Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2011-2012 - Thái Văn Khánh

I. Mục tiêu:

-Giúp học sinh thấy quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu. Hiểu k/n '' Lãnh địa phong kiến'' , đặc trưng của lãnh địa phong kiến. Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại.

 -Làm cho học sinh thấy được sự phát triển hơp quy luật của xã hội loài người chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

 - Biết chỉ bản đồ. Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

II. Chuẩn bị

-Gv: Bản đồ châu Âu thời phong kiến.Tranh ảnh lãnh địa phong kiến.

-Hs: Đọc bài mới

III. Tiến trình lên lớp

1. Dạy học bài mới.

- Giới thiệu bài.

- Bài mới

 

 

doc148 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2011-2012 - Thái Văn Khánh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong buổi duyệt binh Trần Hưng Đạo đã đọc bài này kể khơi dậy lòng yêu nước của quân sĩ.
 Cột 8 : Ông là tác giả của Khải Hòan môn.
Họat động 5:
- Gv treo lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba.
- Gọi Hs trình bày diễn biến. 
Bài tập 1
Em hãy điền chữ Đ (đúng)chữ S (sai) vào ô trống.
 Nhà Trần được thành lập là:
a-£ Việc nhà Lý suy yếu phải dựa vào nhà Trần để chống lại các cuộc nổi loạn và tạo điều kiện cho nhà Trần có cơ hội thành lập.
b-£ Nhà Trần phế truất vua nhà Lý để cướp ngôi.
c-£ Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng mình là Trần Cảnh từ đó nhà Trần được thành lập.
d-£ Được sự suy tôn và ủng hộ của nhân dân cả nước.
e-£ Vua Trần Huệ Tông không có con trai nên nhường ngôi cho con rể.
Bài tập 2
Điền vào chổ trống các từ cho sẵn sau đây nói về quân đội của nhà Trần:
“ Hiểm yếu;Quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông; binh pháp;"ngụ binh ư nông"; phía bắc;võ nghệ; tướng giỏi.”
- Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách...................................................và chủ trương................................................................ Quân đội nhà Trần được học tập .......... ..thường xuyên, Nhà Trần còn cử nhiều...............................cầm quân đóng giữ các vị trí .............................nhất là vùng biên giới.....................................
Bài tập 3
Đánh dấu(X) vào các câu có ý đúng sau đây:
 Nhà Trần đã chuẩn bị kháng chiến như thế nào?
a-Triệu tập các vương hầu quý tộc ở bến Bình Than để bàn kế đánh giặc. £
b-Mở hội nghị Diên Hồng đầu năm 1285. £
c-Cử sứ giả sang xin nhà Thanh giảng hoà. £
d-Tổ chức cuộc tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu. £
e-Tổ chức nhân dân Thăng Long quyết giữ làng giữ đất. £
g-Giao trọng trách Quốc công tiết chế cho Trần Hưng Đạo. £
Bài tập 4
Đ
Ô
N
G
B
Ộ
Đ
Ầ
U 
T
R
Ầ
N
H
Ư
N
G
Đ
Ạ
O
T
R
Ầ
N
Q
U
Ố
C
T
O
Ả
N
D
I
Ê
N
H
Ồ
N
G
T
O
A
Đ
Ô
B
Ì
N
H
T
H
A
N
H
I
C
H
T
Ư
Ơ
N
G
S
Ĩ
T
R
Ầ
N
Q
U
A
N
G
K
H
Ả
I
Bài tập 5.
 Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3 trên sông Bạch Đằng.
2/Dặn dò: 
Về nhà học theo nội dung đề cương thật tốt để tiết tới ôn tập và chuẩn bị kiểm tra học kỳ
Tuần 18
Ngày soạn:15/12/2011
Tiết 35. 
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. Mục tiêu bài học: 
- Hệ thống kiến thức cơ bản qua các triều đại đã học ( Lý-Trần )về những chiến thắng lớn chống giặc ngoại xâm. 
- Sử dụng kiến thức đã học để làm bài tốt. 
- Củng cố, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. 
II. Chuẩn bị của Gv và HS: 
 1. GV: Bảng phụ 
 2. HS: Ôn lại kiến thức đã học để thi học kì.
III. Tiến trình dạy học.
1. Dạy bài mới 
 Giới thiệu bài mới
 Bài mới:
Họat động của Gv và Hs
Nội dung
Hoạt động 1
Câu 1: Sự thịnh vượng của TQ dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?
Câu 2: Chính sách cai trị của nhà Tống và nhà Nguyên có những điểm gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
