Giáo án Lịch sử 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Trần Đình Anh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Tình hình kinh tế-xã hội cuối thời Trần. Sự sa đọa của vua quan, không quan tâm đến đất nước, sản xuất làm cho đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ. Các cuộc nổi dậy đấu tranh của nông nô, nô tì diễn ra rầm rộ.

 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người lao động, thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

3. Kĩ năng: Phân tích đánh giá nhận xét các sự kiện lịch sử.

II. Thiết bị dạy - học: Lược đồ khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIV

III. Các hoạt động dạy – học ;

1. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày một số nét chính về văn hóa, giáo dục khoa học thời Trần?

? Những nguyên nhân nào làm cho văn hóa giáo dục khoa học thời Trần phát triển?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Trần Đình Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/12/2014 Tiết 30; Bài 16 
SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ Kỉ XIV
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tình hình kinh tế-xã hội cuối thời Trần. Sự sa đọa của vua quan, không quan tâm đến đất nước, sản xuất làm cho đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ. Các cuộc nổi dậy đấu tranh của nông nô, nô tì diễn ra rầm rộ.
 2. Tư tưởng: Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người lao động, thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
3. Kĩ năng: Phân tích đánh giá nhận xét các sự kiện lịch sử...
II. Thiết bị dạy - học: Lược đồ khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIV
III. Các hoạt động dạy – học ;
1. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày một số nét chính về văn hóa, giáo dục khoa học thời Trần?
? Những nguyên nhân nào làm cho văn hóa giáo dục khoa học thời Trần phát triển?
2. Bài mới:
GV: Đầu thế kỉ XIV nền kinh tế, xã hội ổn định, các vương hầu quí tộc tìm cách gia tăng tài sản của mình bẳng nhiều biện pháp để phục vụ cho cuộc sống hưởng thụ...
? Những việc làm trên của vua quan nhà Trần dẫn đến hậu quả 
gì ?
- HS đọc đoạn in nghiêng SGK.
- GV: 
? Tình hình kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIV như thế nào? đời sống nhân dân như thế nào ? Tại sao có tình trạng đó?
? Trước tình hình đời sống nhân dân cơ cực như vậy, Vua quan nhà Trần đã làm gì ?( vẫn lao vào ăn chơi sa đoạ )
- HS đọc đoạn in nghiêng SGK
- GV: Lợi dụng cơ hội đó,nhiều kẻ nịnh thần trong triều làm rối loạn kỉ cương phép nước. Chu Văn An đã dâng sớ lên Vua xin chém 7 tên nịnh thần nhưng Dụ Tông không nghe, ông từ quan về dạy học, viết sách làm thơ.
- Việc làm của Chu Văn An nói lên điều gì ?( ông là một vị quan thanh liêm không vụ lợi, đặt lợi ích dân tộc lên trên...)
Nhà Trần càng suy sụp hơn từ sau khi Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ lên nắm quyền(1369- 1370)
- HS đọc về Dương Nhật Lễ ( SGK)
- Tình hình trong nước như vậy, còn đối với âm mưu xâm lược của nước ngoài, nhà Trần đối phó ntn ?(bất lực)
- Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nông dân, nô tì.?
- GV: trình bày các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu SGK
 * HS thảo luận nhóm:
Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì ? Tại sao ?
1. Tình hình kinh tế:
- Cuối thế kỉ XIV nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất như trước.
->Nhiều năm mất mùa, đói kém, nông dân phải bán ruộng đất, vợ con -> thành nô tì
+ Vua Trần Dụ Tông bắt dân đào hồ lớn trong hoàng thành, chất đá giữa hồ làm núi, bắt dân chở nước mặn từ biển đổ vào hồ nhỏ để nuôi hải sản.
+ Tướng Trần Khánh Dư nói: “Tướng là chim ưng , dân là vịt , lấy vịt mà nuôi chim ưng có gì là lạ”
+ Vương hầu, quí tộc, địa chủ chiếm nhiều ruộng đất , ruộng đất công làng xã bị lấn chiếm, ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, tô thuế nặng nề.
- Kinh tế sa sút.
- Đời sống nhân dân khó khăn, làng xóm xơ xác tiêu điều..
2. Tình hình xã hội:
- Vua quan sa đọa
- Nhà Trần bất lực trong việc đối phó với các cuộc tấn công của ChamPa và yêu sách ngang ngược của nhà Minh.
- Bị áp bức bóc lột nặng nề nên nông dân, nô tì nổi dậy khởi nghĩa.
- 4 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa của Ngô Bệ năm 1344 ở Hải Dương.
+ Khởi nghĩa của Nguyễn Thanh , Nguyễn Kỵ năm 1379 ở Thanh Hoá.
+ Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn năm 1390 ở Sơn Tây.
+ Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái năm 1399 ở Sơn Tây.
- Các cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị thất bại
(Do nhà nước không còn quan tâm đến SX nông nghiiệp, đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị với nông dân, nô tì. Báo hiệu sự sụp đổ không thể tránh khỏi của nhà Trần)
3.Củng cố: 
? Trình bày tóm tắt tình hình kinh tế xã hội nước ta nữa cuối thế kỉ XIV?
* Vì sao cuối thế kỉ XIV kinh tế nước ta suy yếu, đời sống nhân dân ta sa sút, xã hội rối loạn? 
