Giáo án Lịch sử 7 - Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX - Tiết 62: Văn học nghệ thuật - Năm học 2010-2011

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Sự phát triển cao hơn của nền văn hoá dân tộc với nhiều thể loại phong phú và nhiều tác giả,tác phẩm nổi tiếng

Văn học dân gian các thành tựu về hội hoạ,kiến trúc,điêu khắc

Sự chuyển biến về khoa học,kĩ thuật,sử học,địa lí,y học,cơ khí đạt được nhiều thành tựu đáng kể

Sự tiếp thu khoa học kĩ thuật phương Tây song ứng dụng chưa nhiều

2.Kĩ năng: Có kĩ năng miêu tả những thành tựu văn hoá

Kĩ năng quan sát,phân tích,trình bàyvề các tác phẩm nghệ thuật

3.Thái độ: Trân trọng,tự hào với những thành tựu mà cha ông ta sáng tạo ra

Góp phần hình thành ý thức thái độ bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX - Tiết 62: Văn học nghệ thuật - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/4/11
Ngày giảng: 7c: 22/4/11
Bài 28
Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
tiết 62
I. văn học nghệ thuật
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Sự phát triển cao hơn của nền văn hoá dân tộc với nhiều thể loại phong phú và nhiều tác giả,tác phẩm nổi tiếng
Văn học dân gian các thành tựu về hội hoạ,kiến trúc,điêu khắc
Sự chuyển biến về khoa học,kĩ thuật,sử học,địa lí,y học,cơ khí đạt được nhiều thành tựu đáng kể
Sự tiếp thu khoa học kĩ thuật phương Tây song ứng dụng chưa nhiều
2.Kĩ năng: Có kĩ năng miêu tả những thành tựu văn hoá
Kĩ năng quan sát,phân tích,trình bàyvề các tác phẩm nghệ thuật
3.Thái độ: Trân trọng,tự hào với những thành tựu mà cha ông ta sáng tạo ra
Góp phần hình thành ý thức thái độ bảo vệ và phát huy các di sản văn hoá
II.Đồ dùng
1.Giáo viên: Tranh dân gian, chùa Tây Phương, Ngọ Môn,đình làng đình bảng,cung điện, lăng tẩm triều Nguyễn, sưu tầm bài thơ 18 vị La Hán chùa Tây Phương...
2.Học sinh: soạn bài
III.Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích.
IV: Tổ chức dạy học:
1.ổn định: 7c: 
2.Kiểm tra: (?) Tóm tắt những nét chính về 3 cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu TK XIX.
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
Giới thiệu bài
Cuối XVIII nửa đầu XIX triều Nguyễn lập lại ách thống trị gây ra cuộc sống cực khổ cho nhân dân ta,làm kìm hãm sự phát triển của kinh tế khoa học,xã hội song đây lại là giai đoạn phát triển cao của nền văn hoá dân tộc,Sự hủ bại lỗi thời của triều đại phong kiến lại được phản ánh rất đa dạng phong phú,rõ nét trong văn học,nghệ thuậtlàm cho nền văn học nghệ thuật phát triển cao hơnbao giời hết.Để thấy rõ hơn sự phát triển của văn học nghệ thuật,khoa học kĩ thuật hôm nay ...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1.Tìm hiểu tình hình văn học.
Mục tiêu: Hiểu được tình hình văn học nước ta cuối thế kỉ XIX
Thời gian: 18’
H đọc sách giáo khoa 
? Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào?
H: Văn học dân gian: tục ngữ, ca dao, dân ca, hò, vè, tiếu lâm, trạng...
? Em hãy đọc một câu tục ngữ,ca dao mà em biết
? Em hãy kể tên các tác phẩm và các tác giả văn học tiêu biểu mà em biết?
H: Nguyễn Du-Truyện Kiều 3254 câu thơ 
 “Trăm năm trong cõi người ta 
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
 Trải qua một cuộc bể dâu 
Những điều trông thấy... đau đớn lòng”
? Em hãy đọc một câu hoặc một đoạn thơ của các tác giả trên mà em thích nhất?
GV giới thiệu:
Nguyễn Du nhà thơ lớn của dân tộcđầu thế kỉ XX-Truyện Kiều kể về thân phận nàng Kiều sống dưới chế độ phong kiến bất công bị vùi dập,nỗi khổ của nàng Kiều là tiêu biểu cho thân phận người phụ nữ bị vùi dập
Hồ xuân hương: nhà thơ nôm châm biếm nổi tiếng mạnh dạn lên tiếng bênh vực cho người phụ nữ,cho lẽ phải,đả kích bọn hám danh lợi,đả kích những bất công trong xã hội,bà đã để lại nhiều bài thơ châm biếm sâu sắc và những khát khao về cuộc sống bình đẳng trong xã hội ,...
