Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Xuân Thái

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, cơ cấu xã hội (gồm 2 giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô)

- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến, đặt trưng của nền kinh tế lãnh địa.

- Hiểu thành thị Trung đại xuất hiện như thế nào? Sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị .

2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến .

3. Tư tưởng: Bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp qui luật của loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến

II. Phương tiện dạy học

- Tranh ảnh mô tả hoạt động trong thành thị trung đại.

- Tư liệu đề cập tới chế độ chính trị, kinh tế xã hội trong các lãnh địa phong kiến

 

doc169 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Xuân Thái, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nước ?
* Bài 9: 
? Vua Lê đã có những chính sách gì để phát triển nông nghiệp
? Vì sao cày ruộng tịch điền có tác dụng khuyến khích sản xuất rất lớn? (đó là biện pháp nêu gương tốt nhất)
? Em hãy trình bày tình hình thủ công nghiệp thời Đinh-Tiền Lê? 
? Hãy miêu tả lại cung điện Hoa Lư để thấy sự phát triển của nước ta thời Tiên Lê?
? Em hãy nêu vài nét về tình hình thương nghiệp thời Đinh-Tiền Lê? 
* Bài 14: Ba lần kháng chiến chống 
 quân Mông Nguyên .
* Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên?
* Ý nghĩa lịch sử ?
* Bài 15 :
? Sau những năm bị chiến tranh tàn phá, nhà Trần đã có những biện pháp việc làm gì để khôi phục, phát triển nền kinh tế nông nghiệp?
? Kết quả của những việc làm trên?
? Tình hình thủ công nghiệp sau chiến tranh?
? Kể tên các ngành nghề thủ công thời Trần?
? Em có nhận xét gì về thủ công nghiệp?
? Thương nghiệp sau chiến tranh có gì mới? Nhận xét?
? Nhân dân ta thời Trần có các tín ngưởng cổ truyền nào?
? Trong nhân dân có các hình thức thức sinh hoạt văn hóa nào?
? Giáo dục như thế nào ?
? vài nét về khoa học kỹ thuật ?
? Nghệ thuật kiến trúc như thế nào ?
I. Lịch sử thế giới:
* Bài 2:
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí:
a. Nguyên nhân:
- Sản xuất phát triển, cần nguyên liệu, thị trường.
b. Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu: 
+ Va-xcôđơ Ga-ma
+ Cô-lôm-bô
+ Ma-gien-lan
c. Kết quả:
- Tìm ra những vùng đất mới. 
- Đem lại những món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu:
+ Kinh tế: Hình thức kinh doanh tư bản ra đời, các công trường thủ công dần đần thay thế các phường hội.
+ Xã hội: Hình thành hai giai cấp mới: Tư sản và vô sản
II . Lịch sử Việt Nam:
* Bài 8:
* Biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền :
- Bỏ chức Tiết độ sứ của PK phương Bắc, thiết lập triều đình mới do Vua đứng đầu, đặt ra các chức quan văn võ,qui định các lễ nghi trong triều .
- Ở địa phương Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng.
* Tình hình chính trị cuối thời Ngô :
- Năm 944 Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi.
- Năm 950 Ngô Xương Văn giành lại ngôi Vua nhưng uy tín nhà Ngô đã giảm sút.
- Năm 965 Ngô Xương Văn mất, tình hình trong nước mất ổn định → loạn 12 sứ quân.
- Đinh Bộ Lĩnh.
* Bài 9:
* Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:
a. Nông nghiệp:
- Nông dân được chia ruộng đất để cày cấy.
- Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp khuyến nông
_Nông nghiệp từng bươc ổn định và phát triển.
b. Thủ công nghiệp:
- Các xưởng thủ công nhà nước ra đời.
- Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển.
c. Thương nghiệp
- Tiền đồng được lưu thông trong cả nước.
- Buôn bán trong nước và với nước ngoài phát triển
* Bài 14 :
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Do tinh thần đoàn kết hi sinh của toàn dân.
- Nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của những người chỉ huy, tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Để lại bài học vô cùng quí báu, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân.
 * Bài 15 :
* Tình hình kinh tế sau chiến tranh:
a. Nông nghiệp:
- Nhà Trần thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất.
b. Thủ công nghiệp: 
- Rất phát triển, gồm có nhiều ngành nghề khác nhau...
c. Thương nghiệp:
- Chợ búa hình thành khắp nơi, buôn bán tấp nập, sầm uất đặc biệt là ở Thăng Long, Vân Đồn.
*. Đời sống văn hóa:
- Các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến.
- Nho giáo thời bây giờ phát triển mạnh.
* Giáo dục:
- Trường học được mở nhiều
- Thi cữ được tổ chức qui cũ, nền nếp.
* Khoa học-kĩ thuật:
- Phát triển mạnh.
4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:
- Nhiều công trình có giá trị.
* Dặn dò : Về ôn tập kĩ bài để tiết sau thi kiểm tra HKI.
Ngµy so¹n: 16/12/2012
Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KỲI
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nắn vững những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam thời Lý - Trần.
- Nắm được những thành tựu chủ yếu về các mặt chính trị, KT- VH của ĐạiViệt thời Ngô-Lý - Trần.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.
3. Kĩ năng:
- Trả lời câu hỏi, phân tích, tổng hợp 
- Rèn luyện kỹ năng khái quát tổng hợp kiến thức kỹ năng trình bày một vấn đề lịch sử.
II. Hình thức kiểm tra:Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
Chủ đề kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Chương II: Nước Đại Việt thời Lý(TK XI-XII)
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Nhận biết những biện pháp của nhà Lý để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp
 Hiểu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt
1
2,0
50
1
2,0
50
2
4,0
40
CIII
Nước Đại Việt thời Trần(TK XIII-XIV)
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Hiểu được ng.nhân
Thắng lợi của ba lần
k/c chống xâm lược
Mông- Nguyên.
 Vận dụng những kiến thức đã học vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.
1
3,0
50
1
3,0
50
2
6,0
60
T.số câu 
T.số điểm 
Tỉ lệ %
1
2,0
20
2
5,0
50
1
3,0
30
4
10
100
IV. ĐỀ BÀI
Câu 1: Hãy cho biết nhà Lý dã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?
Câu 2: Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.
Câu 4:Hãy trình bày những nguyên nhân thắng lợi của ba lần khắng chiến chống quân xâm 
lược Mông- Nguyên.
V. ĐÁP ÁN, BIỂU CHẤM
Câu 1:(2,0đ) Những biện pháp của nhà Lý để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là:
- Ruộng đất trên danh nghĩa của nhà vua, nhưng trên thưc tế giao cho nông dân canh tác
(0,5đ)
- Hàng năm, các vua Lý thường về các địa phương cày tịch điền. (0,5đ)
- Nhà Lý cũng khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, đào vét kênh mương, đắp đe phòng lụt. (0,5đ)
- Nhà Lý còn ban hành luật cấm giết hại trâu bò, bảo vệ sức kéo nông nghiệp. (0,5đ)
Câu 2:(2,0đ) Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tấn công trước để phòng vệ.(1,0đ)
- Khi quân giặc thua to,chủ động đề nghị kết thúc chiến tranh bằng biện pháp thương lượng.
(1,0đ)
Câu 3:(3,0đ) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần:
*Trung ương: 
Vua
Thái thượng hoàng
 vua
Quan
văn
Quốc
sử
viện
Thái
y
viện
Tôn
nhân
phủ
Quan
võ
Địa phương:
12 lộ(An phủ sứ)
Phủ( Tri phủ)
Huyện, Châu( Tri huyện, Tri châu)
Xã(xã quan)
Câu 4:(3,0đ) Những nguyên nhân thắng lợi của ba lần khắng chiến chống quân xâm lược 
Mông – Nguyên.
- Sự tham gia tích cực, chủ động của các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc. (0,75đ)
