Giáo án lịch sử 7 Bài 25. phong trào tây sơn iii. tây sơn lật đổ chính quyền họ trịnh
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức.
HS cần nắm được các mốc thời gian gắn liền với hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền vua Lê, chúa Trịnh.
Thấy được sự phát triển của phong trào Tây Sơn qua giai đoạn này.
2. Kỹ năng:
-Trình bày diễn biến trận đánh trên lược đồ (HSKG trình bày theo hướng dẫn của GV).
- Nhận xét sự kiện (HSKG đánh giá các sự kiện).
- Lập niên biểu (GV phân công cho 2 đối tượng HS tham gia)
3. Thái độ.
Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.
II. CHUẨN BỊ.
GV: Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài. Bảng phụ.
HS: SGK, SBT,soạn câu hỏi trước trong sgk. Đọc kĩ nội dung bài. Bảng phụ.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh, vệ sinh, tư thế học tập, dụng cụ học tập của lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
HSKG: Trình bày lại diễn biến chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút trên lược đồ.
Gợi ý: HS dựa trên lược đồ trình bày.
HSTB,Y,K: Trận chiến Rạch Gầm – Xoài Mút diễn ra vào thời gian nào? Ý nghĩa của trận chiến.
PHÒNG GD-ĐT ĐÔNG HẢI NHÓM: LỊCH SỬ Ngày soạn: Tuần: Ngày dạy: Tiết: Bài 25. PHONG TRÀO TÂY SƠN III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. HS cần nắm được các mốc thời gian gắn liền với hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền vua Lê, chúa Trịnh. Thấy được sự phát triển của phong trào Tây Sơn qua giai đoạn này. 2. Kỹ năng: -Trình bày diễn biến trận đánh trên lược đồ (HSKG trình bày theo hướng dẫn của GV). - Nhận xét sự kiện (HSKG đánh giá các sự kiện). - Lập niên biểu (GV phân công cho 2 đối tượng HS tham gia) 3. Thái độ. Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn. II. CHUẨN BỊ. GV: Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài. Bảng phụ. HS: SGK, SBT,soạn câu hỏi trước trong sgk. Đọc kĩ nội dung bài. Bảng phụ. III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh, vệ sinh, tư thế học tập, dụng cụ học tập của lớp. Kiểm tra bài cũ: HSKG: Trình bày lại diễn biến chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút trên lược đồ. Gợi ý: HS dựa trên lược đồ trình bày. HSTB,Y,K: Trận chiến Rạch Gầm – Xoài Mút diễn ra vào thời gian nào? Ý nghĩa của trận chiến. Gợi ý: - Trận chiến Rạch Gầm – Xoài Mút diễn ra vào năm 1785. - Đây là trân thủy chiến lớn nhất, đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới, trở thành phong trào quật khởi của dân tộc. 3. Bài mới: Hoạt động dạy Hoạt động học Ghi bảng Hoạt động 1. Hạ thành Phú Xuân – Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh ? Tình hình Đàng Ngoài như thế nào? ? Hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến quân ra Bắc Hà lần thứ nhất 1786. - GV hướng dẫn , yêu cầu HS chỉ lược đồ hình 57: GV kể cho HS: Thủy quân Tây Sơn đã lợi dụng lúc nước thủy triều lên cao về đêm rồi cho chiến thuyền tiến sát vào thành, đại bác ở các chiến thuyền bắn phá kịch liệt vào thành, bộ binh xông lên giáp chiến với quân Trịnh. ? Vì sao khi tiến quân ra Bắc, Nguyễn Huệ lại nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”. - GV chỉ lược đồ: Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ cho quân từ Phú Xuân đánh ra Thăng Long. Chúa Trịnh bị bắt. Chính quyền phong kiến họ Trịnh tồn tại hơn 200 năm đã bị sụp đổ, Nguyễn Huệ giao quyền cho nhà Lê, rút về Nam. ? Vì sao Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh nhanh chóng như vậy?. ?Việc Tây Sơn tiêu diệt họ Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài có ý nghĩa gì? +HS: - Quân Trịnh đang đóng ở Phú Xuân kiêu căng, sách nhiễu dân chúng, nhân dân căm giận... +HS: - Tháng 6 – 1786 , nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân -> Giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong - Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ ra Thăng Long lật đổ họ Trịnh. + HS chú ý theo dõi , chỉ lược đồ. + Học sinh thảo luận: Nhằm tập hợp dân chúng hưởng ứng, ủng hộ mình và quan niệm nhà Lê là chính thống. +HS: - Nhân dân chán ghét chính quyền của chúa Trịnh, ủng hộ Tây Sơn. - Thế lực quân Tây Sơn đang mạnh. - Quân Trịnh bạc nhược ... +HS: - Tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước. - Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân . 1. Hạ thành Phú Xuân – Tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh. a. Hoạt động - Tháng 6 – 1786 , nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân -> Giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong - Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ ra Thăng Long lật đổ chính quyền chúa Trịnh. b.Ý nghĩa: - Tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước. - Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước Hoạt động 2: Nguyễn Hữu Chỉnh Mưu phản, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà H. Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà ntn? H. Nguyễn Hữu Chỉnh có thái độ ntn? Gv: Diễn giải thêm về con người Nguyễn Hữu Chỉnh. H. Trước tình hình đó Nguyễn Huệ đã có biện pháp ntn? H. Sau khi tiêu diệt Chỉnh Vũ Văn Nhậm có thái độ ntn? H. Nguyễn Huệ lại có quyết định gì? H. Tại sao Tây Sơn lại lật đổ chính quyền phong kiến một cách nhanh chóng? Gv: Diễn giải H. Việc lật đỗ các tập đoàn phong kiến họ Lê- Trịnh có ý nghĩa gì? Gv: Chốt lại. Tl:- Con cháu họ Trịnh nổi loạn. - Lê Chiêu Thống bạc nhược. - Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền. Tl: Chống phá Tây Sơn. Tl: Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc trị tội Chỉnh. Tl: Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng. Tl: Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Nhậm. Hs: thảo luận/nhóm( 3 phút) Tl: + Được nhân dân, sĩ phu nổi tiến giúp đỡ. + Lực lượng Tây Sơn hùng mạnh. + Chính quyền phong kiến thói nát. Tl: Xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho thống nhất đất nước. 2. Nguyễn Hữu Chỉnh Mưu phản, Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà: - Nguyễn Hữu Chỉnh chống phá Tây Sơn. - Vũ Văn Nhậm có mưu đồ riêng. - Giữa năm 1788 Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Nhậm. - Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền mới ở Bắc Hà. * Ý nghĩa: Xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho thống nhất đất nước. 4. Củng cố: - Quân Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê như thế nào ? - Yêú tố nào giúp quân Tây Sơn lật đổ các chính quyền đó ? 5. Hướng dẩn – dặn dò: - Học bài cũ. - Lập niên biểu các sự kiện. - Chuẩn bị bài mới (Phần IV) : Tây Sơn đánh tan quân Thanh: + Nguyên nhân quân Thanh xâm lược nước ta ? + Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn ? + Vì sao quân ta rút khỏi Thăng Long? + Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỷ Dậu? IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………... DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CM Ngày tháng năm 2014
File đính kèm:
- GA PHAN HOA MAU.doc