Giáo án lịch sử 7 tiết 1 Bài 1 : sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu âu ( thời sơ kì trung đại )
1. Mục tiêu :
1.1.-Kiến thức :
* H Đ 1:-HS biết : Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Au.
-HS hiểu :quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Au,
* H Đ 2: -HS biết : đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.
-HS hiểu : cơ cấu xã hội bao gồm 2 giai cấp cơ bản :Lãnh chúa và nông nô.
* H Đ 3: -HS biết : Sự xuất hiện thành thị trung đại.
-HS hiểu : Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa. Hiểu được thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao.
1.2.-Kĩ năng :
- HS thực hiện được: Sử dụng bản đồ châu Au để xác định các quốc gia phong kiến,biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
- HS thực hiện thành thạo: Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ.
1.3.-Thái độ :
- HS có thói quen, tính cách: Bồi dưỡng nhận thức cho HS về sự phát triển hợp qui luật của xã hội phong kiến.
2. Nội dung học tập:
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Au,cơ cấu xã hội bao gồm 2 giai cấp cơ bản :Lãnh chúa và nông nô.
- Lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa. Hiểu được thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao.
TUẦN 1 PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI Tiết PPCT : 1 Ngày dạy : 22/8/2013 BÀI 1 : SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU ( Thời Sơ Kì Trung Đại ) 1. Mục tiêu : 1.1.-Kiến thức : * H Đ 1:-HS biết : Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Aâu. -HS hiểu :quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Aâu, * H Đ 2: -HS biết : đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa. -HS hiểu : cơ cấu xã hội bao gồm 2 giai cấp cơ bản :Lãnh chúa và nông nô. * H Đ 3: -HS biết : Sự xuất hiện thành thị trung đại. -HS hiểu : Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa. Hiểu được thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao. 1.2.-Kĩ năng : - HS thực hiện được: Sử dụng bản đồ châu Aâu để xác định các quốc gia phong kiến,biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến. - HS thực hiện thành thạo: Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ. 1.3.-Thái độ : - HS có thói quen, tính cách: Bồi dưỡng nhận thức cho HS về sự phát triển hợp qui luật của xã hội phong kiến. 2. Nội dung học tập: - Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Aâu,cơ cấu xã hội bao gồm 2 giai cấp cơ bản :Lãnh chúa và nông nô. - Lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa. Hiểu được thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao. 3.Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên : Bản đồ châu Aâu,Aønh 1-2 SGK/4-5. Tài liệu: Lãnh địa và đời sống lãnh chúa phong kiến. 3.2. Học sinh : Tập_VBT_SGK. 4/ Tổ chức các hoạt động dạy học : 4.1.-Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm tra sĩ số:7A3: 4.2. Kiểm tra miệng: (3’) * Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. * Kiểm tra bài mới : .GV giới thiệu chương trình môn lịch sử lớp 7. .Mỗi tuần 2 tiết,cả năm có 35 tuần gồm 70 tiết. .Nội dung gồm 2 phần : Phần 1 : LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI. Phần 2:Lịch SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KĨ XIX. Lịch sử Tây Ninh. 4.3.Tiến trình bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. NỘI DUNG BÀI HỌC. * Giới thiệu bài:Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN,các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành, đó là những quốc gia nào? (Hi Lạp và Rôma, 2 quốc gia này phát triển theo chế độ chiếm hữu nô lệ, với 2 giai cấp là chủ nô và nô lệ. Đến cuối thế kỉ V TCN, xã hội chuyển sang chế độ phong kiến. Vậy quá trình hình thành từ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến đã diễn ra như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. (1’) * HĐ 1: Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Aâu. (13’) .GV sử dụng bản đồ châu Âu. .Gọi 1 HS đọc SGK”Các quốc gia-----------Ý”. + Tình hình các quốc gia cổ đại phương Tây cuối thế kỉ V? Nguyên nhân ? HS: Cuối thế kỉ V các quốc gia cổ đại phương Tây có nhiều biến đổi. .Nguyên nhân:Do sự xâm lấn của người Giéc Man. GV giải thích về người Giéc Man :Trước đó người Giéc Man lệ thuộc vào chủ nô Rô Ma.