Giáo án Lịch sử 7 - Bài 24, Tiết 50: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Năm học 2010-2011

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Sự suy yếu của chính quyền phong kiến đàng Ngoài đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất, đời sống nhân dân đói khổ, cảnh lưu vong phiêu tán khắp nơi.

Phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại nhà nước phong kiến tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất.

2.Kĩ năng: Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua những phong trào nông dân.

3.Thái độ: Thấy rõ sức mạnh quaatj khởi của nhân dân đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột của nhân dân ta.

II.Đồ dùng

1.Giáo viên: Lịch sử Việt Nam Đại cương tập II.

Lược đồ nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân đàng Ngoài thế kỉ XVIII

2.Học sinh: soạn bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 24, Tiết 50: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8 /3/ 11
Ngày giảng: 7c: 10/3/ 11
 Bài 24
tết 50
khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Sự suy yếu của chính quyền phong kiến đàng Ngoài đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất, đời sống nhân dân đói khổ, cảnh lưu vong phiêu tán khắp nơi.
Phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại nhà nước phong kiến tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất.
2.Kĩ năng: Đánh giá hiện tượng đấu tranh giai cấp thông qua những phong trào nông dân.
3.Thái độ: Thấy rõ sức mạnh quaatj khởi của nhân dân đàng Ngoài, thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột của nhân dân ta.
II.Đồ dùng
1.Giáo viên: Lịch sử Việt Nam Đại cương tập II.
Lược đồ nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân đàng Ngoài thế kỉ XVIII 
2.Học sinh: soạn bài
III.Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích.
IV: Tổ chức dạy học:
1.ổn định: 7c:
2.Kiểm tra: ? Nêu tình hình văn hóa nước ta thế kỉ XVI-XVIII
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động 
Giới thiệu bài. 
Tuy phân chia nhưng kinh tế đàng Trong phát triển hơn ở đàng Ngoài. Đàng Ngoài với sự chuyên quyền của chúa Trịnh cùng các quan lại cận thần đã làm cho kinh tế đàng Ngoài suy yếu nghiêm trọng, đói kém, mất mùa, cực khổ kéo dài gây nên nỗi bất bình oán giận của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, khiến họ nổi dậy đấu tranh, cuộc chiến đã diễn ra như thế nào.
Hôm nay...
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1. Tìm hiểu tình hình chính trị
Mục tiêu: Hiểu được tình hình chính trị nước ta thế kỉ XVIII
Thời gian: 18’
H:Đọc phần 1 sgk.
? Từ thế kỉ XVIII chính quyền phong kiến họ Trịnh có những biểu hiện gì?
G:Trịnh Doanh, Trịnh Sâm
=> Từ vua, chúa, quan lại không còn giữ kỉ cương phép nước.
- Bà Tuyên Phi Đặng Thị Huệ thao túng chuyên quyền.
- Đặng Lân em trai không kiêng nể ai
- Đưa Trịnh Cán thay Trịnh Tùng...
? Chính quyền phong kiến mục nát sẽ dẫn đến hậu quả gì?
H:Đọc chữ nhỏ sgk.
“Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy
Đồng quê than vãn trông vào đâu
Lưới chài quan lại còn vơ vét
Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi”
? Em có thể hình dung lại bức tranh xã hội đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
G:Đây được coi là thời kì đen tối nhất của giai đoạn lịch sử Việt Nam thế kỉ XVIII.
? Thái độ của nhân dân ta như thế nào?
H: Khởi nghĩa khắp nơi
Hoạt động 2. Tìm hiểu những cuộc khởi nghĩa lớn
Mục tiêu: hiểu được những cuộc khởi nghĩa lớn
Thời gian: 12’
H:Tiếp cận sgk.
? Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu đàng Ngoài.
G:Dùng lược đồ xác định vị trí các cuộc khởi nghĩa.
G:Thuật lại cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu lấy Đồ Sơn- Hp, làm căn cứ-> kinh Bắc , nhiều lần uy hiếp Thăng Long-> S. Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An
.
? Em hãy thuật lại cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu.
-> Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng và khí thế của nhân dân vào nhưng năm 40.
G:Hoàng Công Chất là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam sau một tháng hoạt động ở đồng bằng ông chuyển lên Tây Bắc...
? Em có nhận xét gì về địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa?
H: Địa bàn hoạt động rộng cả đồng = và miền núi
? Kết quả của các cuộc khởi nghĩa như thế nào?
? Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa?
? ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa?
? Hãy xác định tên, thời gian, địa danh các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
1.Tình hình chính trị.
- Chính quyền phong kiến mục nát đến cực độ:
+ Vua- bù nhìn.
+ Chúa- ăn chơi sa đoạ.
+ Quan lại, đục khoét nhân dân.
-Hậu quả:
+ Sản xuất sa sút, đê điều không được quan tâm, đói kém, mất mùa, lũ lụt, thuế nặng, công thương đình đốn.
+ Đời sống nhân dân cực khổ, thường xuyên xảy ra nạ đói
2.Những cuộc khởi nghĩa lớn.
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Địa điểm
1737
Nguyễn Dương Hưng
Sơn Tây
1738-1770
Lê Duy Mật
Thanh Hoá- Nghệ An
1740-1751
Nguyễn Danh Phương
Vĩnh Phúc
1741-1751
Nguyễn Hữu Cầu
Hải Phòng
1739-1769
Hoàng Công Chất
2 Giai đoạn
- Kết quả: Đều bị dập tắt.
-Nguyên nhân: Các cuộc khởi nghĩa rời rạc, không liên kết thành 1 phong trào rông lớn
-ý nghĩa:
+ Nêu cao tinh thần đấu tranh...
+Làm cho chính quyền Trịnh suy yếu.
+Tạo điều kiện cho cuộc đấu tranhtiếp theo.
4.Củng cố: 3’
(?) Hãy thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất.
(?) Em có nhận xét gì về các cuộc khởi nghĩa nông dân đàng Ngoài.
5.Hướng dẫn học bài: 1’
- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK
- CBB: Đọc trước bài 25 SGK: Phong trào tây sơn

File đính kèm:

  • docsu 7 t 50.doc
Giáo án liên quan