- Sự chuẩn bị kháng chiến chu đáo của nhà Trần. (0,75đ)
- Tinh thần hy sinh, ý chí quyết chiến của quân và dân ta mà nòng cốt là quân đội nhà Trần. (0,75đ)
- Đường lối kháng chiến đúng đắn. (0,75đ
HỌC KÌ II
Ngày soạn: 01/01/2013 
 Tiết 37.Bài 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)
 I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418-1423)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá dần dần phát triển trong cả nước.
- Tầng lớp quí tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp các tầng lớp nhân dân.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục HS lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi - Nguyễn Trãi.
3. Kĩ năng:
- Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
II. Phương tiện dạy học:
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn 
- Bia Vĩnh Lăng , ảnh Nguyễn Trãi.
III. Tiến trình dạy hoc:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp vào bài
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kt cần dạt 
* Hoạt động 1 
- HS đọc SGK 
- Cho biết vài nét về Lê Lợi ?
- GV: ông đã từng nói: “Ta dấy binh đánh giặc không vì ham phú quí mà muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thần phục quân giặc tàn bạo”.
- Lê Lợi đã chọn nơi nào làm căn cứ khởi nghĩa ?(LamSơn
- Vì sao Lê Lơi chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa ?
(Là quê hương của Lê Lợi, có địa thế hiểm trở, là nơi nối giữa đồng bằng với miền núi, là nơi giao tiếp giữa các dân tộc Việt- Mường- Thái , ở nơi này chính quyền địch còn non yếu )
- GV: Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước ở khắp nơi tìm đến hưởng ứng ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi.
- Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn ?
- Nguyễn Trãi là người ntn? HS đọc đoạn in nghiêng SGK
- Đầu năm 1416 Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng Nhai, thề quyết cùng nhau sống chết sống giặc Minh.
- HS đọc phần in nghiêng SGK.
- Đến 2- 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.
* Hoạt động 2 
- Cho HS đọc đoạn đầu của mục 2 và thảo luận nhóm:
- Trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn gặp phải những khó khăn gì ?
GV: Trong gian khổ đã có nhiều tấm gương hy sinh anh dũng, tiêu biểu là Lê Lai.
- Giữa 1418, quân Minh huy động một lực lượng lớn vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi, trước tình thế nguy cấp đó, Lê Lai cải trang làm Lê Lợi dẫn một đội quân cảm tử liều chết phá vòng vây giặc, Lê Lai cùng đội quân cảm tử đã hy sinh, quân Minh tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân. 
- HS đọc đoạn in nghiêng SGK.
- Em có nhận xét gì về gương hy sinh của Lê Lai?
GV: để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi đã phong cho Lê Lai là “ công thần hạng nhất” và dặn con cháu nhà Lê sau này giỗ Lê Lai vào hôm trước ngày giỗ Lê Lợi(21/22-8)
- GV: Cuối 1421 quân Minh lại huy động hơn 10 vạn quân tấn công căn cứ của ta, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh
- Trong lần rút quân này, quân ta gặp những khó khăn gì ?
( Thiếu lương thực trầm trọng, đói rét, phải giết cả voi chiến, ngựa chiến để nuôi quân)
- Trước tình hình đó, bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì ?
(Đề nghị tạm hoà)
- Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hoà ?( để tránh những cuộc bao vây của quân Minh, có thời gian để củng cố lực lượng)
- Vì sao quân Minh chấp nhận giảng hoà ?( để dụ dỗ mua chuộc Lê Lợi).
- Giảng: Cuối 1424, sau nhiều lần dụ dỗ Lê Lợi không được, quân Minh trở mặt tấn công quân ta, giai đoạn I kết thúc, cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:
- Lê Lợi (1358-1433), là một hào trưởn

File đính kèm:

  • docGIAO AN SU 7.doc