Giáo án lịch sử 7 năm học 2013-2014

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Về kiến thức

 Giúp HS nắm được:

- Sự ra đời của xã hội phong kiến ở Châu Âu.

- Hình thành khái niệm lãnh địa, đặc trưng cơ bản của lãnh địa.

- Hiểu biết một số nét cơ bản về thành thị trung đại.

2. Về kĩ năng

- Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí các quốc gia.

- Biết vận dụng PP đối chiếu, so sánh để thấy rõ chuyển biến từ XH chiếm hữu nô lệ sang XHPK.

3. Về tư tưởng

 Bồi dưỡng nhận thức cho HS về sự phát triển hợp qui luật của XH loài người từ XH chiếm hữu nô lệ sang XHPK.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ Châu Âu thời phong kiến.

- Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa PK và thành thị.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC (38’)

 Giới thiệu bài(2’)

LS xã hội loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn. Ở chương trình LS lớp 6 các em đã biết được nguồn gốc và sự phát triển của XH loài người nói chung và của dân tộc VN ta nói riêng trong thời kỳ cổ đại, chúng ta sẽ học tiếp 1 thời kì mới:

 

doc276 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lịch sử 7 năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết, chưa tạo thành một phong trào rộng lớn, nội bộ mâu thuẫn.
- Lưu ý HS: đặc điểm chung của các cuộc khởi nghĩa là nổ ra sớm, khá liên tục mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợpnên thất bại.
? Ý nghĩa của phong trào?
HS: Được coi là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
3/ Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần (16’).
a/ Khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407-1409).
- 10/1407 ông lên ngôi. Tự xưng là Giản Định Hoàng đế.
- 12/1408 đánh tan 4 vạn quân ở Bô Cô (Nam Định).
- Về sau nội bộ bất hòa, khởi nghĩa tan rã.
b/ Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409-1414).
- 1409 ông lên ngôi.
- Khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.
- Tháng 8/1413 khởi nghĩa thất bại. 
4. Củng cố (4')
- Diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ?
- Nhận xét chính sách cai trị của nhà Minh đối với đất nước ta?
- Sử dụng lược đồ trình bày tóm tắt diễn biến các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà(1’)
- Học bài kết hợp lược đồ.
- Ôn lại các kiến thức để làm bài tập phần chương III.
- Tiết 34 Làm bài tập lịch sử
- Tiết 35 Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I
TUẦN 17
TIẾT 34
Ngày soạn: 4/12/2013
Ngày dạy: 6/12/2013 
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ 
š š š ² › › ›
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Về kiến thức
Thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập, lập sơ đồ, niên biểu, GV khắc sâu kiến thức cho HS, làm cho các em hiểu về một giai đoạn LS hào hùng của dân tộc ta dưới thời Trần. Đã 3 lần kháng chiến thắng lợi vẻ vang, xây dựng một nền kinh tế văn hóa đạt nhiều thành tựu.
2/ Về kĩ năng
Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, lập sơ đồ, niên biểu thống kê.
3/ Về tư tưởng
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
- Truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh về các vị vua và anh hùng thời Trần.
- Bản đồ kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên.
- Tranh ảnh về các thành tựu văn hóa, kinh tế thời Trần.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC ( 42’)
Kiểm tra bài cũ (2’)
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, của các cuộc khởi nghĩa ( trước khởi nghĩa Lam Sơn) chống quân Minh xâm lược.
Bài mới (40’)
- GV chuẩn bị các phiếu học tập, kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
- Nêu nhiệm vụ của tiết học, thông qua việc hoàn thành các phiếu học tập.
- Chia nhóm làm 4 nhóm, phân công công việc cụ thể của 4 nhóm.
+ Phiếu học tập số 1: nhóm 1.
+ Phiếu học tập số 2: nhóm 2.
+ Phiếu học tập số 3: nhóm 3.
+ Phiếu học tập số 4: nhóm 4.
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
- Cử đại diện lên báo cáo.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung đưa ra đáp án chính xác.
