Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Mỹ Ngọc

I. Mục tiêu :

- Trình bày sự ra đời xã hội phong kiến châu Âu. Hiểu biết sơ giảng về thành thị trung đại : sự ra đời, các quan hệ kinh tế, sự hình thành tầng lớp thị dân.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, miêu tả, phân tích tranh, ảnh.

- Nắm được khái niệm “lãnh địa phong kiến” để hiểu rằng các lãnh chúa phong kiến đã chiếm ruộng đất mênh mông, biến nô lệ và nông dân thành nông nô để bóc lột. Miêu tả một lãnh địa phong kiến H.1 và một hội chợ thời trung đại H.2 SGK

II. Chuẩn bị của GV và HS :

1/ GV :

- Bản đồ châu Âu

- Hình 1 , 2 SHK (phóng to)

2/ HS :

- SGK + đồ dùng học tập

- Bảng phụ + bút lông

III. Tiến trình dạy học:

1. Bài mới

a/ Giới thiệu bài mới: Lịch sử xã hội loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn. Từ lịch sử lớp 6 chúng ta sẽ học nốt tiếp một thời kì mới: Thời trung đại. Trong bài học đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu'' Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu.''

 

doc230 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hởi nghĩa vào thời gian :
A. 7/ 2/ 1418 B. 7/ 11/ 1406 C. 3/ 1/ 1428
* Quân Minh chấp nhận đề nghị tạm hòa của Lê Lợi vì :
A . Lực lượng nghĩa quân đang lớn mạnh rất nhanh.
B . Quân Minh xa nước lâu ngày, lương thực, vũ khí đều cạn kiệt
C . Quân Minh muốn dụ hòa Lê Lợi, hòng làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn. 
b/ Dặn dò : 
- HS học bài cũ, trả lời các CH 1, 2, 3 SGK / Tr 86
- Đọc trước mục II “Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa và tiến quân ra Bắc (1424 – 1426)” và tóm tắt, trả lời CH sau :
+ Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426?
Tuần 20 : 3 /1 → 9 / 1 /2011 Ngày soạn: 30 / 1 / 2010
 Bài 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427)
Tiết 38 : II – GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 – 1426)
I / Mục tiêu bài học:
- - Lập niên biểu và tường thuật diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên bản đồ : từ lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng, chống địch vây quét và mở rộng vùng hoạt động ở miền tây Thanh Hóa đến chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng vào Tân Bình, Thuận Hóa rồi phản công diệt viện và giải phóng đất nước. Nhớ tên một số nhân vật và địa danh lịch sử cùng những chiến công tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa (vai trò của các tầng lớp nhân dân, sự lãnh đạo tài tình của bộ máy chỉ huy)
- Thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ, anh dũng, bất khuất của nghĩa quân Lam Sơn. Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học.
II / Chuẩn bị của GV và HS :
1 / GV :
 - Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn
 - Lược đồ tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn.
 - SGK + giáo án.
2 / HS :
 - Bảng phụ + bút lông
 - SGK + đồ dùng học tập
III. Tiến trình bài dạy :
1. Kiểm tra bài cũ:
- Lê Lợi đã chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa như thế nào ? Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về lam sơn ?
- Trình bày diễn biến giai đoạn 1418-1423 của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
b. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 :- Lập niên biểu và tường thuật được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424
CH: Nhắc lại những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn giai đoạn 1418 – 1423 ?
CH : Trước tình thế bị quân Minh trở mặt tấn công nghĩa quân, bộ chỉ huy nghĩa quân đã có chủ trương đối phó với giặc như thế nào?
HS: Nghĩa quân chuyển địa bàn hoạt động từ Thanh Hóa vào Nghệ An.
Giảng: Nguyễn Chích đề nghị chuyển hướng hoạt động của nghĩa quân vào Nghệ An.
CH: Tại sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An?
HS: Nghệ An là vùng đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, xa trung tâm địch. 
CH : Theo em, việc thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích đem lại kết quả gì ?
HS : Kế hoạch chủ động chuyển địa bàn để đánh vào Nghệ An, làm bàn đạp giải phóng phía nam đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bị bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi rộng lớn, bao gồm Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa.
CH: Hãy cho biết một vài nét về Nguyễn Chích ?
HS: Là nông dân nghèo, có tinh thân yêu nước cao, từng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
CH : Trình bày diễn biến quá trình mở rộng địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ?
GV: Dùng lược đồ phân tích:
- Giới thiệu địa bàn của nghĩa quân trong giai đoạn này
- Ngày 12.10. 1424 Quân ta bất ngờ tập kích đồn Đa Căng và hạ thành Trà Lân trong hai tháng bao vây
Được sự ủng hộ của nhân dân quân ta tiến vào Nghệ An đánh chiếm Diễn Châu ,Thanh Hoá.
CH: Nhận xét kế hoạch của Nguyễn Chích ?
HS : Đây là kế hoạch rất phù hợp với tình hình thời đó và thu được nhiều thắng lợi.
Hoạt động 2: Lập niên biểu và tường thuật được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1425
GV: Sử dụng lược đồ, gọi HS lên bảng tóm tắt những chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 – cuối năm 1425.
Giảng: Tháng 8/1425 Lê Lợi cử Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy lực lượng từ Nghệ An đến Thuận Hoá và nhanh chóng giải phóng vùng đất đó trong vòng 10 tháng .Quân Minh ở trong một số thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
CH: Em có nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân giai đoạn này?
HS: Đã trưởng thành và phát triển
GV: Liên hệ chuyện truyền thuyết gắn với sự lớn mạnh của nghĩa quân.
Hoạt động 3: Lập niên biểu và tường thuật được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gia đoạn 1426