Hoạt động 2:
Câu 3: Nhà Lý được thành lập như thế nào? Tổ chức chính quyền trung ương và địa phương ra sao? Nhà Lý đã làm gì để cũng cố quốc gia thống nhất?
Câu 4: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần? Bộ máy nhà nước thời Trần có gì giống và khác so với thời Lý?
Câu 5: Trình bày biễn biến, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hòan chỉ huy (981)?
Câu 6: Trình bày cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý, chống quân xâm lược Mông- Nguyên thời Trần? Đường lối chống giặc của mỗi cuộc kháng chiến là gì? 
I. Lịch sử thế giới
* Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện.
- Đốn nội:
- Đối ngọai:
* Chính sách của nhà Tống, nhà Nguyên có những điểm khác nhau
- Nhà Tống:
- Nhà Nguyên:
Vì nhà Nguyên là thế lực ngọai bang đến xâm lược nhà Tống.
2. Lịch sử Việt Nam
- Nhà Lý thành lập trong hòan cảnh:
- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà Lý.
- Nhà Lý đã ban hành bộ luật Hình Thư để cũng cố đất nước.
* HS vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước.
- Giống Về cơ bản bộ máy nhà nước thời Lý giống thời Trần.
- Khác: Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hòang.Đặt thên các cơ quan và chức quan, cả nước chia làm 12 lộ.
* Hs trình by được diễn biến v ý nghĩa
1/. Bảng thống kê những chiến thắng lớn trong lịch sử nước ta thời Lý – Trần.
Triều đại
Thời gian
Kháng chiến
Lý
1077
Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống thắng lợi.
Trần
1258
Chiến thắng quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất.
1285
Chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai.
1288
Chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba.
GV: Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý?
Gv: .Nêu thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cuộc khng chiến chống Mông-Nguyên thời Trần?.
Gv: Đường lối chống giặc của mỗi cuộc kháng chiến là gì?
Gv: Những tấm gương tiêu biểu ?.
Gv: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử các cuộc kháng chiến trên?.
Câu 7: Nước Đại Việt thời Lý – Trần đã đạt được những thnh tựu nổi bật gì?
2/. Diễn biến kháng chiến chống Tống, Mông, Nguyên. Thời Lý-Trần.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc.
+ Chống Tống thời Lý : Bắt đầu vào tháng 10-1075, kết thúc là tháng 3-1077.
+ Chống Mông-Nguyên thời Trần : Bắt đầu từ tháng 1-1258 đến tháng 4-1288.
3./Đường lối kháng chiến,Những tấm gương tiêu biểu.tinh thần đoàn kết đánh giặc.
- Đường lối: kháng chiến toàn dân, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta. 
- Những tấm gương yêu nước, bất khuất trong mỗi cuộc kháng chiến: Lý Thường Kiệt,Lý Kế Nguyên.( Thời Lý ),Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản...( thời Trần ).
-Tinh thần đoàn kết đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của dân tộc. 
4./ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
- Nguyên nhân thắng lợi ...
-Ý nghĩa lịch sử....
- Bài học kinh nghiệm.
* Kinh tế
* Văn hóa 
* Về gio dục
* Về khoa học kỹ thuật, nghệ thuật.
2/ Củng cố - dặn dò
 a. Củng cố
- Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông-Nguyên thời Trần: Thời gian, đường lối, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
- Nước Đại Việt thời Lý – Trần đã đạt được những thành tựu nổi bật gì?
 b. Dặn dò: 
- Học bài theo hệ thống câu hỏi ôn tập để kiểm tra học kỳ I.
TUẦN 19 
Tiết 36 Kiểm tra học kì 1
HỌC KỲ II
Ngày soạn:26/12/2010
Tuần 20
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN( 1418 - 1427 )
 Tiết: 37 : 
I. THỜI KỲ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ ( 1418 - 1423 )
I. Mục tiêu bài học 
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước, từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá dần dần phát triển trong cả nước.
