Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 15, Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077) (Tiết 1) - Năm học 2012-2013
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. KT: Giúp HS hiểu được:
- Âm mưu xâm lược nước ta thời đó của nhà Tống là bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.
- Cuộc tiến công, tập kích sang đất Tống (Giai đoạn thứ nhất – 1075) của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng của ta.
- Nắm được diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt.
2. TT: Giáo dục HS tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược.
3. RLKN: Rèn luyện cho HS kĩ năng vẽ và sử dụng bản đồ trong khi học và trả lời câu hỏi.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
- Bản đồ Đại Việt thời Lý-Trần.
- Lược đồ về cuộc tiến công để phòng vệ của nhà Lý (nếu có).
- Sưu tầm một số tranh ảnh tư liệu.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập.
2. Bài cũ: ( 7 phút)
- Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý?
- Trình bày đặc điểm về quân đội và luật pháp thời nhà Lý?
3. Bài mới:
a, Giới thiệu: ( 2 phút) Sau khi xây dựng bọ máy nhà nước cùng với những việc làm phát triển kinh tế, văn hoá, ổn định xã hội. Nhà Lý bắt tay vào công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Việc làm đó diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Tuần:08 Tiết:15 Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 – 1077) (tiết 1) S: 02/10/2012 G: 11/10/2012 I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. KT: Giúp HS hiểu được: - Âm mưu xâm lược nước ta thời đó của nhà Tống là bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước. - Cuộc tiến công, tập kích sang đất Tống (Giai đoạn thứ nhất – 1075) của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng của ta. - Nắm được diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn hai và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt. 2. TT: Giáo dục HS tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc trước nguy cơ bị xâm lược. 3. RLKN: Rèn luyện cho HS kĩ năng vẽ và sử dụng bản đồ trong khi học và trả lời câu hỏi. II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC: - Bản đồ Đại Việt thời Lý-Trần. - Lược đồ về cuộc tiến công để phòng vệ của nhà Lý (nếu có). - Sưu tầm một số tranh ảnh tư liệu. III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: Chuẩn bị sách vở, kiểm tra bài tập. 2. Bài cũ: ( 7 phút) - Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý? - Trình bày đặc điểm về quân đội và luật pháp thời nhà Lý? 3. Bài mới: a, Giới thiệu: ( 2 phút) Sau khi xây dựng bọ máy nhà nước cùng với những việc làm phát triển kinh tế, văn hoá, ổn định xã hội. Nhà Lý bắt tay vào công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Việc làm đó diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. b, Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HĐ1: Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta. ( 10 phút) KT: - Biết được âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. KN: Nhận biết âm mưu GV: Cho HS đọc SGK mục 1. H: Giữa thế kỉ XI tình hình nhà Tống ntn? - Mục đích xâm lược nước ta để làm gì? HS: Đọc in nghiêng SGK → phân tích câu nói của Tống Thần Tông. - Để xâm lược Đại Việt, nhà Tống đã có những việc làm gì? - Đứng trước âm mưu đó nhà Lý đã làm gì để đối phó? HĐ2: Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ. (18 phút) KT:- Hiểu được nhà Lý đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống đã chủ động chuẩn bị kháng chiến ra sao - Kỹ năng: tường thuật diễn biến -GD: Tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt. H: Cho biết vài nét về Lý Thường Kiệt? - Trước tình hình đó Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị kháng chiến? - Ông đã đưa ra chủ trương nào để đánh giặc? - Lý Thường Kiệt đã có câu nói gì? Thể hiện điều gì? Thực chất đây là cuộc tấn công như thế nào? HS: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” Đây là cuộc tấn công để tự vệ. H; Mục tiêu cuộc tấn công là nơi đâu? Vì sao? - Mục tiêu: tấn công những nơi tập trung quân lương của nhà Tống. Làm suy yếu lực lượng của chúng. - GV: Giảng thêm trên đường đi cho người yết bảng nói rõ mục đích tấn công của quân ta để tranh thủ sự ủng hộ nhân dân Tống. HS: Đọc diễn biến SGK/40. GV: Treo bản đồ tường thuật qua phần diễn biến. - Chú ý sự tấn công bất ngờ. - Kết quả của cuộc tấn công này? - Ý nghĩa của trận tập kích này là gì? GV: Liên hệ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. - Giáo dục tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt qua giao đoạn 1. H: Qua cuộc tấn công tự vệ em có nhận xét gì cách đánh LTK? HS: Tài giỏi, mưu trí. Thông báo giai đoạn II Sơ kết giai đoạn I. 1. Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt: - Từ giữa thế kỉ XI nhà Tống gặp khó khăn: + Nội bộ mâu thuẫn. + Nông dân khởi nghĩa. + Phía Bắc hai nước Liêu- Hạ quấy nhiễu. - Nhà Tống muốn dùng chiến tranh giải quyết tình hình khó khăn trong nước, đưa nước ta trở lại chế độ đô hộ như trước. - Nhà Tống đã ráo riết chuẩn bị kế hoạch xâm lược: + Xúi giục vua Chăm-Pa đánh lên từ phía Nam. +Phía Bắc Đại Việt nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ tù trưởng dân tộc. 2. Tổ chức kháng chiến của nhà Lý: a,Chuẩn bị đối phó Nhà Lý:: - Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức cuộc kháng chiến. - Quân đội: Mộ thêm quân, tăng cường luyện tập, canh phòng. → làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống. - Lí Thánh Tông và Lí Thường Kiệt đánh bại cuộc tấn công phối hợp của Cham- pa (1069). b, Cuộc tiến công để tự vệ: - Chủ Trương: “ Tiến công để tự vệ” - Mục tiêu: tấn công những nơi tập trung quân lương của nhà Tống. - Diễn biến: - 10-1075: quân ta do Lí Thường Kiệt, Tôn Đản hơn 10 vạn quân → đất Tống theo 2 đường. + Quân bộ: Do tù trưởng Thân Cảnh Phúc , Tôn Đản chỉ huy dân binh miền núi đến Ung Châu. + Quân thủy: ( Lí Thường Kiệt) chỉ huy 10 vạn bất ngờ tấn công Châu Khâm, châu Liêm ( Quảng Đông) Sau khi tiêu diệt các căn cứ, kho tàng của giặc, Lý Thường Kiệt kéo quân về tấn công Ung Châu ( Quảng Tây) c, Kết quả: Sau 42 ngày đêm, quân ta đã hạ thành Ung Châu, rồi rút quân về nước. d, Ý nghĩa: - Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm quá trình tiến công xâm lược của nhà Tống vào nước ta. - Ta có thời gian chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài. 4. Củng cố: ( 6 phút) - Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với nước ta? - Tường thuật lại trận tập kích vào đất Tống trên bản đồ? - Ý nghĩa của cuộc kháng chiến đó? 5. Dặn dò: ( 2 phút) - Học kĩ bài theo câu hỏi SGK/ 43 và làm bài tập 1,2,3/ 29,30,31ở VBTLS - Chuẩn bị bài 11 (tt) : Giai đoạn II ( 1076 – 1077) - Soạn bài theo câu hỏi : + Tìm hiểu về phòng tuyến Như Nguyệt + Diễn biến Ý nghĩa của cuộc kháng chiến 6. RKN: Quân bộ.
File đính kèm:
- tiet 15, bai 15.doc