Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 1, Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến châu Âu (Sơ - Trung kì trung đại) - Phạm Thị Bích Lệ

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu về sự hình thành, cơ cấu XHPK Châu Âu, lãnh địa PK, thành thị trung đại.

 2. Thái độ: HS nhận thức được sự phát triển hợp qui luật của XH loài ngươì từ XHCHNL sang XHPK.

 3. Kĩ năng: Biết vận dụng phương pháp so sánh để thấy sự khác biệt giữa XHCHNL và XHPK.

II. Chuẩn bị:

- GV: bản đồ Châu Âu, phiếu học tập.

- HS: SGK

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan.

III. Tiến trình:

 1. Kiểm tra bài cũ: (3) Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

 2. Bài mới:

 3. Giới thiệu bài mới:

 GV sử dụng bản đồ chỉ cho HS rõ những nước có chế độ phong kiến ra đới sớm (theo sgk), sau đó đặt câu hỏi gợi vấn đề: “Ở Châu Au, XHPK đã hình thành và phát triển như thế nào?”. Để hiểu quá trình đó, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 1, Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến châu Âu (Sơ - Trung kì trung đại) - Phạm Thị Bích Lệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14 – 08 – 2011
Ngày dạy: 17 – 08 – 2011
Tuần: 1
Tiết: 1
PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU (SƠ – TRUNG KÌ TRUNG ĐẠI)
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: Giúp HS hiểu về sự hình thành, cơ cấu XHPK Châu Âu, lãnh địa PK, thành thị trung đại.
	2. Thái độ: HS nhận thức được sự phát triển hợp qui luật của XH loài ngươì từ XHCHNL sang XHPK.
	3. Kĩ năng: Biết vận dụng phương pháp so sánh để thấy sự khác biệt giữa XHCHNL và XHPK.
II. Chuẩn bị: 
- GV: bản đồ Châu Âu, phiếu học tập.
- HS: SGK 
- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan.
III. Tiến trình: 
	1. Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
	2. Bài mới: 
	3. Giới thiệu bài mới:
	GV sử dụng bản đồ chỉ cho HS rõ những nước có chế độ phong kiến ra đới sớm (theo sgk), sau đó đặt câu hỏi gợi vấn đề: “Ở Châu Aâu, XHPK đã hình thành và phát triển như thế nào?”. Để hiểu quá trình đó, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (7’) 
	Yêu cầu HS đọc mục 1
	Các vương quốc phong kiến ở Châu Âu được hình thành trong hoàn cảnh nào? Kể tên các vương quốc đó!
	HS dựa vào SGK trả lời:
	GV xác định vị trí các nước trên bản đồ
	Người Giécman đã làm gì khi vào đế quốc Rôma? Tác động của việc làm đó?
	HS trả lời:
Hoạt động 2: (10’) 
	Thế nào là lãnh địa phong kiến?
	GV chia HS làm 4 nhóm thảo luận hai câu hỏi, nhóm 1 trả lời, nhóm 2 nhận xét và ngược lại.
Nhóm 1, 2: Đời sống của lãnh chúa trong lãnh địa?
Nhóm 3, 4: Đời sống của nông nô trong lãnh địa
	Em có nhận xét gì về đặc trưng của ktế lãnh địa?
	HS trả lời	
Hoạt động 3: (12’) 
	Thành thị trung đại xuất hiện khi nào?
	HS trả lời:
	GV giới thiệu hình 2 SGK.
 Những ai sống ở thành thị? Nghề nghiệp của họ?
 GV: Em hãy cho biết những hoạt động của thành thị?
 HS trả lời:
	Tìm hiểu sự khác nhau giữa đặc trưng kinh tế thành thị với kinh tế lãnh địa?
	HS so sánh: Đặc trưng kinh tế là sản xuất thủ công, buôn bán, hình thành các phường hội, thương hội
	Nêu vai trò của thành thị trung đại?
	HS trả lời:
 GV: Em hãy quan sát bức tranh”Hội chợ ở Đức” trong SGK và nêu nhận xét về hoạt động của hội chợ thời trung đại.	
1. Sự hình thành XHPK ở Châu Âu: 
- Cuối TK V, người Giécman tràn vào Rôma, nhiều vương quốc mới được thành lập. VD ?
- Trên lãnh thổ của Rô- ma, người Giec – man đã:
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô đem chia cho nhau.
+ phong cho các tướng lĩnh, quí tộc các tước vị như: công tước, hầu tước
- Những việc làm của người Giéc-man đã tác động đến XH dẫn đến hình thành các tầng lớp mới:
+ Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh và quí tộc có nhiều ruộng đất và tước vị, có quyền thế và rất giàu có.
+ Nông nô: là những nô lệ được giải phóng cà nông dân không có ruộng đất, làm thuê, phụ thuộc vào lãnh chúa.
Như vậy, một QHSX mới xuất hiện – QHSXPK đã hình thành ở Châu Âu.
2. Lãnh địa phong kiến:
- Lãnh địa phong kiến là (SGK: là khu đất rộng, là vương quốc thu nhỏ của lãnh chúa)
- Lãnh chúa sống sung sướng, bóc lột nông nô.
- Nông nô phải nhận ruộng cày cấy và có nghĩa vụ nộp thuế cho lãnh chúa, sống khổ cực phụ thuộc vào lãnh chúa.
- Đặc trưng là kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp.
3. Sự xuất hiện của các thành thị trung đại: 
- Do nhu cầu sản xuất, buôn bán đã xuất hiện và ngày càng tăng Từ đây hình thành các thị trấn, rồi phát triển thành thành phố được gọi là thành thị.
- Hoạt động thành thị: cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ lập các phường hội, thương hội để cùng nhau trao đổi buôn bán.
- Vai trò: thúc đẩy sản xuất, buôn bán, làm cho XHPK phát triển.
	4. Củng cố:
 	- XHPK Châu Âu được hình thành trong hoàn cảnh nào?
	- So sánh điểm khác nhau giữa kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị?
 	5. Dặn dò:
 	- Học và trả lời hai câu hỏi trên.
	- Chuẩn bị bài mới: nêu những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
IV. Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docLS7T1.doc