Giáo án Lịch sử 7 - Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI)

Sau khi hoàn thành bài học, HS cần:

_ cùng với sự phát triển của kinh tế Giao Châu từ thế kỉ I – thế kỉ VI ( tuy chậm chạp), xã hội cũng có nững chuyển biến sâu sắc

_ Do chính sách áp bức, bóc lột của bọn đô hộ, đa số nông dân ngày càng nghèo đi, một số ít trở thanh nông dân lệ thuộc và nô tì.

_ Bọn thống trị Hán cướp đất của nhân dân ta, bắt nhân dân ta cày cấy, chúng giàu lên nhanh chóng và có thế lực( địa chủ Hán).

_ Một số quý tộc cũ của Âu Lạc trở thành hào trưởng ( địa chủ Việt) có cuộc sống khá giả, nhưng vẫn bị coi là tầng lớp bị trị.

_ Trong sự đấu tranh chống sự đồng hóa của phong kiến phuong Bắc, tổ tiên ta vẫn kiên trì bảo vệ tiếng Việt, phong tục, tập quán và văn hóa Việt.

_ Những nét chính về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248): nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a, bắt nhân dân ta cày cấy, chúng giàu lên nhanh chóng và có thế lực( địa chủ Hán).
_ Một số quý tộc cũ của Âu Lạc trở thành hào trưởng ( địa chủ Việt) có cuộc sống khá giả, nhưng vẫn bị coi là tầng lớp bị trị.
_ Trong sự đấu tranh chống sự đồng hóa của phong kiến phuong Bắc, tổ tiên ta vẫn kiên trì bảo vệ tiếng Việt, phong tục, tập quán và văn hóa Việt.
_ Những nét chính về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248): nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa lịch sử.
II. Thái độ, tư tưởng, tình cảm.
_ Giáo dục lòng tự hào dân tộc, nhân dân ta trong hoàn cảnh rất khó khăn nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc, chống lại sự đồng hóa của kẻ thù.
_ Giáo dục học sinh lòng biết ơn đối với Bà Triệu đã dung cảm chiến đấu giành lại độc lập dân tộc
III. Kĩ năng
_ HS làm quen với phương pháp phân tích
_ Làm quen với nhận thức lịch sử thông qua biểu đồ
_ IV. Phương tiện
_ Lược đồ Âu Lạc thế kỉ I – III
_ Sơ đồ phân hóa xã hội
_ Ảnh đền thờ Bà Triệu; ảnh khởi nghĩa Bà Triệu
_ Sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu tham khảo
B. Tiến trình tổ chức dạy học
I. Ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ
Chế độ cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta từ thế kỉ I –VI có gì thay đổi
Trình bày những biểu hiện mới của nền nông nghiệp nước ta ( thế kỉ I – VI)
III. Giới thiệu bài mới
Bài trước chúng ta đã học những thay đổi trong chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta và những chuyển biến kinh tế của xã hội ta từ thế kỉ I – thế kỉ VI. Những chuyển biến chậm chạp đó đã kéo theo những thay đổi về xã hội và văn hóa .Vậy tình hình văn hóa nước ta có có gì thay đổi thì hôm nay chúng ta sẽ học bài 20 tiết tiếp theo của bài 19: Từ sau Trương Vương đến trước Lý Nam Đế ( giữa thế kỉ I- giữa thế kỉ VI)
IV. Dạy học bài mới
 Hoạt động của thầy - trò
 Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: cá nhân
GV: cho học sinh quan sát sơ đồ phân hóa xã hội trag 55 SGK và đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước ta?
HS trả lời:
GV trình bày: Thời kì Văn Lang – Âu Lạc xã hội Âu Lạc phân hóa thành 3 tầng lớp: quý tộc, nông dân công xã và nô tì.
_ Xã hội đã phân biệt giàu nghèo, sang hèn.
+ Bộ phận giàu sang gồm có vua, Lạc hầu, Lạc tướng, bồ chính ( số ít) gọi chung là quý tộc, họ chiếm địa vị thống trị và bóc lột nông dân công xã và nô tì.
+ Bộ phận đông đảo nhất gồm nông dân và thợ thủ công, là bộ phận làm ra của cải vật chất
+ Nô tì: thân phận thấp kém nhất trong xã hội, họ phải hầu hạ, phụ thuộc vào nhà chủ.
_ Thời kì bị đô hộ
+ Quan lại đô hộ ( phong kiến Trung Quốc nắm quyền thống trị)
+ Địa chủ Hán cướp đất của dân ngày càng giàu lên nhanh chóng và có quyền lực lớn
