Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2013-2014 (3 cột)

Tuần: 1 Tiết ppct: 2

Ngày dạy: 14.8.2013

 Bài 2 SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN

 VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU

A./ Mục tiêu cần đạt : Học xong bài này học sinh cần nắm được.

 - Nguyên nhân và hệ quả của cuộc phát kiến địa lý như là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất TBCN. Quá trình hình thành quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội phong kiến ở châu Âu.

- Biết được tính tất yếu, tính qui luật phát tiển của xã hội.

- Đánh dấu được các đường đi của những nhà phát kiến địa lý.

B./ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

Giáo viên: Bản đồ thế giới, tư liệu về cuộc phát kiến địa lý.

Học sinh: Đọc sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi gợi ý ở giữa mục và cuối bài

C./ Tiến hành thực hiện:

1) Giới thiệu bài: Ở thế kỷ XV, kinh tế hàng hoá phát triển. Đây là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành những cuộc phát kiến địa lý và làm cho giai cấp tư sản giàu lên, thúc đẩy xã hội mới ra đời.

 

doc135 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2013-2014 (3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: 
Nêu trách nhiệm của mỗi công dân - học sinh đối với thành quả mà ông cha ta đã đạt được ?
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Tìm hiểu về công cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ và nguyên nhân dẫn đến sự thất bại nhanh chóng đó
- Tìm hiểu diễn biến, kết quả các cuộc khởi nghĩa của quí tộc nhà Trần chống quân MinhTuần 17. Tiết ppct: 34
ND: 12/12/2012
CHƯƠNG IV: ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( THẾ KỶ XV - ĐẦU THẾ KỶ XVI )
 BÀI 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA
CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỶ XV.
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Giúp HS thấy rõ những âm mưu và hành động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh trước hết là Đại Việt. Chính sách cai trị của nhà Minh ở nước ta.
- Nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần.
- Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta. Vai trò to lớn của quần chúng trong các cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh.
- Nhận xét, đánh giá, phân tích công lao của các nhân vật lịch sử.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv: Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV.
Hs: Đọc sgk, trả lời câu hỏi gợi ý
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Giới thiệu bài : Từ đầu thế kỷ XV, khi nhà Hồ lên nắm chính quyền, Hồ Quý Ly đã đưa ra hàng loạt chính sách nhằm thay đổi tình hình đất nước. tuy nhiên, có một số chính sách không được lòng dân, không được nhân dân ủng hộ. việc cai trị đất nước của nhà Hồ gặp nhiều khó khăn, giữa lúc đó, giặc Minh sang xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra ntn?
2. Bài mới
HĐGV
HĐHS
Nội dung.
Hoạt động 1:Tìm hiểu sự xâm lược của quân Minh 
Năm 1405 nước ta xảy ra nạn đói làm cho nhà Hồ gặp nhiều khó khăn. Giữa lúc đó nhà Minh cho quân xâm lược nước ta
? Nhà Minh lấy cớ gì để xâm lược nước ta
? Có phải nhà Minh tiến sang nước ta là giúp nhà Trần không ? Vì sao
Dùng lược đồ hướng dẫn hs xác định hướng đi của quân Minh:1-Trương Phụ chỉ huy theo Bằng Tường, Quảng Tây vào Lạng Sơn.2- Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo sông Hồng kéo xuống.
? Dựa vào sgk trình bày diễn biến cuộc k/c của nhà Hồ
? Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ trước quân Minh
Nêu dẫn chứng câu nói của Hồ Nguyên Trừng : “ Tôi không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”
? Vì sao cuộc k/c của nhà Hồ lại thất bại nhanh chóng
Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh thiết lập ách đô hộ lên đất nước ta
Hoạt động 2.Chính sách cai trị của nhà Minh ở nước ta ntn. Tích hợp gd môi trường