- GV hoặc HS chỉ bản đồ những nội dung có liên quan đến bản đồ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (10’)
1/ Hãy chọn sự kiện ở cột B sao cho phù hợp với cột A để làm sáng tỏ nguyên nhân sụp đổ của nhà Lý ở thế kỉ XIII?
A
B
Nguyên nhân sụp đổ của nhà Lý thế kỉ XIII
a/ Giặc Mông- Nguyên xâm lược Đại Việt
b/ Vua quan ăn chơi sa đọa.
c/ Loạn 12 sứ quân ở các địa phương.
d/ Đời sống nhân dân đói khổ.
e/ Các thế lực PK ở địa phương tranh giành quyền lợi.
f/ Nhân dân nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.
g/ Lý Chiêu Hoàng là nữ không thể làm Vua. 
 2/ Bộ máy Nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào ?
 A. Trung ương tập quyền. 
 B. Phong kiến phân quyền.
 C. Vừa Trung ương tập quyền, vừa phong kiến phân quyền. 
 D. Cả 3 đều sai. 
3/ Vẽ sơ đồ bộ máy NN thời Trần ?
4/ Điền vào chỗ trống đoạn văn sau : Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách……………………..và theo chủ trương………………………………..Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và …………………………..Nhà Trần còn cử nhiều…………….cầm quân đóng giữ các vị trí…………………nhất là vùng biên giới ………..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (10’)
1/ Hãy nêu các sự kiện lịch sử gắn với các địa danh trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ : sông Thao, Bình Lệ Nguyên, Đông Bộ Đầu, Bạch Hạc, Thăng Long, Quy Hóa.
2/ Hãy điền các sự kiện vào các niên đại đã cho sau : 1279, 1283, đầu 1285, 1/ 1285, 5/1285. 3/ Dựa vào lược đồ em hãy nêu tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống xâm lược Nguyên ?
4/ Hãy cho biết cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 2 ?  
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (12’)
1/ Quân Nguyên đã thất bại trong cả 2 lần xâm lược nước ta, mặc dù vậy Hốt Tất Liệt vẫn cho sang xâm lược lần 3 :
a/ Qua đó em hiểu thêm gì về bản chất của quân Nguyên ?
b/ Sự chuẩn bị và tinh thần của giặc có gì khác so với lần trước ?
c/ Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc kháng chiến lần thứ ba ?
d/ Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ 3 qua trận Bạch Đằng lịch sử 4/ 1288 ? (kết hợp lược đồ).
3/ Tóm tắt nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên ? Theo em các bài học đó còn có ý nghĩa đối với ngày nay hay không ? Vì sao ?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 (8’)
1/ Nêu một vài hiểu biết của em về nhân vật Trần Quốc Tuấn ? 
2/ Tóm tắt tình hình kinh tế, văn hóa thời Trần ?
3/ Vẽ sơ đồ các tầng lớp trong xã hội thời Trần ? Nhận xét về sự phân hóa đó ?
4/ Nhận xét tình hình nước ta nửa sau thế kỉ XIV ?
a/ Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nô tỳ trong thời kì này nói lên điều gì ?
b/ Nêu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ? 
ĐÁP ÁN CÁC PHIẾU BÀI TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (10’)
1/ Hãy chọn sự kiện ở cột B sao cho phù hợp với cột A để làm sáng tỏ nguyên nhân sụp đổ của nhà Lý ở thế kỉ XIII?
A
B
Nguyên nhân sụp đổ của nhà Lý thế kỉ XIII?
* Đáp án: chọn sự kiện ý b,d,e,f
a/ Giặc Mông- Nguyên xâm lược Đại Việt
b/ Vua quan ăn chơi sa đọa.
c/ Loạn 12 sứ quân ở các địa phương.
d/ Đời sống nhân dân đói khổ.
e/ Các thế lực PK ở địa phương tranh giành quyền lợi.
f/ Nhân dân nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.
g/ Lý Chiêu Hoàng là nữ không thể làm Vua. 
 2/ Bộ máy Nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào ?
 A. Trung ương tập quyền. 
 B. Phong kiến phân quyền.
 C. Vừa Trung ương tập quyền, vừa phong kiến phân quyền. 
 D. Cả 3 đều sai. 
3/ Vẽ sơ đồ bộ máy NN thời Trần ? ( GV xem lại sơ đồ đã hướng dẫn học sinh tiết 21)
4/ Điền vào chỗ trống đoạn văn sau : Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách " Ngụ binh ư nông" và theo chủ trương " Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông" Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên. Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu nhất là vùng biên giới phía Bắc.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (10’)
