Giáo án Lịch sử 7 - Bài 22: Sự suy yếu của Nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức : Qua bài học giúp học sinh nắm được

- Cùng thế kỉ XVI, những biểu hiện vè sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt: chính trị, xã hội.Nắm được nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ lược đồ của nghĩa quân Trần Cảo ( ba lần tấn công kinh thành, Vua Lê phải chạy chốn vào Thanh Hoá)

3. Giáo dục tư tưởng :

- Nhận thức được sự suy thoái cảu nhà nước phong kiến tập quyền dẫn tới mâu thuẫn xã hội sâu sắc, là nguyên nhan vùng nổ các cuộc khởi nghĩa .

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 22: Sự suy yếu của Nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI - XVIII), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đã nổ ra nhiều nơi
Lên bảng chỉ trên lược đồ tên gọi và thời gian nổ ra các cuộc khởi nghiã .
Tóm tắt 1 cuộc khởi nghĩa
- Tiêu biểunhất của phong trào nông dân thế kỉ XVI là khởi nghĩa Trần Cảo ( 1516 ) ở Đông Triều ( Quảng Ninh ). Nghĩa quân cạo trọc đầu , chỉ để 3 chỏm tóc nên gọi là ( quân ba chỏm ). Nghĩa quân 3 chỏm tấn công vào kinh thành Thăng Long, có lần khiến Vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hoá.
Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nông dân thế kỉ XVI ?
( Kết quả , phạm vi , ý nghĩa ....)
1. Triều đình nhà Lê: (17 phút )
- Tầng lớp phong kiến thống trị đã thoái hoá 
- Vua quan không lo việc nước, chỉ lo hưởng thụ xa xỉ
- Xây lâu đài cung điện tốn kém 
- Nội bộ triều đình chia bè cánh, trành giành quyền lực -> Triều đình lục đục, rối loạn.
2. Phong trào khởi nghĩa nông dân ở dầu thế kỉ XVI: ( 18 phút )
a. Nguyên nhân :
- Nông dân >< địa chủ
- Nhân dân >< nhà nước phong kiến ngày càng gay gắt 
=> Mâu thuẫn giai cấp lên cao, bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
b. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
- Khởi nghĩa Trần Tuân (1511) ở Hưng Hoá , Tây Sơn
- Lê Hy, Trịnh Hưng (1512) ở Nghệ An, Thanh Hoá.
- Phùng Chương (1515) Tam Đảo
- Trần Cảo (1516) Đông triều - Quảng Ninh.
c. Kết quả - ý nghĩa :
- Kết quả: Đều thất bại ( do nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, không liên kết)
- Phạm vi: qui mô rộng lớn
- ý nghĩa : Tuy thất bại nhưng đã tấn công mạnh mẽ vào chính quyền nhà Lê đang mục nát.
3.Củng cố : ( 4 phút )
Bài tập: Nguyên nhân nào dẫn đến nhà Lê ở thế kỉ XVI suy sụp ? 
 ( Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng )
A. Triều đình nhà Lê mục nát, Vua quan chỉ biết ăn chơi xã xỉ, xây dựng tốn kém
B. Nhân dân cùng khổ, không chịu được đã nổi dậy khắp nơi.
C. Nội bộ triều đình rối loạn, đánh giết lẫn nhau, tranh giành quyền lực, quan lại tham nhũng.
D. Cả ba nguyên nhân kể trên
Đáp án: D
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút )
Học theo câu hỏi sau: 
1) Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI ?
2) ý nghĩa của phong rào nông nông dân thê skỉ XVI ?
Ngày soạn:02/02/2011 
Ngày dạy: 02/2011
Bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền(thế kỉ XVI - XVIII ) 
 ( tiếp theo)
 Tiết 47 II. Các cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn 
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức : Qua bài học giúp học sinh nắm được 
- Cùng thế kỉ XVI, những biểu hiện về sự suy yếu của nhà Lê ngày càng rõ nét trên các mặt: chính trị, xã hội...
- Nắm được nguyên nhân và hậu quả của tình hình đó
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ lược đồ của nghĩa quân Trần Cảo ( ba lần tấn công kinh thành, Vua Lê phải chạy chốn vào Thanh Hoá)
3. Giáo dục tư tưởng :Nhận thức được sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền dẫn tới mâu thuẫn xã hội sâu sắc, là nguyên nhân bùng nổ các cuộc khởi nghĩa .
B. Chuẩn bị:
