Giáo án Lịch sử 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Năm học 2009-2010

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

- Sự phát triển kinh tế.

+ Tình hình kinh tế sau chiến tranh.

 + Tình hình xã hội sau chiến tranh.

2/ Kỹ năng

v Rèn luyện cho HS kỹ năng.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.

3/ Thái độ

v Bồi dưỡng cho HS.

- Lòng căm thù quân xâm lược, lòng yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc và biết ơn tổ tiên.

II.CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của giáo viên

- Tăng cường đọc, nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.

- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.

2/ Chuẩn bị của học sinh

- Xem bài mới và nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.

- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học

- Quan sát bản đồ, tranh ảnh lịch sử có trong bài học để khai thác các kiến thức cơ bản.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng ta cần nghiên cứu. 
Tiến trình bài dạy (Thời gian 35 phút)
Thời gian
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
8 P
Tóm tắt mục chính của bài 15; gồm phần I và phần II, học trong 2 tiết. Tiết 1 hôm nay, chúng ta tìm hiểu phần II (1; 2; 3 và 4) của bài 15.
II. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA.
 1. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA.
HOẠT ĐỘNG 1. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA?
- Thảo luận nhóm.
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 1, trang 71.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi Em hãy trình bày những nét cơ bản về tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phong tục tập quán của nhân dân ta thời nhà Trần? 
Câu hỏi Căn cứ vào chi tiết nào để nói rằng: Đạo phật thời nhà Trần vẫn phát triển tuy không bằng nhà Lý?
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Câu hỏi Vì sao thời Trần, Nho giáo ngày càng phát triển?
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Câu hỏi Sinh hoạt văn hóa thời Trần được thể hiện như thế nào?
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Câu hỏi Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa thời Trần?
+ Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa thời Trần, đó là do thời Trần giáo dục thi cử thịnh hành, phát triển, đã đào tạo được nhiều nho sĩ trí thức giỏi. Hơn nữa, sau cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên đầy gian lao, nhưng đã thắng lợi vẻ vang, lòng tự hào, yêu quê hương, đất nước và ý thức tự cường dân tộc đã được khơi dậy ở các nho sĩ, các nhà thơ, nhà văn
Trả lời 
+ Tín ngưỡng dân gian phát triển, cùng với việc sùng đạo Phật và đề cao Nho giáo.
+ Sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đa dạng và đặc sắc, mang tính dân tộc sâu sắc. 
+ Nhiều lễ hội đua tài, nhiều hình thức sinh hoạt phong phú, phổ biến.
+ Nhiều phong tục tập quán, giản dị nhưng bên trong sự giản dị đó là một dân tộc giàu tinh thần thượng võ, yêu quê hương, đất nước tha thiết và trọng nhân nghĩa. 
Trả lời - Đạo phật thời nhà Trần vẫn phát triển, trong nước có nhiều người đi tu, kể cả những người thuộc tầng lớp giai cấp thống trị. Chùa chiềng mọc lên nhiều nơi. “Nhân dân quá nửa làm sư, trong nước chỗ nào cũng có chùa”. 
Trả lời - Thời Trần, Nho giáo ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị, nhà Nho được trọng dụng và bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Việc quan tâm đến chế độ học tập, thi cử để đào tạo, tuyển dụng quan lại, với nội dung học tập là đạo Nho ngày càng trở nên cần thiết ở chế độ phong kiến Việt Nam. Vì thế thời nhà Trần, Nho giáo phát triển mạnh.
+ Nhiều nhà Nho được triều đình trọng dụng, như Trương Hán Siêu, Đoàn Nhữ Hài, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, đặt biệt là thầy giáo Chu Văn An.
Trả lời - Nhìn chung nền văn hóa thời Trần đa dạng và đặc sắc, mang tính dân tộc sâu sắc. 
+ Tín ngưỡng dân gian phát triển, cùng với việc sùng đạo Phật và đề cao Nho giáo.
+ Nhiều lễ hội đua tài, nhiều hình thức sinh hoạt phong phú, phổ biến.
+ Nhiều phong tục tập quán giản dị, nhưng bên trong sự giản dị đó là một dân tộc giàu tinh thần thượng võ, yêu quê hương, yêu đất nước tha thiết và trọng nhân nghĩa. 
Trả lời + Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa thời Trần, đó là do thời Trần giáo dục thi cử thịnh hành, phát triển, đã đào tạo được nhiều nho sĩ trí thức giỏi. Hơn nữa, sau cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên đầy gian lao, nhưng đã thắng lợi vẻ vang, lòng tự hào, yêu quê hương, đất nước và ý thức tự cường dân tộc đã được khơi dậy ở các nho sĩ, các nhà thơ, nhà văn
a. Tín ngưỡng.
- Phổ biến tín ngưỡng cổ truyền.