? Trình bày những chính sách cai trị của nhà Minh trên đất nước ta.
Y/c hs đọc phần in nghiêng
? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta ? Chính sách nào thâm độc nhất
Ngay sau khi cha con Hồ Quý Ly bị bắt phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra sôi nổi. 
Hoạt động 3. Tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
Chế độ thống trị tàn bạo của nhà Minh không tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân ta thời bấy giờ
Y/c hs đọc phần in nghiêng
GV dùng lược đồ giới thiệu cho HS các cuộc k/n 
Gv Tiêu biểu có hai cuộc k/n của quý tộc nhà Trần
Yêu cầu HS lần lượt lên bảng trình bày diễn biến , địa bàn hoạt động của các cuộc k/n
? Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa ? Ý nghĩa 
-> Giúp khôi phục nhà Trần
-> Quân Minh muốn mượn cớ khôi phục nhà Trần để xâm lược, đô hộ nước ta
-> Dựa vào sgk trình bày sơ lược cuộc k/c: Quân Minh đánh nhà Hồ ở một số địa điểm thuộc Lạng Sơn, nhà Hồ rút lui, lấy thành Đa Bang làm nơi cố thủ. 4/1407 quân Minh tấn công thành Tây Đô, đến 6/1407 cha con Hồ Quý Ly bị bắt, cuộc k/c thất bại
-> HS thảo luận:
Đường lối đánh giặc sai lầm; không đoàn kết toàn dân đánh giặc; không kế thừa bài học kinh nghiệm quý báu mà nhà Trần đã thành công trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên
-> Tìm hiểu chính sách cai trị của nhà Minh
- về chính trị
- về kinh tế
- về văn hóa , giáo dục
->Đọc chữ in nghiêng Sgk và nhận xét: Độc ác, tàn bạo. chính sách thâm độc nhất của nhà Minh là đồng hóa dân tộc ta, bắt dân ta phải lệ thuộc 
-> Quan sát lược đồ một lần, dựa vào Sgk trình bày
-> Hs trình bày về các cuộc k/n như hướng dẫn:K/n Trần Ngỗi 1407 – 1409, k/n Trần Quý Khoáng 1409 -1414
-> Thiếu sự liên kết, chưa tạo nên phong trào chung, mâu thuẫn nội bộ
Tuy thất bại nhưng là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ:
- Tháng 11/1406 nhà Minh huy động 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu do tướng Trương Phụ cầm đầu chia thành hai cánh tràn vào biên giới nước ta.
- Quân Minh tràn qua biên giới ở Lạng Sơn, nhà Hồ chống cự không được phải lui về bờ nam sông Nhị (s. Hồng), cố thủ ở thành Đa Bang (Ba Vì – Hà Nội)
- Cuối tháng 1/1407 quân Minh chiếm thành Đa Bang rồi tràn xuống chiếm Đông Đô (Thăng Long), nhà Hồ lui về Tây Đô (Thanh Hóa)
- Tháng 4/1407 quân Minh chiếm thành Tây Đô , nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh, Hồ Quý Ly bị bắt vào tháng 6/1407. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại
2. Chính sách cai trị của nhà Minh:
- Thiết lập chính quyền thống trị trên khắp nước ta; đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ và sáp nhập vào Trung Quốc
- Thi hành chính sách đồng hóa triệt để ở tất cả các mặt, bóc lột nhân dân nặng nề, tàn bạo, tàn phá các công trình văn hóa, lịch sử, đốt sách hoặc mang về Trung Quốc
- Trong 20 năm đô hộ, nhà Minh đã làm xh thêm khủng hoảng sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lầm than điêu đứng
3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần
- K/n Trần Ngỗi 1407 – 1419
+ Trần Ngỗi là con vua Trần, tháng 10/1407 tự xưng là Giản Định hoàng đế
+ Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An được Đặng tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng
+ 12/1408 nghĩa quân đánh thành Bô Cô (Nam Định)
- Trần Ngỗi nghe lời gièm pha, giết 2 tướng Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân. Cuộc k/n tan rã dần
- K/n Trần Quý Khoáng (1409-1414)
+ Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, hiệu là Trùng Quang Đế
+ K/n phát triển nhanh chóng từ Thanh Hóa đến Hóa Châu
+ 8/1413, quân Minh tăng cường đàn áp, cuộc k/n thất bại
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố: Trình bày tóm tắt diễn biến các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử ?
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài, trả lời các câu hỏi sgk
- Xem lại các bài đã học trong chương III để chuẩn bị cho tiết bài tập lịch sử
