Giáo án Lịch sử 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Tiết 30: Tình hình kinh tế xã hội - Nguyễn Đình Kiếm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp hs hiểu

- Biết được sự yếu kém của vua quan cuối thời Trần trong việc quản lí và xây dựng đất nước; tình hình kinh tế xã hội cuối thời Trần

- Các cuộc đấu tranh của nông nô, nô tì diễn ra rầm rộ.

2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.

3. Thái độ:

 - Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người dân lao động.

- Thấy rõ vai trò quần chúng trong lịch sử.

II. Phương pháp:

 Phát vấn, nêu vấn đề, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích, kể chuyện

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Lược đồ khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XVI.

2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV - Tiết 30: Tình hình kinh tế xã hội - Nguyễn Đình Kiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ kỉ XIV
 Ngày soạn: 3 /12/2010
 Ngày dạy 6 /12/2010
TIẾT 30 - I. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu
- Biết được sự yếu kém của vua quan cuối thời Trần trong việc quản lí và xây dựng đất nước; tình hình kinh tế xã hội cuối thời Trần
- Các cuộc đấu tranh của nông nô, nô tì diễn ra rầm rộ.
2. Kĩ năng: Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:
 - Bồi dưỡng tình cảm yêu thương người dân lao động.
- Thấy rõ vai trò quần chúng trong lịch sử.
II. Phương pháp:
 Phát vấn, nêu vấn đề, tường thuật, thảo luận nhóm, phân tích, kể chuyện
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Lược đồ khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XVI.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn đinh:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy trình bày vài nét về tình hình giáo dục, kh-kt thời Trần?
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Vương triều Trần thành lập 1226, sau một thời gian đã đưa đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng từ cuối thế kỉ XVI bước vào thời kì suy sụp. Vậy những biểu hiện của sự suy sụp đó là gì, nguyên nhân dẫn đến sụ suy sụp
* Hoạt động 1: Tình hình kinh tế:
- Mục tiêu: Biết được tình hình kinh tế thời Trần.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Tình hình kinh tế nước ta nữa sau thế kỉ XVI?
Hs: Sa sút nhiều năm mất mùa đói kém.
Gv: Biểu hiện về sự sa sút đó?
Hs: - 9 lần vở đê, lụt lớn, hạn hán mất mùa liên tiếp diễn ra
- Ruộng đất bị thu hẹp
- Thuế khoá hà khắc, đời sống nhân dân khổ cực.
Gv: Vì sao lại dẫn đến sự suy sụp đó ?
Hs: Vua quan không quan tâm tới sản xuất, làm thuỷ lợi.
Gv: Cuộc sống cảu người dân như thế nào?
Hs: Đói khổ, bán ruộng đất bỏ làng đi nơi khác, bán vợ con, nhà cửa, làm nô tì
- Nhà nước không còn chăm lo đến sản xuất nông nghiệp,đắp đê, làm thuỷ lợi.
- Mất mùa nhiều năm.
- Nông dân phải bán ruộng, vợ con cho quý tộc, địa chủ.
- Quý tộc địa chủ ra sức cướp đoạt ruộng đất công cảu làng xã
- Triều đình bắt nông dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh.
àKinh tế sa sút, đời sống nhân dân khổ cực.
* Hoạt động 2: Tình hình xã hội.
- Mục tiêu: Biết được tình hình xã hội thời Trần, trình bày các cuộc khởi nghĩa của nông dân cuối thế kỉ XIV.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Trước cuộc sống của người dân như vậy, thía độ của vua nhà Trần như thế nào?
Hs: ->
Gv: Những biểu hiện về sự ăn chơi sa đoạ?
Gv: kể chuyện về Chu Văn An.
Gv: Việc làm của Chu Văn An chứng tỏ ông là người ntn?
Gv: Thái độ của các nước láng giềng?
Hs: Không thần phục
Gv: Thái độ cảu nhân dân?
Gv: Kể tên cấc cuộc khởi nghĩa tiêu biểu thời kì này?
Gv: Tường thuật các cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
Gv: Vì sao các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại.
Gv: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì nữa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì, vì sao?
Gv: Em có nhận xét gì về vương triều Trần nữa sau thế kỉ XIV?
- Vua, quan,quý tộc, địa chủ vẫn ăn chơi sa đoạ, xây dựng nhiều cung điện chùa chiền
- Triều thần nhiều kẽ tham lam, coi thường kỉ cương phép nước.
- Chăm Pa xâm lược, nhà Minh yêu sách.
- Nông dân, nô tì mâu thuẫn với giai cấp thống trị.
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
+ K/n Ngô Bệ
+ K/n Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ
+ K/n Phạm Sư Ôn
+ K/n Nguyễn Nhử Cái.
4. Củng cố:
? Trình bày tóm tắt về tình hình kinh tế, xã hội ở nước ta nữa sau thế kỉ XIV?
? Gọi hs lên chỉ bản đồ các cuộc k/n của nông dân, nô tì nũa sau thế kỉ XIV?
5. Hướng dẫn - dặn dò:
* Bài cũ: 
- Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.
- Làm các bài tập ở sách bài tập. 
- Soạn trước bài mới vào vở soạn và trả lời các câu hỏi sau:
* Bài mới:
	Soạn trước bài 16 mục II vào vở soạn và trả lời các câu hỏi sau:
? Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào?
? Hãy nêu những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly? 
? Những hạn chế và tiến bộ về những chính sách cải cách đó?
6. Rút kinh nghiệm:
BÀI 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV
Ngày soạn: /12/2010
Ngày dạy : /12/2010
TIẾT 31 - NHÀ HỒ VÀ CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu:
- Xã hội cuối thời Trần gặp nhiều khó khăn, trước tình hình đó nhà Hồ lên thay nhà Trần.
- Những cải cách của HQL.
2. Kĩ năng:
 Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, đánh giá nhân vật lịch sử.
3. Thái độ: Thấy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân.
II. Phương pháp:
 Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích, nhận xét...
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:Tranh thành nhà Hồ, Lược đồ lãnh thổ Đại Việt đến thể kỉ XV.
2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn đinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Hãy trình bày tóm tắt tình hình kt - xh nước ta nữa sau thế kỉ XIV?
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề:Cuối thế kỉ XIV nhà trần suy sụp, xã hội khủng hoảng, HQL lật đổ nhà Trần, lập nên nhà Hồ và thực hiện nhiều cải cách....
* Hoạt động 1: Nhà Hồ thành lập.
- Mục tiêu: Trình bày được sự thành lập Nhà Hồ.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Hậu quả của phong trào khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIV?
Hs: Làng xã tiêu điều, dân đinh giảm sút, nhà nước suy yếu.
Gv: Trước tình hình đó ai đứng ra đảm đương vai trò lịch sử cảu mình?
Hs: HQL
Gv: Em hiểu gì về HQL?
Hs: đọc sgk đoạn in nghiêng.
Gv: Vậy nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Gv: Treo lược đồ lãnh thổ Đại Việt.
- Năm 1400, nhàn Trần suy sụp 
-> nhà Hồ được thành lập.
- Đổi quốc hiệu là Đại Ngu
* Hoạt động 2: Những biện pháp cải cách của HQL.
- Mục tiêu: Trình bày được một số cải cách của Hồ Quý Ly.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: HQL tiến hành cải cách trên những lĩnh vực nào?
Gv: Hs thảo luận 6 nhóm.
Nhóm 1: Chính trị.
Nhóm 2: KT - Tài chính.
Nhóm 3: VH-GD.
Nhóm 4: XH.
Nhóm 5: Quân sự.
Nhóm 6: Làm chung -> bổ sung cho các nhóm khác. 
Gv: Vì sao phải cải tổ hàng ngủ võ quan?
Gv: Việc làm này nhằm mục đích gì?
Hs: Phục vụ quốc phòng.
Gv: Em hiểu gì về chính sách hạn điền?
Hs: Hạn chế rđ tập trung trong tay quan lại, quý tộc địa chủ còn lại xung công.
Gv: Em hiểu gì về chính sách hạn nô?
Hs: Hạn chế số nô tì nhà quan lại quý tộc được có còn lại xung công.
Gv: Giảm bớt sư tăng nhằm mục đích gì?
Hs: Tăng thêm người lao động trong xã hội.
Gv: Đề cao chử nôm nói lên điều gì?
Hs: Đề cao tinh thần dân tộc.
Gv: Việc xây thành ở một số nơi nhằm mục đích gì?
Hs: Phòng thủ.
Gv: Treo tranh di tích thành nhà Hồ
a. Chính trị: 
- Cải tổ hàng ngủ võ quan.
- Đổi tên một số đơn vị hành chính, quy định lại chế độ làm việc.
- Cử quan lại về thăm hỏi nông dân.
b. Kinh tế - tài chính:
- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.
- Ban hành chính sách “hạn điền”.
- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
c.Xã hôi:
- Ban hành chính sách “hạn nô”.
- Năm hạn hán bắt nhà giàu bán thóc cho dân.
- Tổ chức chữa bệnh cho nông dân.
d. VH-GD:
- Giảm bớt sư tăng.
- Đề cao chử Nôm.
- Yêu cầu mọi người phải học.
e. Quân sự:
- Làm sổ hộ tịch.
- Xây dựng một số thành kiên cố.
->Tăng cường củng cố quốc phòng.
*Hoạt động 3: Ý nghĩa, tác dụng của cải cách HQL.
- Mục tiêu: Biết và hiểu một số chính sách của Hồ Quý Ly.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Gv: Em hãy rút ra những điểm tích cực và hạn chế của cải cách HQL ?
GV: Chưa triệt để ở điểm nào?
Hs: Số lượng gia nô, nô tì chưa được giải phóng từ tư Nhân-> nhà nước.
Gv: Chưa phù hợp ở điểm nào ?
Hs: Việc dùng tiền giấy hoàn toàn mới mẽ -> người dân bở ngỡ khi sử dung -> hạn chế sự phát triển .
a. Tích cực:
- Hạn chế việc tập trung ruộng đất.
- Làm suy yếu thế lực họ Trần.
Tăng nguồn thu nhập cho nhà nước.
b. Hạn chế:
- Các chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp vời thực tế, lòng dân.
4. Củng cố.
? Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào?
? Trình bày những chính sách cải cách của HQL
? Nêu những tác dụng và hạn chế của những chính sách đó. 5. Hướng dẫn-dặn dò.
* Bài cũ:
	 - Về nhà học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa-, 
 - Làm các bài tập ở sách bài tập 
* Bài mới:	
- Soạn trước bài mới vào vở soạn. Xem lại kiến thức từ bài 12 đến bài 16 tiết sau ôn tập.
6. Rút kinh nghiệm :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------	

File đính kèm:

  • doctiet 30+31 su 7.doc
Giáo án liên quan