+ Địa chủ Việt và quý tộc Âu Lạc bị mất quyền thống trị trở thành các hào trưởng địa phương, họ có thế lực ở địa phương nhưng vẫn bị quan lại và địa chủ Hán chèn ép. Họ là lực lượng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống bọn phong kiến phương Bắc
+ Nông dân công xã bị chia thành nông dân công xã và nông dân lệ thuộc
+ Nô tì là tầng lớp thấp hèn nhất trong xã hội
Từ thế kỉ I – VI người Hán thâu tóm quyền lực vào trong tay mình, trực tiếp nắm quyền đến các huyện, từ huyện trở xuống là người Việt cai quản.
GV: Yêu cầu HS đọc nửa cuối trang 55SGK và đặt câu hỏi: Chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện chính sách văn hóa thâm độc như thế nào để cai trị nhân dân ta?
HS trả lời:
GV trình bày: 
_ Chúng mở một số trường để dạy chữ Hán ở các quận
_ Đồng thời chúng đã đưa Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
+ Nho giáo do Khổng Tử sáng lập, quy định những quy tắc sống trong xã hội, hình mẫu của xã hội đó là người “quân tử”. Quân tử phải theo Tam cương (quân, sư, phụ) và Ngũ thường ( Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín). Nội dung này rất có ý nghĩa giáo dục đối với học sinh
+ Đạo giáo do Lão Tử sáng lập, khuyên người ta sống theo số phận, không đấu tranh.
+ Phật giáo ra đời ở Ấn Độ,truyền sang Việt Nam cùng với các thương nhân buôn bán, khuyên người ta sống hướng thiện
GV: Theo em chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm mục đích gì?
HS trả lời:
GV trình bày: mục đích chính quyền đô hộ mở một số trường dạy chữ Hán nhằm đồng hóa nhân dân ta, bắt nhân dân ta học chữ Hán, nói tiếng Hán, nhưng nhân dân ta vẫn nói tiếng Việt, nhuộm răng, ăn trầusống theo phong tục Việt
=> Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao thoa với văn hóa Hán, nhân dân đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.
GV: Vì sao người Việt văn giữ được tập tục và tiếng nói của tổ tiên?
HS trả lời:
GV trình bày: do những phong tục, tập quán và tiếng nói riêng của tổ tiên đã được hình thành từ lâu đời. Đây là đặc trưng, bản sắc riêng của dân tộc ta có sức sống mãng liệt. Qua đó thể hiện lòng yêu nước hướng về cội nguồn của dân tộc Việt
3: Những chuyển biến về xã hội và văn hóa nước ta ở các thế kỉ I – VI
Từ thế kỉ I – VI người Hán thâu tóm quyền lực vào tay mình, trực tiếp nắm đến các huyện, từ huyện trở xuống là người Việt cai quản
+ Quan lại đô hộ nắm quyền tống trị( người Hán)
+ Địa chủ Hán
+ Địa chủ Việt
+ Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc
+ Nô tì
=> Xã hội tiếp tục phân hóa sâu sắc hơn
_ Chúng mở một số trường để dạy chữ Hán ở các quận
_ Đồng thời chúng đã đưa Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
=>Nhằm đồng hóa nhân dân ta, bắt nhân dân ta học chữ Hán, nói tiếng Hán
_ Nhân dân ta vẫn giữ được phong tuc, tập quán của mình và vận dụng chữ Hán theo cách đọc của mình.
Hoạt động 2: tập thể
GV: Cho HS đọc SGK từ đoạn đầu đến rất khó cai trị và đặt câu hỏi: em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Bà Triệu?
HS trả lời.
GV nhận xét và trình bày: 
_Nguyên nhân sâu xa: nhà Ngô sang nước ta thực hiện những ách áp bức, bóc lột kinh tế hết sức tàn bạo về bằng nhiều biện pháp thuế khóa nặng nề.
_Nguyên nhân trực tiếp: anh trai của Triệu Thị Trinh là Triệu Quốc Đạt bị giết hại
=> Khởi nghĩa bùng nổ
GV: Cho HS đọc đoạn tiếp theo đến hết phần chữ in nghiêng và đặt câu hỏi: Em biết gì về Bà Triệu?
HS trả lời:
GV nhận xét và trình bày: Bà Triệu sinh năm Bính Ngọ( 226) tại miền núi Quan Yên nay thuộc xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ. Năm 19 tuổi bà nói: “Tôi chỉ nuốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lung làm tì thiếp cho người”. Đêm đêm bà thường cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt đêm quân vào rừng tập luyện quân sĩ, chuẩn bị khởi nghĩa.
