Giáo án Lịch sử 7 - Phạm Thị Nga

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.

Hiểu khái niệm "lãnh địa phong kiến", đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.

Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa va nền kinh tế trong thành thị trung đại.

2. Tư tưởng

Thấy được sự phát triển hợp quy luật của của xã hội loài người:chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

3. Kĩ năng

Biết xác định được vị trí các quốc gia phong kiến châu âu trên bản đồ.

Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hĩu nô lệ sang xã hội phong kiến.

II. THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bản đồ châu âu thời phong kiến.

Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa phong kiến va thành thị trung đại.

Giáo trình lịch sử thế giới trung đại

 

doc180 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Phạm Thị Nga, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 (hơn cả lần xâm lược lần thứ 2 như các con đã học) do đó trong cuộc kháng chiến lần 3, quân dân Đại Việt đa gặp rất nhiều khó khăn, thử thách.
+ Mặc dù vậy, nhà Trần không hề giảm sút ý chí, kiên quyết lãnh đạo quân dân chuẩn bị kháng chiến, và đã chiến đấu anh dũng, giành thắng lợi vẻ vang, đặc biệt chiến thắng Vân Đồn, Bạch Đằng lịch sử quét sạch 30 vạn quân xâm lược ra khỏi đất nước trong thời gian chưa đầy 4 tháng. Chính từ chiến thắng oai hùng ấy Thượng hoàng Thánh Tông đã sáng tác những câu thơ lưu danh mãi muôn đời khẳng định và ngợi ca sức sống trường tồn, bất diệt của non sông đất nước Đại Việt.
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu
Dịch Nôm:
Xã tắc hai phen bon ngựa đá
Non sông thiên cổ vững âu vàng
+ Chiến thắng này gắn với tên tuổi của vị anh hùng dan tộc Trần Quốc Tuấn – một trong mười vị tướng giỏi nhất thế giới từ xưa đến nay. Đối với dân tộc ta, sau hàng chục thế kỷ đánh giặc giữ nước chỉ đến thời Trần Quốc Tuấn việc đánh giặc giữ nước mới được nâng lên thành khoa học quân sự.
+ Khi đặt tên trường ta là trường TQT. Lãnh đạo cấp trên, những người đầu tiên sáng lập ra mái trường này có dụng ý gì. Rồi từ các thầy cô giáo, đến các cha mẹ HS gửi gắm niềm tin, hi vọng gì ở lớp lớp HS của trường. Biết được ý nghĩa của tên trường, dụng ý, nguyện vọng sâu sa của những người sáng lập, lãnh đạo, ước mơ thầm kín của thầy cô cha mẹ để các em sống va học tập dưới mái trường này sao cho không làm điều gì ảnh hưởng đến mái trường mang tên một danh nhân vĩ đại của dân tộc. Có ý thức và quyết tâm thực hiện cho bằng được những điều tâm nguyện của các thầy cô giáo và cha mẹ mình trong những năm tháng tới đây.
5. Làm bài tập trắc nghiệm
Cõu 1: Hóy sắp xếp cỏc sự kiện sau theo đỳng diễn biến của cuộc khỏng chiến chống giặc Nguyờn lần thứ ba của quõn dõn nhà Trần
Đoàn thuyền chiến của ễ Mó Nhi tiến vào nước ta theo đường sụng Bạch Đằng.
Cỏnh quõn bộ của Thoỏt Hoan vượt qua biờn giới đỏnh vào Lạng Sơn, Bắc Giang.
Trần Khỏnh Dư đỏnh tan đoàn thuyền chở lương của Trương Văn Hổ.
Quõn dõn nhà Trần khẩn trương chuẩn bị khỏng chiến. Cử Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy thống lĩnh quõn đội.
Chiến thắng Bạch Đằng đó kết thỳc cuộc khỏng chiến chống giặc Nguyờn lần ba và đỏnh tan mộng xõm lược Đại Việt của vua Nguyờn.
Cõu 2: Cỏch đỏnh giặc của nhà Trần trong cuộc khỏng chiến lần thứ ba cú gỡ giống và khỏc so với lần thứ hai? Em hóy viết chữ G (Giống), K (Khỏc) vào ụ vuụng ở đầu cỏc cõu trả lời mà em cho là đỳng:
Trỏnh thế giặc mạnh lỳc đầu.
Vừa đỏnh cản giặc, vừa rỳt lui để bảo toàn lực lượng.
Diệt đoàn thuyền trở lương của Trương Văn Hổ.
Thực hiện “vườn khụng nhà trống”.
Chủ động bố trớ trận địa cọc ở sụng Bạch Đằng.
