Giáo án Lịch sử 7 Bài 19: cuộc khởi nghĩa lam sơn( tiếp) tiết 38: ii. giải phóng nghệ an,tân bình thuận hóa và tiến quân ra bắc(1424 - 1426)

 A.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Giúp h/s hiểu được nét chủ yếu về hoạt động nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424 và thấy được sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời gian này từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hóa tiến đến làm chủ một vùng rộng lớn ở miền trung và bao vây ở Đông Quan ( Thăng Long)

2.Tư tưởng: Giáo dục truyền thống yêu nước ,tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào của dân tộc

3.Kỹ năng: sử dụng lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn và phân tích sự kiện,

B. Phương pháp giảng dạy:

- Trực quan, phân tích, so sánh, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh

C. Chuẩn bị của GV và HS

GV: - Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn

 - Lược đồ tiến quân ra bắc của nghĩa quân Lam Sơn

HS: - Học bài theo câu hỏi SGK.

 - Làm bài tập trong vở BTLS.

 - Chuẩn bị bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 11629 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 Bài 19: cuộc khởi nghĩa lam sơn( tiếp) tiết 38: ii. giải phóng nghệ an,tân bình thuận hóa và tiến quân ra bắc(1424 - 1426), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:7/1/2012
Ngày dạy:10/1/2012
 Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn( tiếp)
 Tiết 38: II. Giải phóng Nghệ An,Tân Bình Thuận Hóa
 Và tiến quân ra bắc(1424 - 1426)
 A.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp h/s hiểu được nét chủ yếu về hoạt động nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424 và thấy được sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời gian này từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hóa tiến đến làm chủ một vùng rộng lớn ở miền trung và bao vây ở Đông Quan ( Thăng Long) 
2.Tư tưởng: Giáo dục truyền thống yêu nước ,tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào của dân tộc 
3.Kỹ năng: sử dụng lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn và phân tích sự kiện,
B. Phương pháp giảng dạy: 
- Trực quan, phân tích, so sánh, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
C. Chuẩn bị của GV và HS
GV: - Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn
 - Lược đồ tiến quân ra bắc của nghĩa quân Lam Sơn
HS: - Học bài theo câu hỏi SGK.
 - Làm bài tập trong vở BTLS.
 - Chuẩn bị bài mới.
D.Tiến trình tổ chức dạy học:
1.ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn1414 – 1423? Vì sao quân Minh chấp nhận tạm hòa hòa hoãn với Lê Lợi?
 * Điền vào chỗ trống những hiểu biết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 
Người chỉ huy ……....tự xưng là.....................
Bộ chỉ huycó…………..người
Nơi diễn ra hội thề…………...
Ngày khởi nghĩa………… 
3.Bài mới:
 ở tiết học trước các em đã biết nhà Minh hoà hoãn với nghĩa quân Lam Sơn để trhực hiện âm mưu mua chuộc , dụ dỗ Lê Lợi đầu hàng nhưng thất bại. Chúng đã trở mặt, tấn công nghĩa quân. Cuyộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang một thời kì mới. Diễn biến cuộc khởi nghiã lam Sơn trong thời kì này ra sao, đó là nội dung bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Chuẩn kĩ năng cần đạt
Chuẩn kiến thức cần đạt
H. Em hiểu gì về Nguyễn Chích
- Là một nông dân nghèo, có tinh thần yêu nước cao, từng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh ở Nghệ An Thanh Hóa
H.Vì sao Nguyễn Chích lại đề nghị chuyển hướng hoạt động của nghĩa quân vào Nghệ An?
- Trước tình hình quân Minh tấn công Nguyễn Chích đề nghị tạm dời núi rừng Thanh Hóa chuyển quân vào Nghệ An là nơi đất rộng người đông và cũng rất hiểm yếu để dựa vào đó quay ra đánh lấy Đông ĐôH.Việc thực hiện kế hoạch đó sẽ đem lại kết quả gì 
