Giáo án Lịch sử 7 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII - Tiết 24: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ 1258 (Tiết 1) - Nguyễn Đình Kiếm

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ.

- Chủ trương chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ.

- Nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất.

2. Kĩ năng: + Nắm được diễn biến của trận đánh.

 + Đọc và vẻ lược đồ

 + Phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử

3. Thái độ: Ý thức kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân va dân ta trong cuộc kháng chiến.

II. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề, trực quan, tường thuật. .

III. Chuẩn bị:

1 Giáo viên: - Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ thời Trần .

 - Tư liệu lịch sử.

2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2344 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII - Tiết 24: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ 1258 (Tiết 1) - Nguyễn Đình Kiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 14:
BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN THẾ KỈ XIII
 Ngày soạn: 12/11/2010
 Ngày dạy: 15/11/2010
Tiết 24: I.CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG
QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ 1258 ( tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ. 
- Chủ trương chính sách và những việc làm của vua quan nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ.
- Nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất.
2. Kĩ năng: + Nắm được diễn biến của trận đánh.
 + Đọc và vẻ lược đồ
 + Phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử
3. Thái độ: Ý thức kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân va dân ta trong cuộc kháng chiến.
II. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề, trực quan, tường thuật.. .
III. Chuẩn bị:
1 Giáo viên: - Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ thời Trần .
 - Tư liệu lịch sử.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Lên lớp:
1. Ổn định: 1
2. Kiểm tra bài cũ 4’
 + Nhà Trần đã có biện pháp gì để xây dựng quân đội và quốc phòng ?
 + Tình hình phát triển Nông nghiệp, Thủ công nghiệp và Thương nghiệp ?
3. Bài mới:
*Đặt vấn đề: Sau khi lên nắm quyền nhà Trần đã bắt tay ngay vào việc xây dựng bộ máy nhà nước, phục hồi sản xuất, chuẩn bị nhiều mặt để đối phó với âm mưu xâm lược Đại Việt của bọn phong kiến phương Bắc Mông – Nguyên.
* Hoạt động 1: Âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ ( 7’)
- Mục tiêu: Biết được sức mạnh của quân Mông – Nguyên và âm mưu quyết tâm xâm lược Đại Việt lần thứ nhất của chúng.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV Treo bản đồ thế giới xác đinh vị trí nước Mông Cổ
GV: Q/sát Hình 29 sgk Em biết gì về quân Mông Cổ ?
HS: Quân Mông Cổ rất thiện chiến về kị binh, có tổ chức và trang bị tốt.
GV: Tại sao Vua Mông Cổ cho quân đánh Đại Việt trước? 
- Đầu thế kĩ XIII, nhà nước MC được thành lập. Với lực lượng mạnh và hiếu chiến, quân MC xâm chiếm nhiều nước Châu Á. châu Âu...
Năm 1257, vua Mông Cổ cho quân xâm lược Đại Việt để tiến lên đánh Nam Tống.
* Hoạt động 2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh quân Mông Cổ( 25’)
- Mục tiêu: Biết và hiểu về sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Hành động khiêu khích của quân Mông Cổ ntn ?
HS: Cho sứ giả đưa thư và dụ hàng vua Trần
GV: Thái độ của vua Trần ra sao ?
HS: Bắt tên sứ Tống tống vào ngục (3lần 3 tên)
GV: Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta vua tôi nhà Trần đã làm gì ?
Gv Treo lược đồ kháng chiến chống quân Mông Cổ và trình bày diễn biến
HS Đọc nội dung diễn biến sgk.
.HS Lên trình bày lại diễn biến trên lược đồ
Gv: Vì sao quân ta đánh bại quân Mông Cổ ? 
Gv: Bài học trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ ?
a.Chuẩn bị :
- Ban lệnh sắm sửa vũ khí, các đội dân binh thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ.
- Bắt giam sứ giả, ban lệnh chuẩn bị chống giặc xâm lược.
-> Thể hiện đường lối kháng chiến toàn dân.
b. Diễn biến:
- Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta.
- Thực hiện kế hoạch kháng chiến: 
“Vườn không nhà trống”
- Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu
c. Kết quả: Quân Mông Cổ rút quân chạy về nước.
d. Nguyên nhân thắng lợi:
- Vua tôi nhà Trần có chủ trương kế hoạch chống giặc sáng suốt
e. Bài học kinh nghiệm: 
“Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều”
4. Củng cố: 6’
? Mục đích xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ thế kỉ XIII ?
? Nhận xét của em về sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần.
? Nhận biết của em qua đường lối kháng chiến của nhà Trần.
5. Hướng dẫn dặn dò. 2’: Học bài cũ theo gợi ý sgk
 *Bài mới: - Âm mưu xâm lược Chăm pa và Đại Việt của nhà Nguyên? 
 - Nhà Trần có kế hoạch đánh giặc như thế nào ?
 - Diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên l2.
6. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BÀI 14:BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG - NGUYÊN THẾ KỈ XIII