Khi thời cơ đến quõn giặc lõm vào khú khăn thỡ phản cụng tiờu diệt.
Ngày soạn: / / 07
Ngày dạy / / 07
Tiết 27 - Bài 14
Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên 
IV. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông -Nguyên
Mục tiêu bài học 
Kiến thức 
Giúp học sinh hiểu được vì sao ở thế kỷ 13, trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên 
Tư tưởng 
Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc 
Bài học lịch sử về tinh thần đoàn kết dân tộc 
Kỹ năng 
Phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung 
thiết bị và đồ dùng dạy học 
Tiến trình giờ dạy 
Tổ chức lớp 
Kiểm tra miệng
Tường thuật trận Vân Đồn. Nêu ý nghĩa của chiến thắng đó? 
Giảng bài mới 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung ghi bảng
Những nguyên nhân nào làm cho cả 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên dân tộc ta đều giành thắng lợi ? Phân tích từng nguyên nhân? 
Hãy nêu một số dẫn chứng về tinh thần đoàn kết dân tộc ?
Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho ba lần kháng chiến? 
Trần Quốc Tuấn là anh hùng dân tộc, có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
Trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông -Nguyên? 
Cách đánh sáng tạo của nhà Trần trong ba lần kháng chiến?
Nêu lại những nguyên nhan thẵng lợi của quân ta?
GV sơ kết : Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thắng lợi của quân và dân ta trong ba lần kháng chiến.
GV: Năm 1257, vua Mông Cổ đưa 3 vạn quân sang xâm lược Đại Việt, ở lần thứ hai lực lượng của chúng lên tới 50 vạn quân và đến năm 1288, Hốt Tất Liệt phải đình chỉ cưộc xâm lược Nhật Bản và đưa 30 vạn quân sang nước ta. Với lực lượng mạnh như vậy, nhưng cả ba lần quân Nguyên đều thất bại.
Những thắng lợi đó của quân ta trong hoàn cảnh như vậy có ý nghĩa gì? 
GV: Mông Cổ bấy giờ là một đất nước hùng mạnh, lần đầu xâm lợưc Đại Việt, chúng chỉ nhằm mục đích để đánh lên phía Nam Tống. Nhưng đến lần 3, Vua Nguyên đã phải nói rằng: "Không được coi Giao Chỉ là một nước nhỏ mà khinh thường ". Sức mạnh của Đại Việt được khẳng định rõ ràng.
Bài học lịch sử từ 3 lần chiến thắng quân xâm lược Mông Nguyên ? 
GV: Dùng mưu trí mà đánh giặc. Lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh. 
Trình bày các nguyên nhân trong Sgk.
- Theo lệnh triều đình, nhân dân Thăng Long nhanh chóng thực hiện chủ trương vườn không nhà trống 
-Trong lần thứ hai, các vị bô lão thể hiện ý chí của muôn dân quyết đánh (Hội nghị Diên Hồng)
Quân sỹ thích vào tay hai chữ Sát thát.
- Vua Trần thường về các địa phương tìm hiểu cuộc sống của dân. 
- Giải quyết những bất hoà trong vương triều Trần, tạo nên sự đoàn kết dân tộc.
Nghĩ ra cách đánh độc đáo, sáng tạo, phù hợp với từng giai đoạn 
-Là tác giả của bài “Hịch tướng sỹ ”.
- Kế hoạch “vườn không nhà trống ”.
+Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu của kẻ thù .
+Biết phát huy lợi thế của quân ta, buộc địch phải theo.
+ Buộc địch từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, ta từ bị động chuyển sang chủ động. 
Một nước nhỏ luôn phải đương đầu vói những nước lớn.
1. Nguyên nhân thắng lợi
-Trong ba lần kháng chiến, tất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia.
-Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
-Thắng lợi của ba lần chống quân Mông- Nguyên gắn liền với tinh thần hi sinh của toàn dân ta, đặc biệt là quân đội Trần 
- Thắng lợi đó không tách rời với những chiến lược chiến thuật đúng đắn sáng tạo của những người chỉ huy.
2. ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. 
- Thắng lợi đó góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam. 
- Để lại bài học lịch sử vô cùng quý giá.
- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác. 
Củng cố 
Nêu những nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên?
ý nghĩa lịch sử của cuộc khánh chiến chống quân Mông Nguyên. 
Bài học kinh nghiệm về "Lấy yếu chống mạnh "trong lịch sư chống ngoại xâm của dân tộc ta ở thế kỷ XIII. 
Hướng dẫn học sinh về nhà học và làm bài 
Làm bài tập trong vở bài tập (bài 1, 2, 3) 
Ngày soạn: / / 07
Ngày dạy / / 07
Tiết 28 - Bài 15
Sự phát triển kinh tế và văn hoá đời Trần 
I. Sự phát triển kinh tế
Mục tiêu bài học 
Kiến thức 
Biết được một số nét chủ yếu về tình hình kinh tế, xã hội của nước ta sau chiến thắng chống Mông Nguyên lần thứ 3 
Biết được một số thành tựu phản ánh sự phát triển của Văn hoá, Giáo dục, khoa học kỹ thuật thời Trần 
Tư tưởng 
Tự hào về văn hoá dân tộc thời Trần. 
Bồi dưỡng ý thức gìn giữ và phát huy nền văn hoá dân tộc. 
Kỹ năng 
Nhận xét, đánh giá các thành tựu kinh tế, văn hoá.
So sánh sự phát triển giữa thời Lý và thời Trần. 
Phương tiện và đồ dùng dạy học 
Tranh ảnh các thành tựu văn hoá thời Trần. 
Bản đồ làng nghề thời Trần. 
Tiến trình giờ dạy 
Tổ chức lớp 
KTM
Nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của ba lần kháng chiến chống giặc Nguyên Mông? 
Giảng bài mới 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung ghi bảng
Nói tới sự phát triẻn kinh tế là nói tới những mặt sản xuất nào? 
Sau chiến tranh, nhà Trần đã thực hiện những chính sách gì để phát triển nông nghiệp? 
GV: Vì vậy, nền nông nghiệp thời Trần được phục hồi và phát triển nhanh chóng. 
Dưới thời Trần, công cuộc khai hoang, lập làng xã ngày càng mở rộng, các vương hầu quý tộc vẫn chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập điền trang. 
Sau kháng chiến, vua Trần lấy đất hoang hoặc đát của làng xã phong cho những người có công lớn. 
Nhà Trần còn bán ruộng công cho dân làm ruộng tư cho nên số địa chủ ngày một đông.(Trần Hưng Đaọ dựa chủ yếu vào ruộng tư để lấy lương thực nuôi quân) 
Sau kháng chiến nhiều quý tộc có điền trang rất lớn. 
So với thời Lý ruộng đất dưới thời Trần có gì khác?
GV: Thời Trần ruộng tư của địa chủ ngày càng nhiều.
Tại sao ruộng tư dưới thời Trần lại phát triển nhanh?
GV: Mặc dù ruộng đất tư hữu ngày càng nhiều, nhưng ruộng đất công làng xã vẫn chiếm phần lớn ruộng đất trong nước và là nguồn thu chủ yếu của cả nước.
 Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh?
GV: Thủ công nghiệp thời Trần do nhà nước quản lý và đang được mở rộng. 
Kể tên các nghề thủ công nghiệp dưới thời Trần?
- Cho học sinh quan sát H35, H36 đối chiếu với H23 rồi nhận xét
GV: Thời Trần, ngoài các ngành thủ công truyền thống còn có 2 ngành thủ công đặc sắc đó là đóng lâu thuyền, và chế tạo súng thần công.
 Nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Trần?
GV: Nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển mạnh làm cho thương nghiệp phát triển. Buôn bán tấp lập chợ mọc lên nhiều nơi. Sầm uất nhất là Thăng Long, Vân Đồn. "Trên sông san sát thuyền bè. Mỗi thuyền có tới 30 người chèo, có khi tới hàng trăm người, lướt nhanh như bay".
* Kết luận: Mặc dù bị chiến tranh tàn phá nhưng nền kinh tế dưới thời Trần luôn được chăm lo phát triển đạt nhiều kết quả rực rỡ.
 Xã hội thời Lý có những tầng lớp nào? Hãy so sánh với thời Trần?
Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp. 
Chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. 
- Ruộng tư có nhiều hình thức: ruộng tư của nông dân, địa chủ, quý tộc. 
- Do chính sách khuyến khích khai hoang.
- Nhà nước quan tâm cấp đất.
- Ngày càng phát triển mạnh hơn trước.
- Nghề dệt, gốm, đúc đồng, đóng tàu, ch

File đính kèm:

  • docGiao an lich su 7(40).doc