GV mở rộng: sử gia Ngô Sĩ Liên ở thế kỉ XV có viết về Bà Triệu như sau: “Triệu Ẩu (tức Bà Triệu) là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như hình theo bóng, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiến giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới. Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu Ẩu thật xứng đáng là người xứng vai với Hai Bà Trưng. Xem thế thì há có phải chỉ Trung Quốc mới có đàn bà danh tiếng như chuyện Thành Phu Nhân và Nương Tử Quân mà Bắc sử đã chép đâu”
GV: Qua câu nói trên của Bà Triệu, em hiểu Bà Triệu là người như thế nào?
HS trả lời
GV trình bày: Bà Triệu là người yêu nước, có chí lớn và quyết tâm bảo vệ đất nước.
GV cho HS đọc phần còn lại trong SGK và đặt câu hỏi: Em hãy nêu diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa?
HS trả lời:
GV nhận xét và trình bày: 
_ Năm 248 khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa). Sau đó được nhân dân khắp nơi hưởng ứng, khởi nghĩa nhanh chóng lan sang quận Cửu Chân và tiếp tục lan rộng khắp Giao Châu. Nhà Ngô phải công nhận: “Năm 248 toàn thể Giao Châu chấn động”
GV: Việc nhân dân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa nói lên điều gì?
HS trả lời:
GV trình bày:Thể hiện tinh thần đấu tranh của dân tộc ta.
GV: Khi ra trận Bà Triệu trông như thế nào?
HS trả lời:
GV trình bày: khi ra trận Bà Triệu “trông rất oai phong lẫm liệt, mặc áo giáp, cài trâm vàng, đi guốc ngà, cưỡi voi để chỉ huy binh sĩ”
GV: Nhà Ngô có thái độ như thế nào trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc khởi nghĩa?
HS trả lời:
GV nhận xét và trình bày: nhà Ngô sai Lục Dận đem hơn 6000 quân sang Giao Châu đàn áp, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc vừa tiến hành chia rẽ nghĩa quân nên khởi nghĩa thất bại. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng( Thanh Hóa)
Theo nhà sử học Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược: “ Bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm, sáu tháng thì thua, bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng vào năm Mậu Thìn (248), lúc đó mới 23 tuổi
GV: Vì sao khởi nghĩa thất bại?
HS trả lời:
GV trình bày:
_ Lực lượng chênh lệch
_ Quân Ngô mạnh, mưu kế thâm độc( mua chuộc, chia rẽ nội bộ)
_ Nghĩa quân còn yếu 
GV: Khởi nghĩa Bà Triệu có ý nghĩa gì đối với dân tộc?
HS trả lời:
GV trình bày: Tuy thất bại nhưng thể hiện tinh thần yêu nước, bất khuất sáng ngời của dân tộc ta từ thời Trưng Nữ Vương vẫn còn chưa phai. Đánh dấu bước trưởng thành trong phong trào đấu tranh vũ trang giành độc lập dân tộc của dân tộc ta lúc bấy giờ.
Trong thơ ca dân gian, ca ngợi và ghi nhớ công ơn của Bà Triệu.
 “ Tùng Sơn nắng quyện mây trời
 Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh”
Ghi nhớ công ơn của Bà Triệu, người ta lập lăng mộ Bà Triệu tại núi Tùng (Thanh Hóa) và sáng tác những vần thơ, câu ca dao ru con của bà, của mẹ để ca ngợi sự hi sinh to lớn của Bà:
 Ru con con ngủ cho lành
 Để mẹ gánh nước rửa bành con voi
 Muốn coi lên núi mà coi
 Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
 Túi gấm cho lẫn túi hồng
 Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân
4: Khởi nghĩa Bà Triệu ( năm 248)
a: Nguên nhân
_ Sâu xa: Chính sách áp bức, bóc lột nặng nề của nhà Ngô về kinh tế
_ Trực tiếp: anh trai của Triệu Thị Trinh là Triệu Quốc Đạt bị giết hại
b: Diễn biến.
_ Năm 248 khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa) -> Cửu Chân -> Giao Châu.
_ Nhà Ngô đem hơn 6000 quân sang đàn áp, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, vừa chia rẽ nghĩa quân -> khởi nghĩa bị đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên Núi Tùng (Thanh Hóa)
c: Kết quả - ý nghĩa
_ Kết qu

File đính kèm:

  • docBai 20 TU SAU TRUNG VUONG DEN TRUOC LY NAM DE.doc