- Đạo Phật.
- Đề cao Nho giáo.
b. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
- Ca hát, nhảy múa rất đa dạng và đặc sắc, mang tính dân tộc sâu sắc. 
c. Phong tục tập quán.
- Giản dị nhưng rất giàu tính dân tộc và tinh thần thượng võ. 
7 P
HOẠT ĐỘNG 2. VĂN HỌC?
2. VĂN HỌC? 
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ, của phần 2, trang 71 và trang 72. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu hỏi Em hãy cho biết vài nét về tình hình văn học thời Trần?.
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Câu hỏi Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc?
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
- GV bổ sung: Ngày 6/ 6/ 1285 Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông cùng đại quân nhà Trần trở về kinh đô Thăng Long, để tổ chức ăn mừng đại thắng, Trần Quang Khải đã cảm khái mà viết rằng:
 “Đoạt sáo Chương Dương độ 
Cầm Hồ Hàm Tử Quan
Thái bình tu trí lực 
Vạn cổ thử giang san”.
 Dịch nghĩa:
“Cướp giáo giặc ở bến đò Chương Dương
Bắt giặc Hồ ở cửa Hàm Tử
Thái bình rồi nên dốc hết sức
Muôn đời vẫn có non sông này”.
Em có biết giặc Hồ ở đầu bài thơ trên là giặc nào? Vì sao lài gọi là giặc Hồ?
+ “Giặc Hồ” ở đầu bài thơ trên là giặc Mông-Nguyên.
+ “Hồ” ở đây là từ, do người Trung Quốc xưa dùng để chỉ dân tộc thiểu số và ngoại tộc ở phía Bắc với thái đôï khinh miệt, ở đây dùng để chỉ giặc Mông-Nguyên.
Trả lời - Văn học thời Trần (bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm) rất phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đã làm rạng rỡ cho văn học Đại Việt.
+ Có nhiều tác giả nổi tiếng, vơi những tác phẩm đặc sắc mà tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn với “Hịch tướng sĩ”, Trần Quang Khải với bài thơ “Phò giá về kinh”, Trương Hán Siêu với “Phú sông Bạch Đằng”.
Trả lời - Văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước: Có những bước tiến mới, có tác phẩm ra đời trong khói lửa chiến tranh như “Hịch tướng sĩ”, để động viên tinh thần binh lính, đề cao niềm tự hào dân tộc, ca ngợi chiến công hiển hách; như “Phú sông Bạch Đằng”, bài thơ “Phò giá về kinh”, thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc. Có được bước phát triển trên, còn do sự phát triển của giáo dục thời Trần, đào tạo được nhiều nho sĩ trí thức tài giỏi.
+ Các tác phẩm văn học mang đậm lòng tự hào dân tộc: Phản ảnh tinh thần đoàn kết một lòng từ vua tôi, quần thần đều quyết tâm đánh giặc. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên thắng lợi. Kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng, giữ gìn nền độc lập chủ quyền dân tộc, đánh bại kẻ thù hung bạo nhất thế giới, đó là biểu hiện của lòng yêu nước và là niềm tự hào dân tộc.
- Văn học chữ Hán và chữ Nôm, rất phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc.
- Có nhiều tác giả nổi tiếng, vơi những tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn với “Hịch tướng sĩ”, Trần Quang Khải với bài thơ “Phò giá về kinh”, Trương Hán Siêu với “Phú sông Bạch Đằng”, 
8 P
HOẠT ĐỘNG 3. GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC - KĨ THUẬT?
3. GIÁO DỤC VÀ KHOA HỌC - KĨ THUẬT.
- GV yêu cầu HS, xem SGK phần kênh chữ của phần 3, trang 72 .
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi Em hãy trình bày vài nét về tình hình giáo dục thời Trần. Em nhận xét gì về tình hình đó?
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Câu hỏi Chúng ta có thể tìm hiểu chế độ học tập , thi cử và tác dụng của nó đối với việc tuyển chọn nhân tài thời Trần trong tác phẩm nào? Của ai?
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Câu hỏi Nền giáo dục thời Trần có gì khác với giáo dục thời Lý?
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
Câu hỏi Em hãy trình bày vài nét về khoa học – kĩ thuật thời Trần. Em nhận xét gì về tình hình đó?
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản lên bảng.
- GV bổ sung Người thầy giáo tiêu biểu thời Trần là ai? Em hãy tóm tắt vài nét về người thầy đó?
+ Người thầy giáo tiêu biểu thời Trần là Chu Văn An. Ông sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn (1292) ở Thanh Trì, Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã bộc lộ những đức tính cao quý, như ham học, cương trực, liêm khiết. Ông đậu tiến sĩ thời Trần nhưng không ra làm quan mà ở nhà dạy học. Về sau, ông được vua Trần Minh Tông mời giữ chức Tư nghiệp Quốc tử giám ( chức quan thứ hai trong Quốc tử giám). Thời vua Trần Dụ Tông, chính sự nhà Trần đổ nát, quan lại nhũng nhiễu dân chúng, tham lam, bè phái. Ông dân sớ lên vua, xin chém đầu 7 tên nịnh thần gây rối loạn triều chính. Vua không nghe , ông từ quan về C

File đính kèm:

  • docLSVN- L 7- BAI 15.doc