Giáo án Lịch sử 7 - Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỷ XVI - XVIII - Tiết 49: Tình hình kinh tế (Tiết 1) - Nguyễn Đình Kiếm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp hs hiểu:

- Sự khác nhau giữa kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hoá ở 2 miền đất nước, nguyên nhân của sự khác nhau đó.

- Kinh tế đằng trong có bước phát triển hơn

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho hs kĩ năng nhận xét trình độ phát triển của lịch sử dân tộc.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn những thành quả của cha ông để lại.

II. Ph¬ương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích .

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Bản đồ Việt Nam

 - Tài liệu liên quan, giáo án.

2. Học sinh: - Học bài cũ, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

IV.Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định tổ chức:1'

2. Kiểm tra bài cũ: 4'

? Thuật lại cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn và hậu quả của cuộc chiến tranh đó.

3. Bài mới:

*. Đặt vấn đề: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã gay biết bao tổn hại cho dân tộc, đặc biệt là sự phân chia đất nước kéo dài đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 14749 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 23: Kinh tế văn hóa thế kỷ XVI - XVIII - Tiết 49: Tình hình kinh tế (Tiết 1) - Nguyễn Đình Kiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sự khác nhau giữa kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hoá ở 2 miền đất nước, nguyên nhân của sự khác nhau đó.
- Kinh tế đằng trong có bước phát triển hơn
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện cho hs kĩ năng nhận xét trình độ phát triển của lịch sử dân tộc.
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn những thành quả của cha ông để lại.
II. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích ...
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Bản đồ Việt Nam
	 - Tài liệu liên quan, giáo án.
2. Học sinh: - Học bài cũ, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định tổ chức:1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
? Thuật lại cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn và hậu quả của cuộc chiến tranh đó.
3. Bài mới:
*. Đặt vấn đề: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn đã gay biết bao tổn hại cho dân tộc, đặc biệt là sự phân chia đất nước kéo dài đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
* Hoạt động 1: 1. Nông nghiệp: 18'
- Mục tiêu: Trình bày tổng quát bức tranh kinh tế của cả nước.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Tình hình nông nghiệp ở đằng ngoài có gì thay đổi?
Gv:Việc bọn cường hào cầm bán ruộng đất có ảnh hưởng gì đến đời sống nhân dân?
Hs: Nhân dân không có ruộng, đói kém, bỏ làng đi.
Gv: Chúa Nguyễn đã đưa ra những biện pháp để phát triển kinh tế đằng trong.
Hs: - Tổ chức khai hoang, lập thôn xóm.
 - Cung cấp nông cụ, lương ăn.
 - Xá thuế, lao dịch 3 năm.
Gv: Kết quả của những biện pháp đó?
Hs: Số đinh tăng, số ruộng tăng, lập nhiều làng, xóm mới.
Gv: Em có nhận xét gì về kinh tế 2 đằng?
Hs: Trong: Phát triển. Ngoài: trì trệ.
Gv: Phân tích thêm.
Gv: Sự phát triển sản xuất ở đằng trong có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội.
Hs: Hình thành từng lớp địa chủ chiếm đoạt ruộng đất nhưng đời sống nhân dân vẫn ổn định.
a. Ở Đàng Ngoài:
- Chiến tranh diễn ra nhiều năm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
-Chúa Trinh không chăm lo khai hoang, đắp đê làm thuỹ lợi.
 - Ruộng đất công bị cường hào cầm bán.
- Đời sống nhân dân khổ cực.
b.Ở Đàng Trong:
- Khai hoang, di dan mở rộng diện tích.
- Lập làng, xóm mới.