- Thoát khỏi thế bao vây mở rộng địa bàn hoạt động trên phạm vi từ Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa
GV: Dùng lược đồ chỉ đường tiến quân của những trận đánh lớn của nghĩa quân Lam Sơn
H. Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích?
- Chủ động chuyển địa bàn để đánh vào Nghệ An, làm bàn đạp giải phóng phía Nam. - Kế hoạch phù hợp với tình hình thời kỳ đó nên đã thu nhiều thắng lợi. H.Với thắng lợi của nghĩa quân và dân ta ở Nghệ An đã thu có ý nghĩa gì ?- Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, ta chuyển sang thế tấn công. 
GV: Thuật lại diễn biến trên bản đồ.
H. Em có nhận xét gì về diễn biến các cuộc tiến công của quân ta ?
- Nghĩa quân nhanh chóng giành thắng lợi giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa trong thời gian ngắn đã giải phóng được vùng rộng lớn H. Việc giải phóng Nghệ An 1424, Tân Bình Thuận Hóa 1425 có ý nghĩa gì với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- Giúp cho nghĩa quân Lam Sơn thoát khởi thế bao vây như giai đoạn đầu ở miền tây Thanh Hóa, mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi rộng lớn bao gồm Nghệ An, Tân Bình,Thuận Hóa. Đẩyquân địch vào thế bị cô lập, bị vây hãm và bị động tạo điều kiện cho nghĩa quân giành thế chủ động. Dựa vào cơ sở của những vùng đất mới được giải phóng quyết định chủ động tấn công ra bắc đánh tan quân Minh kết thúc cuộc kháng chiến.
GV: Trình bày diễn biến trên bản đồ kế hoạch tiến quân ra bắc của Lê Lợi.+ Đạo1: Giải phóng miền Tây bắc 
+Đạo 2: Giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị Hà +Đạo3: Tiến thẳng ra Đông QuanH. Em có nhận xét kế hoạch lần này của Lê Lợi.
- Đây là kế hoạch được vạch rõ ràng, kỹ càng hết sức chặt chẽ. Mỗi đạo quân có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau nhưng nhiệm vụ của ba đạo quân là tiến sâu vào vùng chiếm đóng của địch cùng với nhân dân nổi dậy bao vây đồn địch giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới, chặn đường tiếp tế của quân Minh từ TQ sang.H. Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1424 đến 1426
- Nhân dân ủng hộ nhiệt tình khi Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (Nghệ An) thì già trẻ tranh nhau đem trâu rượu đến đón khách khao quân , mỗi huyện được giải phóng có hàng trăm ngàn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân có những gia đình hai cha con hoặc mấy anh em đến xin nhập ngũ, nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện như bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt ở Nam Định bán rượu ở Cổ Động lừa cho giặc uống say rồi bí mật quẳng xuống sông Đáy hoạc cô gái người làng Đào Đặng xinh đẹp hát hay cô lừa cho giặc chui vào bao ngủ tránh muỗi sau đó cùng trai làng ném xuống sông vv…
- Quan sát bản đồ.
- Nhận xét.
- Quan sát lược đồ.
- Quan sát lược đồ.
- Nhận xét.
1.Giải phóng Nghệ An 1424
* Kế hoạch của Nguyễn Chích chuyển địa bàn hoạt động vào nghệ An
*Diễn biến
- 12 – 10 – 1424 quân ta bất ngờ tập kích đồ Đa Căng hạ thành Trà Lân - Tập kích quân địch ở Khả lưu- Giải phóng nghệ An,DiễnChâu,Thanh Hóa.
2. Giải phóng Tân Bình, thuận Hóa ( Năm 1425)
- 8. 1425 nghĩa quân tiến vào Tân Bình Thuận Hóa 
3. Tiến quân ra bắc mở rộng phạm vi hoạt động năm1426
- 9. 1426 Lê Lợi chia làm ba đạo quân tiến quân ra bắc
4. Củng cố bài: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424 -1426  - Nêu dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong giai đoạn này của cuộc khởi nghĩa5. Giao bài tập về nhà:
 - Học thuộc bài cũ, làm bài tập.
 - Chuẩn bị bài mới.   

File đính kèm:

  • docT38 su7.doc