Cuộc khởi ngiã do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp các tầng lớp nhân dân.
- GD lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi,...
- Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử.
II. Chuẩn bị của GV và HS
 	1. Gv Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn. Bia Vĩnh Lăng, ảnh Nguyễn Trãi.
 2. Hs. Tìm hiểu bài , tư liệu nói về Nguyễn Trãi
III. Tiến trình dạy học
 1. Dạy bài mới
Giới thiệu bài mới: Quân Minh đã đánh bại nhà Hồ đặt ách thống trị trên đất nước ta. Nhân dân khắp nơi đứng lên chống giặc Minh. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng lên mạnh mẽ trước hết ở vùng miền Tây Thanh Hoá.
Bài mới
Hoạt động của Gv và hs
Mức độ kiến thức cần đạt
Họat động 1
Giảng: Giới thiệu bia Vĩnh Lăng, trên bia là những lời do Nguyến Trải soạn thảo ghi tiểu sử và sự nghiệp của Lê Lợi.
GV: Hãy cho biết một vài nét về Lê Lợi?
HS: Là hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn. Sinh năm 1385 con một địa chủ bình dân, là người yêu nước, thương dân, nuôi ý chí giết giặc cứu nước.
Gv giảng; Lê Lợi đã từng nói “ Ta dấy quân đánh giặc không vì ham phú quý mà vì muốn cho ngàn đời sau biết rằng ta không chịu thuần phục quân giặc ngược”
Gv: Câu nói của ông thể hiện điều gì?
Hs: Ý thức tự chủ của người dân Đại Việt?
GV: Lê Lợi chọn nơi nào làm căn cứ?
HS: Lam Sơn
Gv: Hãy cho biết một vài nét về căn cứ Lam Sơn?
Gv giảng: ở căn cứ Lam Sơn, nghĩa quân có thể tỏa xuống miền đồng bằng họat động khi lực lượng lớn mạnh. Mặt khác, khi bị địch bao vây nghĩa quân rút lên núi để bảo tòan lực lượng 
Gv: Nghe tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa hào kiệt khắp nơi đã làm gì? 
Hs: Về hưởng ứng ngày càng đông trong đó có Nguyễn Trãi.
Gv: Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?
Gv: Nêu những hiểu biết của em về Nguyễn Trãi?
Gv: Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã làm gì?
 Hs: Tổ chức hội thề Lũng Nhai quyết cùng sống chết chống giặc Minh.
 GV gọi HS đọc phần in nghiêng SGK.
Gv: Nội dung của bài văn thề nói lên điều gì?
Hs: Đòan kết để giữ gìn đất nước xóm làng
Đến tháng 7/2/ 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn xưng là Bình Định Vương.
Họat động 2
GV: Trong thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa nghĩa quân Lam Sơn gặp những khó khăn gì?
HS: Lực lượng nghĩa quân còn yếu. Lương thực thiếu thốn.
GV giảng: Nguyễn Trãi đã nhận xét qua câu nói " Cơm ăn thì sớm tối không được 2 bữa, áo mặc đông, hè chỉ một manh quân lính độ vài nghìn, khí giới thì thật tay không"
Năm 1418 nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh, gặp rất nhiều khó khăn, lúc đó quân Minh lại huy động lực lượng mạnh nhằm bắt và giết Lê Lợi.
Gv: Trước tình hình đó nghĩa quân đã nghĩ ra cách gì để giải vây?
Hs: Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, dẫn tóan quân liều chết phá vòng vây giặc.
Gv: Nêu những hiểu biết của em về Lê Lai?
Gv: Em có suy nghĩ gì trước gương hy sinh của Lê Lai?
Hs: Là tấm gương hi sinh anh dũng, nhận cái chết cho mình để cưu thóat cho minh chủ
Gv giảng: - Để nghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê Lợi đã phong cho Lê Lai làm công thần hạng nhất và dặn con cháu nhà Lê làm giỗ cho Lê Lai vào hôm trước ngày giỗ Lê Lợi.
- Ngày nay dân ta vẫn tương truyền nhau câu nói “ Hai mốt Lê Lai, Hai Hai Lê Lợi” ( 21/8 âm lịch hàng năm đều tổ chức tế lễ Lê Lai rồi đén 22 mới tế Lê Lợi. Lê Lợi mất 22/8/1433 âm lịch)
Gv: Cuối năm 1421 quân Minh đã làm gì? 
Gv: Trong lần rút lui này nghĩa quân gặp nhưng khó khăn gì?
Hs: Thiếu lương thực trầm trọng, đói rét phải giết cả ngựa chiến và voi chiến để nuôi quân.
 Gv giảng: Trước tình hình đó, bộ chỉ huy đã quyết định tạm hoà hoãn với 

File đính kèm:

  • docgiao an(1).doc