Giáo án Lịch sử 7 - Bài 12, Tiết 23: Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII (Tiếp theo) - Công Xuấn

1.MỤC TIÊU

a. Kiến thức

- Trình bày những nét chính về tình hình quân đội thời Trần

 - Trình bày được nét chính về sự phục hồi và phát triển kinh tế thời Trần

 - Tích hợp: mục đích và kết quả của những công việc phục hồi và phát triển sản xuất.

b.Kỹ năng

- Làm quen với phương pháp so sánh.

c.Tư tưởng

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc đối với công cuộc xây dựng, củng cố và phát triển đất nước triều Trần.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 12, Tiết 23: Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII (Tiếp theo) - Công Xuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 29/10/2011 Ngày dạy:31/10/2011 Dạy lớp: 7B,7C
 Ngày dạy: 02/11/2011 Dạy lớp: 7A
Chương III NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN
(Thế kỉ XIII - XIV)
Bài 12. Tiết 23. NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỶ XIII
(Tiếp theo)
1.MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- Trình bày những nét chính về tình hình quân đội thời Trần
 - Trình bày được nét chính về sự phục hồi và phát triển kinh tế thời Trần
	- Tích hợp: mục đích và kết quả của những công việc phục hồi và phát triển sản xuất.
b.Kỹ năng
- Làm quen với phương pháp so sánh.
c.Tư tưởng
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc đối với công cuộc xây dựng, củng cố và phát triển đất nước triều Trần.
II. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Sưu tầm một số tranh ảnh, tư liệu liên quan tới thành tựu thủ công nghiệp thời trần.
 b. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 a. Kiểm tra bài cũ:(5’)
Hỏi: Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức như thế nào?
Đáp : 
- Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền được phân làm 3 cấp.( 3 điểm )
- Cả nước chia 12 lộ. Các quý tộc họ Trần được phong vương hầu và ban thái ấp
 ( 3 điểm ).
- Đặt thêm một số cơ quan: Quốc sử viện, Thái y viện... và một số chức quan.
 ( 3 điểm ).
* Giới thiệu bài mới: Để thấy được sự thay đổi về mặt XH- GD và Văn Hoá thời lý hôm nay ta đi tìm hiểu tiếp VH-GD thời Lý.
 b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gọi HS đọc SGK
Hỏi: Vì sao khi mới thành lập, nhà Trần rất quan tâm tới việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng?
Hỏi: Tổ chức quân đội của nhà Trần như thế nào?
Giảng: Cấm quân: đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, nhà vua và chỉ chọn trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần.
Quân các lộ: ở đồng bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh.
Hỏi: Vì sao nhà Trần chỉ kén chọn những thanh niên khoẻ mạnh ở quê họ Trần để vào cấm quân?
Hỏi: Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách và chủ trương nào?
Giảng: Nhân dân ta dưới thời Trần rất chuộng võ nghệ, các lò vật được mở khắp nơi, vì vậy quân đội thời Trần luôn được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.NhàTrần thực hiện chủ trương chọn quân lính không thiên về lấy số lượng mà cần những người giỏi.
GV Sử dụng hình 27 SGK để minh chứng cho việc tăng cường củng cố quốc phòng của triều Trần.
? Nhận xét về trang bị vũ khí của nhà Trần qua hình 27?
Hỏi: Bên cạnh việc xây dựng quân đội, nhà Trần đã làm gì để củng cố quốc phòng?
Giảng: - Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu.
- Vua Trần thường xuyên đi tuần tra việc phòng bị ở nơi này.
Hỏi: Việc xây dựng quân đội nhà Trần có gì khác và giống so với thời Lý.
- Giống:
+ Quân đội gồm hai bộ phận.
+ Được tuyển dụng theo chính sách" ngụ binh ư nông".
- Khác:
+ Cấm quân: Tuyển những người khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần.
+ Quân đội theo chủ trương:" Cốt tinh nhuệ không cốt đông".
?Ý nghĩa và tác dụng của những chủ trương, chính sách xây dựng quân đội của nhà trần ? 