1/ Hãy nêu các sự kiện lịch sử gắn với các địa danh trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ : sông Thao ( 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào nước ta. Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc, rồi tiến về vùng Bình Lệ Nguyên), Bình Lệ Nguyên, Đông Bộ Đầu ( quân đội nhà Trần mở cuộc phản công) , Bạch Hạc, Thăng Long( 29/1/1258 quân Mông Cổ thua trận rời khỏi Thăng Long), Quy Hóa ( quân giặc trên đường rút chạy đến Quy Hóa bị quân của Hà Bổng chặn đánh).
2/ Hãy điền các sự kiện vào các niên đại đã cho sau : 
STT
Niên đại
Sự kiện
1
1279
Nam Tống bị tiêu diệt, TQ hoàn toàn bị Mông Cổ thống trị
2
1283
Hơn 1 vạn quân Nguyên cùng hơn 300 chiến thuyền do Toa Đô chỉ huy XL Cham - Pa
3
đầu 1285
vua Trần cho mở Hội nghị Diên Hồng
4
 1/ 1285
50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào nước ta
5
5/1285
Nhà Trần tổ chức phản công đánh bại giặc ở Tây Kết, của Hàm Tử, bến Chương Dương và tiến vào giải phóng Thăng Long.
 3/ Dựa vào lược đồ em hãy nêu tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống xâm lược Nguyên ? ( HS tóm tắt theo các nội dung đã ghi chép)
4/ Hãy cho biết cách đánh quân Nguyên của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ 2 ?  
- Tổ chức một số trận ở vùng biên giới rồi rút quân về để bảo toàn lực lượng,
- Tạm rút khỏi kinh thành, tiếp tục thực hiện "vườn không nhà trống"
Dùng mưu lừa địch để phá vỡ thế "gọng kìm" của chúng đưa chúng vào thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng
- Tổng phản công khi thời cơ đến.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (12’)
1/ Quân Nguyên đã thất bại trong cả 2 lần xâm lược nước ta, mặc dù vậy Hốt Tất Liệt vẫn cho sang xâm lược lần 3 :
a/ Qua đó em hiểu thêm gì về bản chất của quân Nguyên ? ( hiếu chiến)
b/ Sự chuẩn bị và tinh thần của giặc có gì khác so với lần trước ? ( chuẩn bị lực lượng hùng mạnh có thêm một đạo thủy binh lớn và một đội thuyền lương)
c/ Chiến thắng Vân Đồn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc kháng chiến lần thứ ba ? ( phá vỡ kế hoạch đảm bảo lương thực cho cuộc xâm lược, thiếu lương thực như 2 lần trước)
d/ Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ 3 qua trận Bạch Đằng lịch sử 4/ 1288 ? (kết hợp lược đồ). ( HS trình bày theo ghi chép)
3/ Tóm tắt nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên ? Theo em các bài học đó còn có ý nghĩa đối với ngày nay hay không ? Vì sao ?
* Nguyên nhân: 
- Các tầng lớp nhân dân thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc
- Nhà Trần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt
- Tinh thần hy sinh quyết chiến quyết thắng của toàn dân tộc mà nòng cốt là quân đội
- Đường lối chieensluwowcj đúng đắn sáng tạo của vương triều Trần.
* Ý nghĩa:
- Đập tan tham vọng của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
- Thể hiện sức mạnh dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. 
- Góp phần xd truyền thống dân tộc, xd học thuyết quân sự để lại nhiều bài học cho đời sau
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 (8’)
1/ Nêu một vài hiểu biết của em về nhân vật Trần Quốc Tuấn ? 
(GV giới thiệu thêm cho HS theo tài liệu tham khảo)
2/ Tóm tắt tình hình kinh tế, văn hóa thời Trần ? ( HS theo vở ghi tiết 27)
3/ Vẽ sơ đồ các tầng lớp trong xã hội thời Trần ? Nhận xét về sự phân hóa đó ? ( vẽ theo sơ đồ vở ghi nhận xét sự phân hóa ngày càng sâu sắc.
4/ Nhận xét tình hình nước ta nửa sau thế kỉ XIV ? 
a/ Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân nô tỳ trong thời kì này nói lên điều gì ? ( Nhà Trần không còn đủ sức gánh vác trọng trách điều hành đất nước)
b/ Nêu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ? ( một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: NGô Bệ( Hải Dương), Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ ở Thanh Hóa, Phạm Sư Ôn( Hà Tây, Nguyễn Nhữ Cái ( Sơn tây)
4. Củng cố: (2’)
 - Học sinh n

File đính kèm:

  • docGIAO AN LICH SU 7 2013 -2014 sưa (1).DOC
Giáo án liên quan