? So với các thế kỉ trước thì văn học nước ta thời kì này có gì mới?
H: Xuất hiện một số nhà thơ nữ
? Nội dung của các tác phẩm văn học thời kì này ?
H: Nội dung :Phản ánh tình hình xã hội nêu lên nguyện vọng nhân dân 
? Tại sao văn thơ nôm thời kì này lại phát triển rực rỡ như vậy?
H: Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của xã hội phong kiến là giai đoạn bão táp cách mạng sôi động là cơ sở để văn hoá phát triển và phản ánh hiện thực xã hội
Hoạt động 2. Tìm hiểu tình hình nghệ thuật
Mục tiêu: Hiểu được tình hình nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ XIX
Thời gian: 12’
? Văn nghệ dân gian gồm những thể loại nào?
H:Sân khấu: chèo, tuồng, quan họ, trống quân, lượn...
? Quê em có những làn hát dân gian nào?
G Giới thiệu về tranh dân gian,tranh làng Mái, Đông Hồ
“Hỡi cô thắt lưng bao xanh 
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
có nghề tô tượng,có nghề làm tranh”
? Em có nhận xét gì về đề tài tranh dân gian
H thảo luận nhóm
H: Tranh chăn trâu thổi sáo
Lọng xanh lá sen/Sáo thổi tai trâu
->thú vui thanh bình,sự yêu đời,ngộ nghĩnh của chú bé chăn trâu
- Tranh Hứng dừa
“Khen ai khéo tạc nên dừa 
Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi”
- Tranh đàn gà, tranh lợn nái..đám cưới chuột, trê cóc...
? Em hãy nêu những thành tựu kiến trúc thời kì này
H Quan sát H67
? Em có nhận xét gì về kiến trúc thời kì này?
G Giới thiệu chùa Tây Phương-18 vị La Hán-> được đấnh giá là những tác phẩm nghệ thuật đẹp vào bậc nhất của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt nam.Khi đến thăm chùa ai cũng phải trầm trồ thán phục
- Nhà thơ Huy Cận đã sáng tác bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”miêu tả dáng vẻ ,nội tâm từng pho tượng
“Các vị La Hán chùa tây Phương
tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là sứ phật
Mà sao ai nấy mặt đau thương
 Đây vị xương trần chân với tay
 Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
 Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
 Tự bấy ngồi y cho đến nay
Có vị mắt giương mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua trát tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi
 Có vị chân tay co xếp lại
 Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
 Nhưng đôi tai rộng dài ngang gối
 Cả cuộc đời nghe đủ nỗi buồn
Các vị ngồi đây trong lặng im
mà sao giông bão nổi trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen
 Mỗi người một vẻ mặt con người
 Cuồn cuộn đau thương cháy dưới trời
H xem tranh kinh thành Huế...1993 được xếp hạng di sản văn hoá thế giới
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc thế kỉ XVIII nửa đầu XIX
? Em hãy kể lại một số công trình kiến trúc độc đáo mà em biết
1. Văn học
-Văn học dân gian: tục ngữ, ca dao, dân ca, hò, vè, tiếu lâm, trạng...
-Văn học bác học
+Truyện Kiều - Nguyễn du
+Chinh phụ ngâm khúc - Đặng Trần Côn
+Cung oán ngâm khúc
+Thơ Hồ Xuân Hương
+Thơ Bà Huyện Thanh Quan
+Thơ Cao Bá Quát
-> Xuất hiện một số nhà thơ nữ
- Nội dung :Phản ánh tình hình xã hội nêu lên nguyện vọng nhân dân 
2. Nghệ thuật
*Văn Nghệ dân gian
- Sân khấu: chèo, tuồng, quan họ, trống quân, lượn...
*Tranh dân gian: Đông Hồ
 -> mang đậm tính dân tộc phản ánh mọi mặt sinh hoạt của nhân dân
*Kiến trúc
- Chùa Tây Phương(Thạch thất –Hà tây) -> kiến trúc độc đáo kiểu cung đình, tạo sự tôn vinh cao quí
- Nghệ thuật tạc tượng đúc đồng rất tài hoa, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc
4.Củng cố:
(?) So với các thế kỉ trước, NT thời kì này có gì đặc sắc so với các TK trước đó?
5.Hướng dẫn học bài
- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
- CBB: Đọc trước mục II SGK

File đính kèm:

  • docsu 7 t 62.doc