1.Thầy : Chuẩn bị lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI
 Lược đồ Đại Việt thế kỉ XVI - XVIII
2. Trò: Đọc trước bài học theo yêu cầu câu hỏi cuối bài 
C. Tiến trình bài dạy:
1.ổn định, kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
Câu hỏi :
Câu 1: Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê Bắt đầu suy sụp. Vậy nguyên nhân nào gây nên sự suy sụp đó ?
Câu 2: Kể tên các cuộc khởi nghĩa ?
Đáp án : 
 Câu 1: ( mỗi ý 2 điểm )
- Triều đình nhf Lê mục nát, Vua quan chỉ biết ăn chơi xa xỉ, xây dựng tốn kém
- Nội bộ triều đình rối loạn, đánh giết lẫn nhau, tranh giành quỳên lực, quan lại tham nhũng.
- Nhân dân cùng khổ, không chịu được, đã nổi dậy khắp nơi
Câu 2: Trần Tuân( Hưng Hoá ); Lê Hy- Trịnh Hưng ( Nghệ An ); Phùng Chương ( Tam đảo ); Trần Cảo ( Quảng Ninh )
2. Giới thiệu bài
GV: Như chúng ta đã biết vào đầu thế kỉ XVI , Triều đình nhà Lê bước vào giai đoạn suy thoái. Sự tranh chấp giữa các phe phía diễn ra thường xuyên và quyết liệt. Điển hình là các cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn . Kết cục của các cuộc chiến tranh đó như thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
3. Bài mới.
Triều đình nhà Lê ngày càng suy yếu , thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến ngày càng diễn ra ác liệt.
Học sinh đọc đoạn đầu -> ( nhà Mạc ở phía Bắc )
Nguyên nhân hình thành Bắc Triều ?
-> Em biết gì về Mạc Đăng Dung ?
( trả lời theo SGK )
(Giả thích thêm): Mạc Đăng Dung người làng Cổ Trai (Nghi Dương - Hải Phòng ), lúc nhỏ làm nghề đánh cá, nhờ có sức khoẻ và võ giỏi mà thi đỗ lực sĩ .
Năm 1508 được cử làm đô chỉ huy sứ vệ thần vũ, sau ông được phong Vũ Xuyên Bá, giữ chức trấn thủ Sơn Nam. Lợi dụng mâu thuẫn và tranh chấp giữa các đại thần của nhà Lê, Mạc đăng Dung đem quân đánh bại dần các thế lực phong kiến mạnh, được Vua Lê tín nhiệm thăng chức Thái phó tước quốc công. Tiếp đó với tước An Hưng Vương ( Cương vị như tể tướng ), ông đã thâu tóm mọi quyền hành, phế bỏ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.
Việc làm của Mạc Đăng Dung giống với việc làm của nhân vật lịch sử nào ?
Hồ Quý Ly ( phế chuốt ngôi vua trần , tự lập mình làm Vua )
Việc làm đó dĩ nhiên là không được lòng dân và các quan lại trong triều.
Vì sao hình thành Nam Triều ?
->
(Chỉ bản đồ): triều Mạc ở phiá Bắc từ Ninh Bình trở ra; Triều Lê ( Nguyễn Kim ) ở phía Nam từ Thanh Hoá trở vào đã hình thành như vậy.
Cuộc đấu tranh giữa hai tập đoàn phong kiến này, lịch sử gọi là chiến tranh Nam –Bắc Triều.
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Nam –Bắc triều ?
->
Em hãy nêu tóm tắt diễn biến cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều ?
(Trả lời theo SGK )
K/h chỉ trên bản đồ : hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau liên miên với hơn 40 trận lớn nhỏ, suốt một vùng đồng bằng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường . Năm 1592 họ Mạc thua chạy lên cao Bằng , chiến tranh kết thúc, học Mạc phải dựa vào thế mạnh của nhà Minh Trung Quốc cầm cự một thời gian dài nữa mới bị diệt hẳn ( năm 1677)
Yêu cầu học sinh đọc chữ in nghiêng SGK
Chiến tranh Nam – Bắc triều đã gây ra khó khăn gì cho nhân dân ? 
Hướng dẫn học sinh quan sát di tích thành nhà Mạc SGK
Thời gian nhà Mạc lên Cao Bằng nhân dân vẫn phải tiếp tục đi lính đi phu, gia đình li tán .
Em có biết câu ca dao nào nói về cảnh gia đình li tán trong thời điểm lịch sử này ?
"Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng hót nỉ non
Này về nuôi cái cùng con
Để anh đi chẩy nước non Cao Bằng”
( Hs khá giỏi ): Em có nhận xét gì về tính chất cuộc chiến tranh ?
Hướng dẫn học sinh làm bài tập củng cố phần 1
Khoanh tròn vào ý đúng: 
1 - Năm 1527 Mạc Đăng Dung loại bỏ triều Lê, lập ra triều Mạc.
