Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 13, Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Nguyễn Đình Kiếm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu

- Nền kinh tế dưới thời Đinh - tiền Lê.

- Sự thay đổi về đời sống văn hoá và xã hội thời Đinh - tiền Lê.

2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích

3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính độc lập tự chủ trong xây dựng đất nước, biết quý trọng truyền thống văn hoá của cha ông.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, kể chuyện.

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Tranh ảnh di tích các công trình văn hoá.

- Sơ đồ các từng lớp trong xã hội thời Đinh - tiền Lê.

- Tài liệu liên quan, giáo án, sgk.

2. Học sinh: - Học bài củ.

- Vở soạn, vở ghi, vở bài tập, sgk.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 4335 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 13, Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê - Nguyễn Đình Kiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13-Bài 9:
NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH - TIỀN LÊ
 Ngày soạn: 04/ 10/2010
 Ngày dạy: 07/10/2010
II. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu
- Nền kinh tế dưới thời Đinh - tiền Lê.
- Sự thay đổi về đời sống văn hoá và xã hội thời Đinh - tiền Lê.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích
3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính độc lập tự chủ trong xây dựng đất nước, biết quý trọng truyền thống văn hoá của cha ông.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, kể chuyện...
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: - Tranh ảnh di tích các công trình văn hoá.
- Sơ đồ các từng lớp trong xã hội thời Đinh - tiền Lê.
- Tài liệu liên quan, giáo án, sgk.
2. Học sinh: - Học bài củ.
- Vở soạn, vở ghi, vở bài tập, sgk.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổ định tổ chức:1’
2. Kiểm tra bài cũ(5’):
? Trình bày diến biến cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn,ý nghĩa lịch sử ?
3. Bài mới:
*. Đặt vấn đề: Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn giành thắng lợi, khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta, tạo cơ sở để xây dựng nền kinh tế buổi đầu độc lập....
* Hoạt động 1( 17’) : 1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ
-Mục tiêu: Thấy được nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp ổn định và bước đầu phát triển.
-Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung kiến thức
*HS đọc sgk.
GV: Nhà Đinh -Tiền Lê đã đưa ra những biện pháp gì để phát triển kinh tế nông nghiệp?
HS: Thảo luận 
GV goi đại diện của nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm.
GV: Em có nhận xét gì về nền kinh tế nông nghiệp lúc bấy giờ?
HS: Nông nghiệp ổn đinh, bước đầu phát triển, mùa màng bội thu (987, 989).
GV: Tình hình thủ công nghiệp thời Đinh - tiền Lê có gì nổi bật?
GV: Em hãy miêu tả vài nét về kinh đô Hoa Lư?
HS: Trả lời theo sgk.
GV: Qua trên em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Đinh- tiền Lê?
GV: Vì sao thủ công nghiệp lại phát triển?
HS: - Đất nước độc lập, các thợ thủ công tự do phát triển.
 - Số lượng thợ nhiều vì không bị cống nạp sang TQ
 - Sự cần cù chăm chỉ của người thợ.
GV: Thương nghiệp thời này có gì đáng chú ý?
GV: Nhà Đinh - tiền Lê thiết lập quan hệ bang giao với nhà Tống có ý nghĩa gì?
HS: Muốn củng cố nền độc lập tạo điều kiện thương nghiệp phát triển.
GV: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế dưới thời Đinh - tiền Lê?
HS: Nền kinh tế nông - công - thương nghiệp bước đầu phát triển. Xây dựng được một nề kinh tế độc lập tự chủ.
GV: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh - tiền Lê có bước phát triển?
a.Nông nghiệp:
- Chia ruộng cho nông dân.
- Tổ chức lễ cày tịch điền.
- Khai hoang, chú trọng thuỷ lợi.
- Nghề nuôi tằm được khuyến khích
=> Nông nghiệp ổn định và bước đầu phát triển.
b.Thủ công nghiệp:
- Xưởng thủ công nhà nước được mở rộng :xưỡng đúc tiền, chế tọa vũ khí, may mũ áo, xây cung điện, chùa chiền...
- Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển như dệt lụa, làm đồ gốm.
c. Thương nghiệp:
- Hình thành các trung tâm buôn bán và chợ làng quê.
- Mở rộng buôn bán với nước ngoài, thiết lập quan hệ bang giao với nhà Tống.
=> Nền kinh tế nông - công - thương nghiệp bước đầu phát triển. Tạo cơ sở vững chắc cho một nề kinh tế độc lập, tự chủ.
* Hoạt động 2 ( 17’): 2. Đời sống xã hội và văn hoá.
- Mục tiêu: + Nắm được xã hội thời Đinh Tiền Lê có 3 tầng lớp.
 + Một số thay đổi trong đời sống văn hóa.
-Tỏ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*HS đọc sgk.
GV: Xã hội thời Đinh - tiền Lê bao gồm những tầng lớp nào?
HS: Thống trị, bị trị và nô tì
GV: Những ai nằm trong từng lớp thống trị, bị trị?
GV: Tại sao nhà sư thuộc từng lớp thống trị?
HS: Vì giáo dục thời này chưa phát triển, phần lớn người có học là các nhà sư, họ được nhân dân và nhà nước trọng dụng.
GV kể chuyệnCâu chuyện đối đáp giữa nhà sư Đỗ Thuận với sứ thần nhà Tống Lý Giác
Thảo luận nhóm: 
Vẽ sơ đồ sự phân hoá xã hội thời Đinh - tiền Lê?
GV gọi HS lên bảng vẽ.
GV: Đời sống văn hóa giáo dục dưới thời Đinh - tiền Lê có gì thay đổi?
 Giáo dục chưa phát triển, đây là hậu quả của hàng ngàn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Lúc này nho học đã xâm nhập vào nước ta, chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể, một số nhà sư mở các lớp họ trong chùa
- Đạo phật bắt đầu truyền bá rộng rãi, chùa được xây dựng nhiều nơi (Bà Ngô, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ...)
- Tồn tại nhiều loại hình văn hoá dân gian.
GV: Việc xây dựng chùa nhằm mục đích gì?
HS: Thờ phật, tế lễ, vui chơi, dạy học, hội họp...
GV: Vào ngày vui vua cũng thích đi chân đất, cầm xiên lội ao đâm cá. Cử chỉ này chứng tỏ điều gì?
HS: Sự gần gủi giữa vua với dân, sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn chưa sâu sắc, quan hệ vua tôi chưa có khoảng cách.
a. Xã hội: chia thành 3 tầng lớp.
+ Thống trị : Vua,quan văn,võ,một số nhà sư.
+ Bị trị: Nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ.
+ Nô tì: thấp hèn nhất trong xã hội, số lượng không nhiều.
b. Văn hoá:
- Giáo dục chưa phát triển.
- Đạo phật được truyền bá rộng.
- Chùa chiễn được xây dựng nhiều nơi
- Tồn tại nhiều loại hình văn hoá dân gian
4. Củng cố: 4’ Gọi HS trả lời những câu hỏi sau:
- Vì sao kinh tế dưới thời Đinh - tiền Lê phát triển?
- Những biến chuyển về đời sống văn hoá xã hội?
5.Hưỡng đẫn, dặn dò:( 1’)
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sgk
- Làm các bài tập từ bài tập 7 đến bài tập 11.
- Soạn trước bài 10 và trả lời các câu hỏi sau:
? Tại sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long.
? Tại sao nhà Lý lại giao những chức vụ quan trọng cho người thân.
? Vẽ sơ đò bộ máy nhà nước thời Lý.
6. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 13 su 7.doc