Giáo án Lịch sử 7 - Năng Xuân Hùng

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: giúp HS nắm được

 - Quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu.

 - Khái niệm lãnh địa, đặc trưng nền kinh tế.

 - Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau.

 2. Thái độ, tình cảm, tư tưởng: Sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người.

 3. Kỹ năng: Rèn cho HS sử dụng bản đồ, so sánh, đối chiếu.

II. Thiết bị, tài liệu dạy học: Bản đồ châu Âu, tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa và thành thị.

III. Tiến trình tổ chức dạy học:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 2. Dẫn dắt bài mới: Lịch sử loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn

 3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:

 

doc63 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Năng Xuân Hùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu hỏi trong SGK. Chuẩn bị bài mới.
* Ra bài tập
- Trình bày Các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa TK XIX.
- Những chính sách cai trị của các vương triều.
- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ thời phong kiến.
Soạn	Dạy
Ngày 29 tháng 8 năm 2010	Ngày 30 tháng 8 năm 2010
TIẾT PPCT: 6
Bài 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm những nội dung chính
- Các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa TK XIX.
- Những chính sách cai trị của các vương triều.
- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ thời phong kiến.
2. Thái độ tư tưởng tình cảm: HS thấy được Ấn Độ là một trung tâm văn minh lớn của nhân loại, có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực và trên thế giới.
3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát bản đồ; kĩ năng tổng hợp kiến thức.
II. Thiết bị, tài liệu dạy học:
1. GV: Bản đồ Ấn Độ thời phong kiến, SGK LS 7, Giáo án
2. HS: SGK
III.Tiến trình tổ chức dạy học:
1.. Kiểm tra bài cũ: Sự suy yếu của chế độ phong kiến Trung Quốc vào thời Minh – Thanh biểu hiện như thế nào?
2.Dẫn dắt vào bài mới: Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh lớn nhất của nhân loại được hình thành từ rất sớm. Với một bề dày lịch sử và những thành tựu văn hóa vĩ đại, Ấn Độ có những đóng góp không nhỏ trong lịch sử phát triển của nhân loại.
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CƠ BẢN HS CẦN NẮM
Hoạt động 1:
GV gọi HS đọc phần 1 trong SGK.
Các tiểu vương quốc đầu tiên hình thành ở đâu trên đất nước Ấn Độ? Vào thời gian nào?
HS dựa vào SGK trả lời.
GV dùng bản đồ Ấn Độ cổ đại giới thiệu cho HS về sự hình thành của các vương quốc ở Ấn Độ, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của những con sông đến sự hình thành ấy.
Nhà nước Magađa ra đời trong hoàn cảnh nao?
Nhà nước đó tồn tại trong bao lâu?
Vương triều Gúp ta ra đời trong hoàn cảnh nào?
Họa động 2:
Gọi HS đọc mục 2 SGK.
Sự phát triển của vương triều Gúp ta thể hiện ở những mặt nào?
Sự sụp đổ của vương triều Gúp ta diễn ra như thế nào?
Người Hồi giáo thi hành những chính sách gì?
Vương triều Đêli tồn tại trong bao lâu?
Vua Acơba đã thi hành những chính sách gì để cai trị Ấn Độ?
HS dựa vào SGK trả lời. GV chốt lại, giới thiệu thêm về vua Acơba.
 * Hoạt động 3 3. Văn hóa Ấn Độ
Gọi HS đọc mục 3 SGK.
Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết gì?
Tác dụng của việc tạo ra chữ viết?
Kể tên các tác phẩm văn học tiêu biểu của Ấn Độ?
GV giảng thêm về kinh Vêđa và vở Sơkuntơla
Kiến trúc Ấn Độ có nét gì đặc sắc?
HS dựa vào SGK trả lời, GV hoàn chỉnh câu trả lời cho HS.
1. Những trang sử đầu tiên
- 2500 năm TCN, thành thị xuất hiện ở lưu vực sông Ấn.
- 1500 năm TCN, thành thị xuất hiện ở lưu vực sông Hằng.
- TK VI TCN, nhà nước Magađa thống nhất -> hùng mạnh(cuối TK III TCN) -> sụp dổ(sau TK III TCN)