GV: Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa.
GV: Dùng lược đồ H 41 sgk gọi hs trình bày kế hoạch tiến quân của Lê Lợi 
GV giảng:
CH : Nhiệm vụ của cả 3 đạo là gì ?
HS : Nhiệm vụ của 3 đạo: Đánh vào vùng địch chiếm đóng,
cùng nhân dân bao vây đánh địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới
HS : Đọc phần in nghiêng SGK.
CH : Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng khắp nước, thu hút đông đảo nhân dân. Vì sao ?
HS : Nhân dân Đại Việt đều muốn đứng lên đấu tranh lại chế độ dóc lột hà khắc của quân Minh, giành độc lập tự do cho đất nước.
CH : Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năn 1424 đến cuối năm 1426 ?
GV: Được sự ủng hộ của nhân dân,nghĩa quân đã đánh thắng nhiều trận buộc địch phải cố thủ trong thành Đông Quan. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
GV giáo dục cho HS thấy được Lê Lợi và nghĩa quân xây dựng căn cứ địa vững chắc trong lòng dân và những nơi hiểm yếu để phát triển cuộc chiến đấu.
1. Giải phóng Nghệ An (1424).
- Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp nhận
- Ngày 12/ 10 / 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng (Thọ Xuân – Thanh Hóa), sau đó hạ thành Trà Lân.
- Trên đà thắng lợi, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng
2. Giải phóng Tân Bình ,Thuận Hoá (năm 1425)
- Tháng 8/1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiếm vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa 
→ Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị vây hãm.
3. Tiến quân ra Bắc mở rộng phạm vi hoạt động ( cuối năm 1426 ) 
- Tháng 9 / 1426, nghĩa quân chia làm 3 đạo tiến quân ra Bắc : 
+ Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang
+ Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan
+ Đạo thứ ba, tiến thẳng về Đông Quan
- Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt
→ nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn → quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ
→ Cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn phản công.
3 / Củng cố - Dặn dò :
a/ Củng cố
- GV khái quát lại nội dung bài học
-. Đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5 cho các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1424 – 1426) :
a) Chuyển quân từ Thanh Hóa vào Nghệ An
b) Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa
c) Giải phóng Thanh Hóa
d) Giải phóng Nghệ An
e) Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động.
b/ Dặn dò : 
- HS học bài cũ, trả lời các CH 1, 2 SGK / Tr 89
- Đọc trước mục III “Khỏi nghĩa Lam Dơn toàn thắng (cuối năm 1426 – cuối năm 1427) và tóm tắt, trả lời CH sau :
+ Tóm tắt diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động
+ Tóm tắt diễn biến trận Chi lăng – Xương Giang.
+ Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Tuần 21 : 10 /1 → 16 / 1 /2011 Ngày soạn: 5 / 1 / 2011
Bài 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN ( 1418 – 1427 ) 
Tiết 39 : III/ KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG ( 1426 – 1427 )
I/.Mục tiêu bài học:
 - Lập niên biểu và tường thuật diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên bản đồ : từ lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng, chống địch vây quét và mở rộng vùng hoạt động ở miền tây Thanh Hóa đến chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng vào Tân Bình, Thuận Hóa rồi phản công diệt viện và giải phóng đất nước. Nhớ tên một số nhân vật và địa danh lịch sử cùng những chiến công tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa (vai trò của các tầng lớp nhân dân, sự lãnh đạo tài tình của bộ máy chỉ huy)
+ Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn : lòng yêu nước, đoàn kết nhân dân; chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sang tạo
- Giáo dục HS lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, mưu trí bảo vệ chủ quyền đất nước.
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học . Đánh giá các sự kiện có ý nghĩa quyết định của một cuộc chiến tranh.	
II/ Chuẩn bị của GV và HS
1 / GV : - Lược đồ trận Tốt Động – Chúc Động; 
 - Lược đồ trận Chi Lăng – Xương Giang.
2 / HS : - Bảng phụ + bút lông
 	 - SGK + đồ dùng học tập
III/ Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn cuối năm 1424 – cuối năm 1426 ?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
b. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 : Lập niên biểu và tường thuật được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gia đoạn cuối năm 1426
CH : Hoàn cảnh dẫn đến trận Tốt Động – Chúc Động ?
GV chỉ lược đồ cho HS vị trí Tốt Động – Chúc Động.
Giảng: Với mong muốn giành thế chủ động tiến quân vào Thanh Hoá đánh tan bộ chỉ huy quân ta, nhà Minh cử Vương Thông tăng thêm 5 vạn quân kéo vào Đông Quan phối hợp với số quân còn lại ở Đông Quan một lực lượng nhỏ còn lại tiến vào Thanh Hoá. Trên đường tiến quân chúng tập trung địch ở Cổ Sở tiến đánh Cao Bộ. 
GV kết hợp chỉ lược đồ tường thuật diễn biến : 
- Ta: Phục binh ở Tốt Động, Chúc Động.
- Tháng 11/1426 Vương Thông cho quân đánh Cao Bộ, quân ta từ mọi hướng tấn công khi địch lọt vào Trận Địa , 5 vạn quân dịch bị tử trận, thương 1vạn tên bị bắt sống. Vương Thông chạy về Đông Quan.
Trận thắng này được coi là trận thắng chiến lược.
GV yêu cầu HS lên bảng trình bày diễn biến bằng lược đồ.
CH : Vì sao trận thắng này được coi là trận thắng có ý nghĩa chiến lược?
Vì sao được coi là ý nghĩa chiến lược?
HS : Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch.
- Ý đồ chủ động phản công của địch bị thất bại.
GV giảng: Trong " Bình Ngô đại cáo" Nguyễn Trãi đã tổng kết trận chiến 

File đính kèm:

  • docchuan kt kn HKI.doc