GV giảng: Chủ trương này có ý nghĩa là nhà trần đã biết “ lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều” phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, biết lựa sức mình mà đánh, trên dưới một lòng thì trăm trận trăm thắng. Đó là yếu tố vô cùng quan trọng để đánh bại kẻ thù xâm lược.
Gọi HS đọc.
*Tích hợp: Hỏi: Nhà Trần đã làm gì để phát triển nông nghiệp?
Giảng: Vua Trần hạ lệnh đắp đê từ đầu nguồn các con sông đến bãi biển. Những người đảm nhiệm chức Hà đê sứ luôn phải đốc thúc việc đắp đê.
Bên cạnh đó, việc nạo vét các kênh đào được chú trọng để đảm bảo giao thông tưới tiêu cho đồng ruộng.
Hỏi: Nhận xét gì về những chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần?
*Tích hợp: ? Những chủ trương trên có tác dụng gì?
Giảng: Nhờ các chính sách và cùng với sự cố gắng của người dân, nông nghiệp thời Trần nhanh chóng được phục hồi và phát triển.nhân dân nhất là nông dân, rất phấn khởi và tin tưởng nhà nước thời Trần.
? Tình hình phát triển thủ công nghiệp thời trần?
Hỏi: Kể tên các nghề thủ công trong nhân dân?
Giảng: Làm gốm, tráng men,chế tạo vũ khí, đúc đồng , làm giấy...
Nhà Trần khuyến khích các các xưởng thủ công nhà nước sản xuất các đồ gốm, dệt , chế tạo vũ khí
Hỏi: Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Trần thế kỉ XIII?
? Tình hình phát triển thương nghiệp thời Trần?
GV Giới thiệu hình 28 SGK cho HS.
Giảng: Do vậy, trong nước các làng xã mọc lên nhiều nơi.Kinh thành Thăng Long đã có tới 61 phường hoạt động tấp nập.
 Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài diễn ra rất sôi nổi ở các cửa biển: Hội Thống, Vân Đồn.
? Những chủ trương biện pháp pháp triển kinh tế của nhà trần có tác dụng như thế nào?
GV giảng:Những chủ trương và biẹn pháp trên cùng với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân ta đã đưa đại Việt ở thế kỉ XIII trở thành một quốc gia hùng cường, có quân đội và quốc phòng vững mạnh, có nền kinh tế phát triển.
1) Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng.(20’)
-Nước ta luôn đứng trước nguy cơ ngoại xâm (nhất là thời kì đế quốc Mông Nguyên đang mở rộng xâm lược).
- Quân đội của nhà Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ.
- Vì để tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ triều chính, cấm quân có nhiệm vụ bảo vệ vua hoàng thành , triều đình.
- Chủ trương: Quân lính cốt tinh không cốt đông.
- Chính sách: Ngụ binh ư nông ; Xây dựng tinh thần đoàn kết.
Quân đội được trang bị đầy đủ, có giáo mác, voi chiến.
-Quân đội học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.
Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu.
Hs trả lời
HS trả lời
2) Phục hồi và phát triển kinh tế(15’)
-Nông nghiệp: Chú trọng việc khai hoang, đắp đê, nạo vét kênh mương.
-Các chủ trương đó rất phù hợp, kịp thời để phát triển nông nghiệp.
-Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
Thủ công nghiệp: các xưởng thủ công nhà nước và nhân dân được phục hồi và phát triển. 
-Nhà Trần khuyến khích các các xưởng thủ công nhà nước sản xuất các đồ gốm, dệt , chế tạo vũ khí
Đang từng bước được khôi phục và phát triển mạnh, trình độ ngày càng cao
-Thương nghiệp buôn bán trong và ngoài nước ngoài rất phát triển.
-Các chủ trương và biện pháp trên có tác dụng xây dựng quốc gia Đại Việt hùng mạnh.
Củng cố- luyện tập:(4’)
?Nêu các chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội củng cố quốc phòng của nhà Trần?
- Chủ trương: Quân lính cốt tinh không cốt đông.
- Chính sách: Ngụ binh ư nông ; Xây dựng tinh thần đoàn kết.
-Quân đội học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.
-Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu.
-Gv khái quát nội dung toàn bài.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)
 Học thuộc bài.
Làm bài tập trong vở bài tập.
Xem trước bài mới.

File đính kèm:

  • docTIẾT 23.doc