 Ngày soạn: 16/11/2010
 Ngày dạy : 19/11/2010
Tiết 25 - II. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG
QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN 1285 (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Âm mưu xâm lược Đại Việt lần thứ 2 của nhà Nguyên chu đáo hơn so với lần thứ nhất
- Nhờ sự chuẩn bị, đường lối đánh giặc đúng đắn với quyết tâm cao, quân dân Đại Việt đã giành được thắng lợi vẽ vang.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỉ năng sử dụng lược đồ để thuật lại SKLS
3.Thái độ: + Lòng căm thù giặc ngoại xâm, niềm tự hào dân tộc. 
 + Lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm bảo vệ chủ quyền của đăt nước.
II. Phương pháp:
 Dạy học nêu vấn đề + Thảo luận nhóm, tường thuât., trực quan
III. Chuẩn bị:
1 Giáo viên: 
- Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lượcNguyên thời Trần.
- Tranh minh hoạThoát Hoan nằm trong ống đồng tròn chạy về nước.
- Bài “ Hịch tướng sĩ” Trần Quốc Tuấn.
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: 1’
2. Kiểm tra bài cũ. 4’
 Nêu diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ 1 trên lược đồ ?
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Thất bại trong k/h xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, quân Mông Cổ vẫn chưa từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Lần thứ 2, chúng đã tổ chức quân đội với 1 lực lượng lớn, mở cuộc tấn công với quy mô lớn vào nước ta. Đứng trước tình hình đó, quân dân nhà Trần đã có kế hoạch gì để giải quyết
* Hoạt động 1: Âm mưu xâm lược Chăm pa và Đại Việt của nhà Nguyên.10’
- Mục tiêu: Biết được sức mạnh và âm mưu đánh Đai Việt trong lần thứ hai.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Năm 1279, sau khi thôn tính được Nam Tống, lập ra nhà Nguyên thống trị ở Trung Quốc. Vua Nguyên - Hốt Tất Liệt ráo riết xâm lược Chăm pa và Đại Việt.
GV: Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược Cham pa và Đại Việt nhằm mục đích gì ?
GV: Tại sao quân Nguyên đánh Chăm pa trước Đại Việt ?
GV: Trích tư liệu lịch sử; Những mẫu chuyện l/s. 
- Sau khi thống trị hoàn toàn Trung Quốc, quân Nguyên gấp rút xâm lược Đại Việt và Cham pa.
- Năm 1238, hơn 10 van quân Nguyên do tướng Toa Đô mở cuộc xâm lược Cham pa.
 nhưng thất bại .
- Quân dân Cham pa đã chiến đấu anh dũng.
=> kế hoạch nhà Nguyên bị tan rã.
* Hoạt động 2: Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến. 10’
- Mục tiêu: Nhà Trần đã chuẩn bị về chính trị và quân sự như thế nào cho cuộc kháng chiến.
- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Sau khi biết tin quân Nguyên có ý đinh xâm lược Đại Việt, vua Trần đã làm gì ?
Hs: Trả lời.
GV: Theo em, Hội nghị Diên Hồng có tác dụng ntn đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ?
Hs: Trả lời.
Gv: Ý nghĩa của việc thích 2 chữ ấy ?
Hs: Trả lời.
Gv: kết luận.
a. Chính trị:
- Triệu tập Hội nghị vương hầu quý tộc ở bến Bình Than ( Chí Linh – hải Dương).
- Cử Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy, soạn Hịch tướng sĩ.
- Năm 1285 mở hội nghị Diên Hồng.
- Tổ chức tập trận duyệt binh lớn.
b. Quân sự: 
 Mở hội nghị Diêm Hồng.
=>Quân dân một lòng quyết tâm giết giặc.
*Hoạt động 3: Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến. 14’
- Mục tiêu: Trình bày trên lược đồ nét diễn biến chống quân Nguyên, hiểu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Treo lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ 2 trình bày diễn biến.
“ Trong 1 trận kìm chân giặc ở Thiên Mạc, Trần Bình Trọng đã bị giặc bắt. Khi bị giặc dụ dỗ ông trả lời “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc” quân Nguyên tức giận đã chém ông”
GV: Em có nhận xét gì về kết quả của cuộc kháng chiến ?
GV: Nêu cách đánh giặc của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 ?
HS: Trả lời.
Gv: Tổng kết.
a. Diễn biến: 
*Địch: 
- Tháng 1/1285, 50 vạn do Thoát Hoan chỉ huy tiến vào nước ta.
- Tạo thế gọng kìm tiêu diệt quân chủ lực.
- Gặp khó khăn về lương thực.
*Ta: 
- Tổ chức nhiều trận đánh -> rút lui, thực hiện vườn không nhà trống.
- Phản công đánh bại địch ở nhiều nơi.
b.Kết quả: Sau hơn 2 tháng phản công:
- Ta đánh tan tành hơn 50 vạn quân Nguyên.
- Toa Đô bị chém đầu.
4. Củng cố: 4’ + Gọi 1 hs lên bảng trình bày diễn biến trên lược đồ.
 + Nêu cách đánh gặc của nhà Trần.
5. Hướng dẫn dặn dò: 2’
* Bài cũ: - Âm mưu xâm lược Chăm pa và Đại Việt của nhà Nguyên.
 - Nhà Trần có kế hoạch đánh giặc như thế nào ? 
 - Diễn biến, kết quả, của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên?
* Bài mới: 
 - Nhà Nguyên chuẩn bị xâm lược Đại Việt lần thứ 3 như thế nào ?
 - Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ ntn ?
 - Tập trình bày diễn biến trên lược đồ H 32,33 sgk, kết quả, của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ 3
 - Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, ý nghĩa lịch sử ?
6. Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	

File đính kèm:

  • docTiet 24 ,25 su 7.doc
Giáo án liên quan