Tuần 18. Tiết ppct: 35
ND: 17/12/2012
 BÀI TẬP LỊCH SỬ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Tiếp tục rèn luyện cho HS cách làm bài tập.
- Biết hệ thống kiến thức qua các chương đã học
- Rèn luyện cho HS cách thống kê các sự kiện lịch sử
- Ôn tập, củng cố kiến thức thi HKI.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
Gv:Các câu hỏi và bài tập 
Hs: Đọc sgk, ghi chép lại những vấn đề thắc mắc để cùng giải quyết
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/Dạy học bài mới:
Hoạt động 1. Gv hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi mà gv đã chuẩn bị trước.
1.GV treo bảng thống kê các sự kiện thời Lý- Trần, hs lên bảng lần lượt trình bày
Thời gian sự kiện
Thời Lý
Thời Trần 
- Niên đại mở đầu- kết thúc.
- Tên nước, kinh đô.
- Kháng chiến chống:
- Người chỉ huy.
- Đường lối.
- Chiến thắng vang dội.
- Nguyên nhân thắng lợi.
- Ý nghĩa.
- 1009 – 1226
- Đại Việt - Đại La (TL)
- Tống
- Lý Thường Kiệt
- Chủ động đánh giặc
- Châu Ung, Khâm, Liêm, sông Như Nguyệt
-Tài chỉ huy, đoàn kết, đường lối phù hợp
- Là chiến thắng vĩ đại, đập tan mộng xâm lược
- 1226 – 1400
- Đại Việt – Thăng Long
- Mông - Nguyên
- Trần Hưng Đạo
- Vườn không nhà trống
- Thăng Long, Vân Đồn, sông Bạch Đằng
- Tài chỉ huy, đoàn kết, đường lối phù hợp
- Đập tan mộng xâm lược, ngăn chặn sự xâm lược với các nước
2. Câu nói bất hủ này là của ai?
a.“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo.” 	 - Trần Thủ Độ
b “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng.” 	 - Trần Quốc Tuấn
c. “Ta thà làm quỉS nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.”	 - Trần Bình Trọng
d. “Phá cường địch báo hoàng ân.” 	 - Trần Quốc Toản
 3. Em có nhận xét vì nhân vật Hồ Quý Ly ? 
Là một người có tài (Một số cải cách của ông được tiến hành khi còn làm quan cho nhà Trần). Là người yêu nước, tiến bộ, là nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến 
4. Nêu những biểu hiện cụ thể thể hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của nhân dân ta trong cuộc k/c lần thứ nhất 
- Bắt giam sứ giả MC (3 lần)
- Ban lệnh cả nước sắm sửa vũ khí
- Các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ
5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quan lại thời Trần có điểm nào giống và khác với thời Lý ?
Giống nhau
Khác nhau
- Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (Mọi quyền hành nằm trong tay vua)
- Giúp việc cho vua có các quan đại thần, quan văn, võ
- Thời Trần: + Bộ máy chia thành 3 cấp
+ Có chức Thái Thượng Hoàng
+ Đặt thêm một số cơ quan, chức quan mới
+ Cả nước chia làm 12 lộ
- Thời Lý không có những cơ quan đó
 6. Kể tên các vua thời Trần gắn với ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên
- K/c chống quân MC lần 1 – Vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) (1225-1258)
- K/c chống quân Nguyên lần 2 – Vua Trần Nhân Tông (Trần Khâm) (1279 – 1293)
- K/c chống quân Nguyên lần 3 – Vua Trần Nhân Tông
7. Cách đánh giặc của nhà Trần trong lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai ?
Giống nhau
Khác nhau
Tránh thế giặc mạnh, chủ động vừa đánh để cản giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, khi thời cơ đến thì phản công tiêu diệt địch, thực hiện kế sách “ vườn không, nhà trống”
Lần thứ ba tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc để quân Nguyên không có lương thực, dồn chúng vào thế bị động; chủ động bố trí trận địa mai phục (bãi cọc) ở sông Bạch Đằng để tiêu diệt đoàn thuyền chiến của giặc và đánh tan ý đồ xâm lược nước ta của nhà Nguyên.
Hoạt động 2. Gv giải đáp thắc mắc của học sinh
HS nêu vấn đề thắc mắc trong nội dung chương III, gv sẽ giải đáp các thắc mắc đó của hs (nếu có)
IV. CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
1. Củng cố : 
2. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Nhắc nhở hs học kĩ đề cương để chuẩn bị 

File đính kèm:

  • docGIÁO ÁN 13-14 lich su.doc