- Năm 1698, Nguyễn Hửu Cảnh kinh lí phía Nam, đặt phủ Gia Định.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
à Đằng trong phát triển, đằng ngoài trì trệ.
* Hoạt động 2:2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán. 15'
- Mục tiêu: + Trình bày được sự phát triển của thủ công nghiệp và ngoại thương ở nước ta thế kỉ XVI-XVIII.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Nước ta có những nghề thủ công nào tiêu biểu?
Hs: Trả lời theo sgk.
Gv: ở thế kỷ XVII thủ công nghiệp có điểm gì mới?
Gv: Nghề thủ công nào tiêu biểu nhất thời bấy giờ?
Gv: Cho HS xem hình 51. Qua đó em có nhận xét gì sản phẩm gốm Bát Tràng.
Hs: Thảo luận.
Gv: Phân tích, chốt lại.
Gv: Em hãy kể những làng nghề thủ công nổi tiéng mà em đã học?
Gv: Tình hình thương nghiệp trong và ngoài nước có những biến chuyển gì?
Gv: Việc xuất hiện nhiều chợ chứng tỏ điều gì?
Hs: Trao đổi hàng hoá phát triển.
Gv: gọi HS đọc phần in nghiêng.
Hs: Quan sát hình 52 agk-Nhận xét.
Gv: Em có nhận xét gì về các phố phường?
Gv: Vì sao việc buôn bán với nước ngoài ban đầu phát triển về sau hạn chế?
Hs: - Lúc đầu phát triển à Mua vũ khí phục vụ chiến tranh.
 - Vì sợ người phương Tây có ý đồ xâm chiếm nước ta.
Gv: Vì sao Hội An là nơi diễn ra buôn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài?
Hs: Gần biển thuận tiện cho các thuyền ra vào.
a. Thủ công nghiệp:
- Từ thế kỉ XVI, hình thành nhiều làng thủ công .
- Nghề thủ công tiêu biểu nhất:Gốm Bát Tràng, đường Quảng Nam.
b. Thương nghiệp:
- Buôn bán phát triển,nhất là vùng đồng bằng và ven biến.
- Xuất hiện nhiều chợ phố xá, đô thị.
- Buôn bán với nước ngoài phát triển về sau thi hành chính sách hạn thương.
4. Củng cố: 5'Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 
? Em có nhận xét gì về bức tranh kinh tế nước ta ở các thế kỷ XVI - XVIII.
5. Hướng dẫn-dặn dò: 	2'
* Bài cũ: 
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa
- Làm các bài tập ở sách bài tập 
* Bài mới:
Soạn trước mục văn hoá vào vở soạn. trả lời các câu hỏi sau:
? Ở thế kỷ XVI - XVIII nước ta có những tôn giáo nào.
? Ý nghĩa của việc sử dụng chữ quốc ngữ.
6. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BÀI 23 : KINH TẾ VĂN HOÁ THẾ KỶ XVI - XVIII
 Ngày soạn:...../2/2011
Ngày dạy :..../2/2011
TIẾT 50- II. VĂN HOÁ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu:
- Nho giáo là công cụ tinh thần để thống trị nhân dân nay đã mất dần hiệu lực.
- Các nếp sống văn hoá ở làng, xã được bảo tồn và phát triển.
- Đạo thiên chúa giáo được truyền bá vào nứơc ta.
- Sự ra đời của chữ quốc ngữ.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện cho hs kĩ năng mô tả lại một lễ hội, một trò chơi.
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho hs ý thức giữ gìn những thành quả của cha ông để lại.
II. Phương pháp: Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích ...
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Tranh biểu diễn võ nghệ, tượng phật bà.
	 - Tài liệu liên quan, giáo án.
2. Học sinh: - Học bài cũ. 
	 - Vở ghi, vở soạn, vở bài tập, sách giáo khoa.
IV.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'? Nhận xét về tình hình kinh tế ở đằng trong, đằng ngoài.
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Mặc dầu đất nước không ổn định, chia cắt kéo dài nhưng nền kinh tế vẫn có bước biến chuyển nhất định. Song song với kinh tế thì nền văn hoá thời kỳ này cũng có nhiều điểm mới do việc buôn bán với phương tây được mở rộng ...
* Hoạt động 1: 1. Tôn giáo. 15'
- Mục tiêu: Trình bày được nét chính về tình hình tôn giáo ở các thế kỉ XVI-XVII. Nêu được nét mới về mặt tư tưởng, tôn giáo.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Những biến chuyển về Nho giáo, Phật giáo, đạo giáo thời kỳ này?