 Em hãy đánh dấu x vào ô trống những nguyên nhân 
c Nông dân bị bóc lột nặng nề.
c Nhà nước không quan tâm đến sản xuất.
c Giặc ngoại xâm nhiều lần đến cướp phá.
c Vương hầu, quí tộc Trần bao chiếm ruộng đất.
c Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều.
c Chính sách thuế khóa hà khắc.
4. Dặn dò: 
+ Học bài cũ 
+ Làm bài tập: Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa nông dân theo mẫu sau:
 Các cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIV
Năm
Địa điểm
Người khởi xướng
Diễn biến, kết quả
- Chuẩn bị bài sau: Soạn phần II. Tìm hiểu thêm về Hồ Quí Ly
Ngày soạn: 05/12/2014 Tiết 31 ; Bài 16 (TT)
SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
II. NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÍ LY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn. Sau khi lên ngôi Hồ Quí Ly thi hành nhiều chính sách để chấn hưng đất nước.
2. Tư tưởng: Thấy được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá nhân vật lịch sử.
II. Thiết bị dạy - học: Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến Hồ Quí Ly...
III. Các hoạt động dạy – học ;
1. Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày tóm tắt tình hình kinh tế nước ta nữa sau thế kỉ XIV?
2. Bài mới:
? Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
- GV: Giới thiệu thêm vài nét về Hồ Quí Ly.
? Việc nhà Hồ lên thay có phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ không?
- GV: đó là một sự cần thiết, nhằm cứu vãn tình hìh đất nước, đưa xã hội thoát khỏi tình trạng khủng hoảng...
GV: cho HS nắm rõ những cải cách này được thực hiện cả trong thời kì nhà Hồ chưa được thành lập.
? Tại sao Hồ Quí Ly tiến hành một cuộc cải cách lớn?(đất nước gặp nhiều khó khăn, ruộng đất tập trung quá nhiều trong tay của quí tộc địa chủ; nông dân khổ cực, số lượng nông nô ngày càng tăng. Muốn ổn định xã hội, giải quyết cuộc sống cho nhân dân ...)
? Hồ Quí Ly tiến hành cải cách ở những lĩnh vực nào?
? Về chính trị Hồ Quí Ly có những cải cách nào?
? Tại sao Hồ Quí Ly loại bỏ dần các võ quan cao cấp thuộc dòng họ Trần?
? Về kinh tế Hồ Quí Ly có những cải cách gì?
Thảo luận ? Các chính sách về kinh tế của Hồ Quí Ly có tác dụng như thế nào?( sung công được nhiều ruộng đất, nguồn thu của nhà nước tăng; hạn chế được phần nào quyền hành và tệ bóc lột của quí tộc dịa chủ...
? về mặt xã hội Hồ Quí Ly có những cải cách gì?
? Hồ Quí Ly ban hành chính sách hạn nô để làm gì? Tác dụng của chính sách này ra sao(làm giảm số lượng nô tì, giảm bớt quyền lực của quí tộc Trần, tăng thêm lực lượng sản xuất cho xã hội.)
? Hồ Quí Ly thực hiện những chính sách gì để cải cách văn hóa giáo dục?(dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm...)
? Về quân sự Hồ Quí Ly có những cải cách gì?(tăng quân số, chế tạo một số vũ khí mới có hiệu quả, xây dựng một số thành...)
- HS: Quan sát tranh thành Tây Đô - kiên cố.
? Em có nhận xét gì về chính sách quân sự quốc phòng của Hồ Quí Ly ?(thể hiện sự quyết tâm bảo vệ vững chắc đất nước)
* GV: các chính sách và biện pháp cải cách của Hồ Quí Ly khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
-Hồ Quí Ly là một nhà cải cách lớn.
Tthảo luận nhóm : 
- N1,2,3 : Những cải cách của HQL có tác dụng như thếnào ?
- N4,5,6 : Những cải cách của HQL có hạn chế gì
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV: Nhận xét , chốt ý: Mặc dù có nhiều hạn chế nhưng những cải cách của HQL đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là một người yêu nước thiết tha.
1. Nhà Hồ thành lập:
- Cuối thế kỉ XIV nhà trần suy yếu.
- Xã hội khủng hoảng sâu sắc.
- Nguy cơ ngoại xâm đe dọa.
* Hồ Quí Ly phế truất vua Trần, lập nên nhà Hồ(1400)
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quí Ly 
a. Chính trị:
- Cải tổ hàng ngũ võ quan.
- Đổi tên một số đơn vị hành chính.
- Đặt lệ cử quan triều đình về các lộ.
b. Kinh tế, tài chính:
- Phát hành tiền giấy.
- Ban hành chính sách hạn điền
- Qui định lại thuế đinh, thuế ruộng đất.
c. Xã hội:
- Ban hành chính sách hạn nô.
- Bắt nhà giàu thừa thóc bán cho dân đói.
- Tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
d. Văn hóa,giáo dục:
- Đề cao chữ Nôm.
- Sửa đổi chế độ thi cử, học tập
e. Quân sự:
- Làm lại sổ đinh.
- Chế tạo súng, xây thành kiên cố.
* Kiên quyết bảo vệ tổ quốc.
3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quí Ly 
a/ Tác dụng :
- Hạn chế tập trung ruộng đất vào tay quí tộc địa chủ.
- Làm suy yếu thế lực họ Trần.
- Tăng nguồn thu nhập cho nhà nước.
b/ Hạn chế:
- Các chính sách đó chưa triệt để, chưa phù hơp với tình hình thực tế, chưa giải quyết được nhu cầu bức thiết của nhân dân.
3.Củng cố: 
? Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào sau đây:
A. Nhà Trần suy yếu, xã hội khủng hoảng.
B. Làng xã tiêu điều, dân đinh giảm sút, đời sống nhân dân khó khăn
C. Ngoại xâm đe dọa.
D. Tất cả các ý trên.
4 Dặn dò: 
- Học hài cũ, trả lời các câu hỏi SGK.

File đính kèm:

  • docBai 16 Su suy sup cua nha Tran cuoi the ki XIV(1).doc
Giáo án liên quan