2 - Năm 1533 Nguyễn Kim dựng triều Lê ở Thanh Hoá 
3 - Bắc Triều là do nhà Mạc ở phía Bắc 
4 - Nam Triều là do nhà Mạc ở phía nam
 ( ý 1 - 2 )
( Chuyển ý ) Chiến tranh chấm dứt nhưng hậu quả để lại rất nặng nề. Sau khi chấm dứt chiến tranh, Nam Triều có giữ vững được nền dộc lập hay không , chúng ta tìm hiểu tiếp phần II =>
Sau chiến tranh nam Bắc triều tình hình nước ta có gì thay đổi ?
->
Em biết gì về Trịnh kiểm ?
Trả lời theo SGK
(bổ sung)Sau khi Nguyễn Kim chết , Trịnh Kiểm được Vua Lê đưa lên thay thế, chỉ huy mọị việc. Để giữ vững quyền hành của mình, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh của Nguyễn Kim mà trước hết là con trai của ông. Nguyễn Uông ( con trai đầu bị ám hại, con trai thứ là Nguyễn Hoàng lo lắng tìm cáh thoát mối đe doạ đó. Được sự gợi ý của trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng nhờ chị ( vợ của Trịnh Kiểm ) xin cho vào trấn đất Thuận Hoá . Nhận thấy Thuận hoá đang gặp nhiều khó khăn, Trịnh Kiểm đã chấp thuận.
- Năm 1558 Nguyễn Hoàng đem theo nhiều anh em, bà con người Tây Sơn ( Thanh Hoá - quê ông ), cùng các quan lại cũ của Nguyễn Kim. Các nghĩa dũng Thanh – Nghệ vào trấn thủ đất Thuận hoá 
- Năm 1570 Nguyễn Hoàng được cai quản luôn đất Quảng Nam. Từ đó ông ra sức xây dựng lực lượng riêng để chống lại họ Trịnh
- Năm 1613 Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên nối nghiệp cha, tổ chức lại chính quyền , tách khỏi sự lệ thuộc vào họ Trịnh
- Năm 1627 lấy cớ đó , họ Trịnh đem quân đánh Thuận Hoá, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bắt đầu.
Nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn ?
->
Cuộc chiến tranh đã diễn ra và kết thúc như thế nào ? Các em cùng nhau thảo luận nhóm bài tập sau:
Viết vào chỗ trống đầy đủ cuộc chiên tranh Trịnh Nguyễn ?
- Năm bắt đầu.............
- Năm kết thúc ......
- Số lần đánh nhau.......
-Vùng đất chiến trường chính..........
- Kết qủa..........
Đại diện nhóm trả lời 
(Chỉ trên bản đồ và giải thích thêm ): Trong gần nửa thế kỉ hai bên đánh nhau 7 lần đó là vào những năm 1627, 1630, 1648, 1655, 1660, 1661, 1672... chủ yếu là họ Trịnh đem quân đánh họ Nguyễn, trong dó 1 lần quân Nguyễn vượt sông Gianh tiến đánh quân Trịnh, nhưng mục đích chính là để cướp dân. Chiếm được vùng đất ở phía Nam sông lam ( Ngệ An ) mấy năm rồi rút quân về , mang theo nhiều dân tổ tiên của 3 anh em Nguyễn Huệ là nông dân ở Nghệ An đi theo chúa Nguyễn theo dịp này.
Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc có gì khác với chiến tranh Nam – Bắc triều ?
- Nam Bắc triều kết thúc bằng sự thất bại hàn toàn của 1 bên tham chiến 
- Trịnh – nguyễn không phân thắng bại( quan Trịnh tấn công thất bại quân Nguyễn phòng ngự có hiệu quả )
Yêu cầu học sinh đọc chữ in ngiêng SGK
Cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào ?
( gợi ý )
- Những tác hại của chiến tranh ai là người gánh chịu?
- Đất nước như thế nào ?
->
Đất nước bị chia cắt , khả năng phòng ngự sẽ như thế nào ?
Suy yếu đi, nhất là khi có hoạ xâm lăng.
Khi đất nước bị chí cắt, tình hình ở Đàng trong và đàng ngoài như thế nào ?
 Đàng ngoài: Vua Lê - chúa Trịnh
Đàng trong - Chúa Nguyễn
Khi đất nước bị chí cắt , tình hình ở đàng ngoài, từ Trịnh Tùng bắt đầu xưng Vương, xây dựng Vương phủ bên cạnh triều đình nhà Lê. Họ Trịnh Nắm toàn quyền thống trị , nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa Vua lê, biến Vua Lê thành bù nhìn, nhân dân gọi là “chúa Trịnh”
Hướng dẫn học sinh quan sát hình 48 SGK 
Phủ chúa Trịnh rất rộng rãi và có tường bao bọc xung quanh, bên trong và bên ngoài có nhiều nhà nhỏ thấp để cho quân kính ở. Những cung điện bên trong xây cao 2 tầng, có nhiều cửa thoáng đãng, các cửa đều đồ sộ, nguy nga, tấ

File đính kèm:

  • docTiet 4647.doc
Giáo án liên quan