- TK IV, vương triều Gúp ta ra đời.
2. Ấn Độ thời phong kiến
- Vương triều Gúp ta (TK IV – V)
+ Luyện kim phát triển.
+ Nghề thủ công: dệt, chế tạo kim hoàn
- Vương triều Hồi giáo Đêli (TK XII – XVI):
Chiếm ruộng đất, cấm đoán đạo Hinđu.
- Vương triều Môgôn (TK XVI – giữa TK XIX)
+ Xóa bỏ kì thị tôn giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa.
3. Văn hóa Ấn Độ
- Chữ viết: chữ Phạn
- Tôn giáo: Bà la môn, Phật giáo. Hin đu tôn giáo phổ biến.
- Văn học: sử thi đồ sộ, kịch, thơ ca 
- Kinh Vêđa
- Kiến trúc: kiến trúc Hinđu và kiến trúc Phật giáo.
4 .Sơ kết bài học
* Củng cố:
- Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của Ấn Độ?
- Trình bày những thành tựu lớn về văn hóa mà người Ấn Độ đạt được?
* Dặn dò: Các em về nhà học bài. Chuẩn bịbài mới.
* Ra bài tập:
- Hãy cho biết thời gian sự xuất hiện của con người từ rất sớm ở Đông Nam Á với sự hình thành của các vương quốc cổ trong khu vực này.
- Trình bày quá trình hình thành các quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á.
Soạn	Dạy
Ngày:31 tháng 8 năm 2010	Ngày 1 tháng 9 năm 2010
Tiết PPCT: 7 - 8
Bài 6: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến Thức: Biết được sự xuất hiện của con người từ rất sớm ở Đông Nam Á với sự hình thành của các vương quốc cổ trong khu vực này.
_ Nắm được quá trình hình thành các quốc gia phong kiến ở khu vực Đông Nam Á.
2/ Thái Độ Tư Tưởng Tình Cảm: _ HS nhận thức được sự gắn bó lâu đời giữa các dân tộc trong khu vực.
3/ Kĩ Năng: Rèn kĩ năng quan sát lược đồ, kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử.
II.THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC: 
1. GV: Lược đồ Đông Nam Á thế kỉ XIII – XV, SGK LS 7, Giáo án
2. HS: SGK
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1.. Kiểm tra bài cũ( Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gúp ta như thế nào?
( Trình bày những thành tựu về văn hóa mà Ấn Độ đạt được thời trung đại?
2.Dẫn dắt vào bài mới Đông Nam Á là khu vực có bề dày lịch sử, văn hóa. Ngay từ những thế kỉ đầu TCN, tại khu vực này đã xuất hiện các quốc gia đầu tiên. Các quốc gia đó đã trải qua nhiều biến chuyển. Bây giờ, thầy trò chúng ta cùng ngược thời gian tìm về với thời buổi bình minh tại khu vực mà chúng ta đang sinh sống.
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp :
Hoạt động của Thầy - Trò
Kiến thức cơ bản HC cần nắm
Hoạt động 1:
GV treo bản đồ Đông Nam Á thế kỉ XIII – XV, gọi HS kể tên các quốc gia trên bản đồ mà em biết.
( Đặc điểm chung về tự nhiên của các quốc gia ĐNA?
( Điều kiện tự nhiên ấy tác động như thế nào đến nông nghiệp?
( Các quốc gia cổ ở ĐNA xuất hiện từ bao giờ?
HS xác định vị trí các quốc gia cổ trên bản đồ.
Hoạt động 2:
Gọi HS đọc mục 2 SGK
( Kể tên một số quốc gia phong kiến ở ĐNA?
( Trình bày sự hình thành quốc gia phong kiến Inđônêsia?
( Trình bày sự hình thành của vương quốc Su – khô – thay?
HS quan sát hình 12 và 13 SGK
( Nhận xét về kiểu kiến trúc ở khu vực này?
1. Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á 
 a. Điều kiện tự nhiên: chịu ảnh hưởng của gió mùa
- Thuận lơi: nông nghiệp phát triển
- Khó khăn: nhiều thiên tai
b. Sự hình thành các vương quốc cổ:
- Đầu Công nguyên đến mười thế kỉ sau Công nguyên, các vương quốc được thành lập (vương quốc Chăm pa, vương quốc Phù Nam ..).
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- Từ TK X – XVIII là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ĐNA.
- Inđônêxia: vương triều Môgiôpalicit (1213 - 1527)
- Campuchia: thời kì Ăng co(TK IX - XV)
- Mianma: vương quốc Pgan(TK XI)
- Thái Lan: vương quốc Su – khô – thay (TK XIII)
- Lào: vương quốc Lan Xang (TK XV - XVII)
- Đại Việt, Chăm pa ...
- Từ nữa sau TK XVIII, các quốc gia PK ĐNA suy yếu, giữa TK XIX trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