Gv: Vì sao nhi giáo lại kém phát triển hơn trước?
Hs: Vua không còn uy quyền, chỉ là bù nhìn.
Gv: Vì sao phật giáo và đạo giáo được phục hồi và phát triển?
Hs: Đất nước chia cắt, chiến tranh. Con người tìm đến cửa phật để tu tâm. Hơn nữa đạo phật có nhiều phương thuật mê tín rất phù hợp với hoàn cảnh loạn lạc lúc bấy giờ.
Gv: Giải thích thêm.
Gv: Ngoài cá tôn giáo thì nhân dân ta còn có những hình thức sinh hoạt nào?
Hs: Thường tổ chức các lễ hội ở làng xã, gia đình.
Gv: Em hãy mô tả lại một lễ hội, một trò chơi mà em biết?
Gv: Qua các hình thức sinh hoạt văn hoá có tác dụng gì đối với mọi người dân?
Hs: - Thắt chặt tình đoàn kết.
 - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
Gv: hãy kể một vài câu ca dao thể hiện sự đòan kết, thương yêu?
Gv: Em hãy kể một số tính ngưỡng cổ truyền được lưu giữ cho đến ngày nay?
Gv: Vì sao thiên chúa giáo lại được du nhập vào nước ta?
Hs: Theo thuyền buôn.
Gv: Thái độ chủa chính quyền Trịnh - Nguyễn.
Hs: Tìm cách ngăn chặn.
Gv: Phân tích thêm
- Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
- Phật giáo và đạo giáo thời Lê Sơ bị han chế nay được phục hồi.
- Nhân dân vẫn giữ được nếp sống văn hóa truyền thống.
- Cuối thế kỷ XVI đạo thiên chúa giáo du nhập vào nước ta.
- Chính quyền Trịnh -Nguyễn tìm cách ngăn cản.
*Hoạt động 2:2. Sự ra đời của chữ quốc ngữ. 10'
- Mục tiêu: Trình bày được sự ra đời và ý nghĩa của chử Quốc Ngữ.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Gv: Giải thích thêm.
Gv: Vì sao trong một thời gian dài chữ quốc ngữ không được sử dụng rộng rãi?
Hs: - Giai cấp phong kiến bảo thủ.
 - Chỉ lưu hành trong giới truyền đạo.
Gv: Chữ quốc ngữ ra đời có ý nghĩa như thế nào?
- Thế kỷ XVII một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La Tinh ghi âm tiếng Việt.
- Là thứ chử viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu dùng để truyền đạo về sau lưu truyền trong nhân dân và trở thành chử Quốc ngữ nước ta.
* Hoạt động 3: 3. Văn học và nghệ thuật dân gian: 10'
- Mục tiêu: Trình bày được nét chính về tình hình văn hóa, nghệ thuật nước ta thế kỉ XVI-XVII. Nêu được nét mới về văn học nghệ thuật.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Kể tên những thành tựu văn học thời kỳ này?
Gv: Thơ Nôm xuất hiện có ý nghĩa như thế nào đến tiếng nói và văn hoá dân tộc?
Hs:- Khẳng định người Việt có ngôn ngữ riêng, nền văn học chữ Nôm không thua kém bất cứ một nền văn học nào.
 - Thể hiện ý thức tự chủ, tự cường.
Gv: Nội dung của các tác phẩm chữ Nôm?
Gv: Văn học dân gian gồm những thể loại nào?
Hs: truyện Nôm, Tiếu lâm, Trạng, các thể thơ lục bát, song thất lục bát.
Gv: Em có nhận xét về nền nghệ thuật dân gian lúc bấy giờ?
* Gv: Sơ kết.
a. Văn học:
- Văn học chử Hán chiếm ưu thế.
- Văn học chữ Nôm phát triển mạnh
- Nội dung: ca ngợi hạnh phúc con người, phê phán xã hội pk...
- Tiểu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
- Sang thế kỉ XVIII văn học dân gian phát triển mạnh mẽ.
b. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật dân gian: múc trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc...
- Nghệ thuật sân khấu: chèo, tuồng,hát Ả đào...được phục hồi và phát triển.
4. Củng cố: 4' Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 
? Ở thế kỷ XVI - XVIII nước ta có những tôn giáo nào.
? Ý nghĩa của việc sử dụng chữ quốc ngữ.
5.Hướng dẫn - dặn dò. 1'
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa
- Làm các bài tập ở sách bài tập 
 - Chuẩn bị các nội dung sau:
 + Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Nông dân Đàng Ngoài.
 + Diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
6. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 49,50 su 7. doc.doc