nản khiến cho Quách Quỳ phải hạ lệnh cho các tướng sĩ "Ai còn bàn đánh sẽ chém".
Vì: 
+ Để đảm bảo mối quan hệ bang giao hoà hiếu giữa 2 nước.
+ Để không làm tổn thương danh dự của nước lớn đảm bảo nền hoà bình lâu dài.
- Cách tấn công.
+ Phòng thủ.
+ Cách kết thúc chiến tranh.
+ Tinh thần đoàn kết và chiến đấu anh dũng của nhân dân ta.
+ Sự chỉ huy tài tình của Lý Thường Kiệt.
- Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
+ Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.
+ Buộc nhà Tống phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI ( 1076-1077).
1) Kháng chiến bùng nổ
Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng các tuyến phòng thủ ở 
Đặc biệt là tuyến phòng thủ chủ yếu trên bờ Nam sông Như Nguyệt.
các vị trí hiểm yếu, chiến lược gần biên giới phía Bắc 
 Chọn phòng tuyến sông Cầu là nơi đối phó với quân Tống.
- Chúng tiến hành cuộc xâm lược Đại Việt
a) Diễn biến
-Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo hai đường thủy,bộ tiến hành xâm lược Đại Việt.
-Năm 1077, nhà Lý đã đánh nhiều trận nhỏ cản bước tiến của quân giặc.
- Lý Kế Nguyên đã mai phụcvà đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thuỷ của giặc.
b) Kết quả
Quân Tống đóng quân ở bờ bắc sông Cầu không lọt vào sâu được.
2) Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
a) Diễn biến
Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị quân ta phản công quyết liệt.
- Một đêm cuối xuân 1077, nhà Lý cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào đồn giặc.
b) Kết quả
+ Quân giặc "mười phần chết đến năm sáu phần".
+ Quách Quỳ chấp nhận "giảng hoà" và rút quân về nước.
.
- Ý nghĩa:
+ Là trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
+ Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được củng cố.
+ Nhà Tống từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt
Củng cố
Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt để lập phòng tuyến?
 Sông Như Nguyệt là đoạn sông Cầu chảy qua huyện Yên Phong (bờ Bắc là Bắc Giang, bờ Nam là Bắc Ninh ngày nay). Đây là đoạn sông có vị trí rất quan trọng, vì nó án ngữ mọi con đường từ phía Bắc chạy về Thăng Long. Phòng tuyến dài gần 100 km, được đắp bằng đất, cao, vững chắc; bên ngoài còn có mấy lớp giậu tre dày đặc. Quân chủ lực của ta do Lý Thường Kiệt chỉ huy trực tiếp đóng giữ phòng tuyến quan trọng này. 
GV khái quát lại.
 d. Hướng dẫn học và làm bài
 Làm bài tập trong vở bài tập 1,2

File đính kèm:

  • docTiết 16.doc