4 .Sơ kết bài học
* Củng cố:
( Trình bày điều kiện tự nhiên và những yếu tố hình thành nên các vương quốc cổ ở ĐNA?
( Kể tên một số quốc gia phong kiến ở ĐNA?
* Dặn dò:
* Ra bài tập: Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Campuchia và vương quốc Lào cho đến thế kỉ XIX.
III.Tiến trình tổ chức dạy học: (Tiết 8)
1. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các nước trong khu vực ĐNA và xác định vị trí của các nước ấy trên bản đồ?
2. Dẫn dắt vào bài mới Campuchia và Lào là hai nước láng giềng thân thiết của Việt Nam cùng chung sống từ lâu đời trên lãnh thổ bán đảo Đông Dương. Hai nước ấy có quá trình hình thành và phát triển như thế nào? Tìm hiểu lịch sử của hai nước bạn ấy sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về lịch sử của nước mình.
3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp :
Hoạt động của Thầy - Trò
Kiến thức cơ bản HD cần nắm
Hoạt động 1:
GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK
GV giới thiệu lại cho HS về bán đảo Đông Dương, về vị trí của Campuchia.
( Từ khi thành lập đến năm 1863, lịch sử Campuchia có thể chia làm mấy giai đoạn?
( Cư dân ở Campuchia do tộc người nào hình thành?
( Tại sao thời kì cực thịnh của Campuchia lại được gọi là thời kì Ăngco?
( Sự phát triển của thời kì Ăngco bộc lộ ở những điểm nào?
HS quan sát hình 14
( Nhận xét về khu vực Ăngco?
HS dựa vào SGK trả lơi, GV nhận xét và hoàn chỉnh cho HS.
Hoạt động 2:
Gọi HS đọc mục 4 SGK
GV giới thiệu lại vị trí của Lào qua bản đồ.
( Lịch sử Lào có những mốc lịch sử quan trọng nào?
( Dân tộc đầu tiên ở Lào là tộc người nào?
( Quá trình thống nhất các bộ tộc Lào như thế nào?
( Trình bày những nét chính trong chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia Lạng Xạng?
( Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy yếu của vương quốc Lạng Xạng?
HS quan sát hình 15
( Em có nhận xét gì về kiến trúc của Thạt Luổng?
3. Vương quốc Cam – pu – chia 
a. Từ TK I – VI: nước Phù Nam
b. Từ TK VI – IX: nước Chân Lạp
c. Từ TK IX – XV: thời kì Ăngco
- Sản xuất nông nghiệp phát triển.
- Xây dựng các công trình độc đáo.
- Mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực.
d. Từ TK XV – 1863: suy yếu.
4. Vương quốc Lào
- Trước TK XIII: tộc người Lào Thơng sinh sống
- Sau TK XIII: người Thái di cư đến –> người Lào Lùm
- Năm 1353: Pha Ngừm thống nhất các dân tộc và thành lập nước Lạng Xạng.
- TK XV – XVII: thời kì thịnh vượng
Đối nội: Chia đất nước cai trị và xây dựng quân đội. 
Đối ngoại: Giữ quan hệ hòa hiếu với nước ngoài và kên quyết chống xâm lược.
- TK XVIII – XIX: suy yếu
4 .Sơ kết bài học
* Củng cố: GV chia lớp thành 2 nhóm theo dãy bàn, HS làm việc nhóm:
 	- Lập niên biểu của Campuchia?
 - Lập niên biểu của Lào?
* Dặn dò: Các em về nhà học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. Chuẩn bị bài mới.” NHỮNG NÉT CHUNG VỀ XÃ HỘI PHONG KIẾN”
* Ra bài tập: Lập bảng thời gian hình thành và tồn tại của chế độ phong kiến.
- Nền tảng kinh tế và các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến.
- Thể chế chính trị của nhà nước phong kiến.
Soạn: 	Dạy:
Ngày tháng 8 năm 2010	Ngày tháng 8 năm 2010
Tiết PPCT: 6
Bài 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: giúp HS nắm được
- Các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ.
- Những chính sách cai trị của các vương triều và một số thành tựu văn hóa.
	2. Thái độ, tình cảm, tư tưởng:
	- Sự hưng thịnh, li hợp dân tộc gắn với đấu tranh tôn giáo.
	- Nền văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn hóa trong khu vực.
	3. Kỹ năng: Quan sát bản đồ, tổng hợp.
II. Thiết bị, tài liệu dạy học: Bản đồ Ấn Độ thời PK, tranh ảnh về

File đính kèm:

  • docGA su 7(6).doc
Giáo án liên quan