Đến khi Rô Ma suy yếu, các bộ tộc người Giéc Man nổi dậy tràn vào lãnh thổ Rô Ma lật đổ nhà nước này sau đó lập nên các vương quốc Anh,Pháp,Tây Ban Nha,Ý. GV chỉ 4 quốc gia này trên bản đồ châu Âu. + Khi tràn vào lãnh thổ Rô Ma,người Giéc Man đã làm gì ? - HS:Họ chiếm ruộng đất của chủ nô đem chia cho những người có công và phong tước. + Những việc làm ấy đã tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến ở châu âu ? HS : tự trả lời + Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ Những tầng lớp nào của xã hội cổ đại ? (GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm lớn) - HS:Những người có chức ,có ruộng trở thành lãnh chúa Phong kiến (giai cấp thống trị). Nô lệ, nông dân trở thành nông nô (giai cấp bị bị trị) GV tổng kết :sự hình thành hai giai cấp trên đánh dấu sự hình thành XH phong kiến ở Châu Aâu. - Vậy các lãnh chuá phong kiến có quyền gì và tài sản của họ ra sao ? Các em sẽ tìm hiểu qua nội dung : Lãnh địa phong kiến. * HĐ 2:Tìm hiểu về lãnh địa phong kiến. (10’) - GV cho HS xem H1 –SGK/4 + Dựa vào chữ in nghiêng SGK ,các em hãy miêu tả lãnh điạ phong kiến ? ( Nhóm nhỏ) HS : Là những vùng đất đai mà quý tộc phong kiến chiếm đoạt được: Là khu bao gồm :đất đai canh tác, đồng cỏ, ao hồ, lâu đài nhà thờ, chuồng trại. * Tích hợp:Lãnh chúa PK chiếm ruộng đất mênh mông biến nô lệ, nông dân thành nông nô để bóc lột. ? Cuộc sống của các tầng lớp trong lãnh đia ? HS: Lãnh chúa đầy đủ xa hoa ,tàn nhẫn ï. Nông nô: phụ thuộc ,khổ cực nghèo đói . + GV đọc tài liệu minh hoạ ở SGK GV kết luận: đó chình là nguyên nhân bùng nổ của các cuộc đấu tranh. * Tích hợp:Giáo dục HS tư tưởng có áp bức thì có đấu tranh( Liên hệ ở Việt Nam thời kì Pháp thuộc). . GV chuyển ý qua mục 3 * HĐ3: Sự xuất hiện của các thành thị trung đại (12’). .GV: Lãnh địa là đơn vị ,chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phân quyền ở Châu Aâu. .HS đọc đoạn chữ in nghiêng ở SGK . + Đặc điểm kinh tế của lãnh đia ? . GV cho HS trực quan hình 2 –SGK-5 ?Mục đích của hội chợ ớ Đức ? .HS: Trưng bày mua bán các sản phẩm, xây dựng nhà xưởng GV kết luận : Đây là trung tâm kinh tế văn hoá . ?Nguyên nhân xuất hiện các thành thị trung đại ? (Nhóm nhỏ) HS: Do nhu cầu trao đổi hàng hoá và sản xuất. ? So sánh đặc trưng cơ bản của nền kinh tế lãnh địa và thành thị ? HS: Lãnh địa: Độc lập tự cung tự cấp. Thành thị:Tự do ?Những ai sống trong thành thị?Họ làm nghề gì ? HS: Thợ thủ công và thương nhân,họ sản xuất và mua bán. . GV kết luận: Thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa, Chính sự ra đời của thành thị trung đại đã có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu. 1- Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Aâu. - Cuối thế kỉ V,các quốc gia cổ đại phương Tây bị người Giéc Man xâm chiếm và tiêu diệt,sau đó lập nên các vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý. - Xã hội có 2 giai cấp: +Lãnh chúa phong kiến. +Nông nô. 2. Lãnh địa phong kiến: a. Tổ chức lãnh địa: - Gồm đất đai, nhà cửa. b. Đời sống trong lãnh địa: - Lãnh chúa đầy đủ xa hoa ,tàn nhẫn ï. - Nông nô: phụ thuộc ,khổ cực nghèo đói. 3.Sự xuất hiện của các thành thị trung đại. - Nguyên nhân: Do nhu cầu trao đổi hàng hoá và sản xuất à thành thị ra đời. _ Cư dân: Thợ thủ công và thương nhân. _ Vai trò: Thúc đẩy xã hội phong kiến ở Châu Aâu phát triển. 4.4. Tổng kết: (3’) + Khi xã hội ở phong kiến Châu Âu hình thành thì cơ cấu dân cư thay đổi như thế nào ? ( Xã hội chia hai tầng lớp : Lãnh chuá phong kiến và Nông nô ) + Thế nào là lãnh đại phong kiến? Em hãy nêu những đặc điểm chính cảu nến kinh tế lãnh điạ? ( Lãnh điạ phong kiến là những vùng đất đai rộng lớùn mà các quý tộc chiếm đoạt được nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng cuả mình. Kinh tế lãnh địa là nền kinh tế: Tự cung tự cấp) + Thành thị trung đại phong kiến được hình thành bởi các yếu tố nào sau đây ? (Đánh dấu X vào ô trống mà em cho là đúng nhất ) a.Các lãnh điạ phong kiến ngoài sản phẩm nông nghiệp là chủ yếu còn làm ra một số mặt hàng thủ công o b. SaÛn phẩm các lãnh địa phong kiến không những để dùng mà còn đem buôn bán trao đổi với nhau. o c.Một số bộ phận nông nô trở thành thợ thủ công,thương nhân chuyên sản xuất ,buôn bán tập trung ở các đầu mối giao thông ( đường thuỷ ,đường bộ để sinh sống và lập nên các phường hội). x d. Do nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa 4.5 Hướng dẫn học tập. (3’) + Đối với bài học tiết này: _ Các em hoàn chỉnh VBTLS _ Học bài theo câu hỏi ở SGK trang 5( các em đọc lại phần 1_ Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Aâu). + Đối với bài học tiết sau : - Chuẩn bị bài 2 : SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CUẢ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU -Các em đọc bài ở SGK trang 6 và soạn bài theo các câu hỏi sau : 1) Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí ? 2) Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Châu Aâu được hình thành như thế nào ? 5.Phụ lục: - Tài liệu: SGK, SGV, tài liệu lịch sử 7, Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng lịch sử 7.
File đính kèm:
- Tiet 1 Bai 1 SU HINH THANH VA PHAT TRIEN XA HOI PHONG KIEN O CHAU AU.docx