Giáo án Lịch sử 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (Thời Sơ - Trung kì trung đại)

I.MỤC TIÊU

1/ Kiến thức

v Học sinh (HS) biết và hiểu được.

- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Au; cơ cấu xã hội (bao gồm hai giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô).

- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.

- Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào; kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao.

2/ Kỹ năng

v Rèn luyện cho HS kỹ năng.

- Biết sử dụng bản đồ châu Au để xác định vị trí các quốc gia phong kiến.

- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

3/ Thái độ

v Bồi dưỡng cho HS.

- Nhận thức đúng về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

II.CHUẨN BỊ

1/ Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ châu Au thời phong kiến.

- Những tư liệu, tranh ảnh lịch sử có liên quan tới nội dung bài học.

- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.

- Phương án tổ chức lớp học, thảo luận nhóm (Theo đơn vị tổ), áp dụng bài tập vào tiết học mới (Nếu còn thời gian).

2/ Chuẩn bị của học sinh

- Xem bài mới và tự nghiên cứu trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa.

- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2412 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu (Thời Sơ - Trung kì trung đại), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới nội dung bài học.
- Phiếu học tập, bảng phụ để bổ sung kiến thức cơ bản cho bài học mới.
- Phương án tổ chức lớp học, thảo luận nhóm (Theo đơn vị tổ), áp dụng bài tập vào tiết học mới (Nếu còn thời gian). 
2/ Chuẩn bị của học sinh
- Xem bài mới và tự nghiên cứu trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa. 
- Tăng cường sưu tầm đọc thêm tài liệu tham khảo có liên quan tới nội dung của bài học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định tình hình lớp (Thời gian 1 phút)
- Kiểm tra sĩ số lớp? (Vắng có lí do, vắng không có lí do?)
2/ Kiểm tra bài cũ 
Câu hỏi kiểm tra bài cũ
Dự kiến phương án trả lời của học sinh
3/ Giảng bài mới
Giới thiệu bài mới (Thời gian 1 phút)
Quá trình xã hội phong kiến ở châu Aâu hình thành; cơ cấu xã hội như thế nào? Khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa ra sao? Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào? Kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao?. Đây là nội dung chính tiết học hôm nay lớp chúng ta cần nghiên cứu?. 
Tiến trình bài dạy (Thời gian 41 phút)
Thời gian
HOẠT ĐỘNG
CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG
CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
12P
Tóm tắt mục chính của bài; bài1 gồm có 3 phần 1, 2 và 3.
1. SỰ HÌNH THÀNH XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU.
HOẠT ĐỘNG 1. SỰ HÌNH THÀNH XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU?
Thảo luận nhóm, 5 phút
- GV yêu cầu HS của tổ 1, xem SGK phần kênh chữ của phần 1, trang 3 và trả lời 2 câu hỏi trong cuối phần 1.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Hỏi Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì?
 - GV mời HS trả lời, mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản.
Hỏi Những việc làm ấy có tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Aâu?
- GV mời HS trả lời, mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản.
Hỏi Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại?
- GV mời HS trả lời, mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản.
- HS làm việc theo sự hướng dẫn và gợi ý của GV 
+ Tham khảo SGK.
+ Thảo luận nhóm, thống nhất câu hỏi và trả lời câu hỏi.
Trả lời - Họ thành lập nên nhiều Vương quốc mới như Vương quốc của người Aêng-glô Xắc-xông; Vương quốc Phơ-răng; Vương quốc Tây Gốt; Vương quốc Đông Gốt, .
- Học chiếm đất của chủ nô Rô-ma cũ, rồi đem chia cho nhau.)
Trả lời - Xã hội Tây Aâu có những thay đổi
+ Bộ máy nhà nước Rô-ma sụp đổ, ruộng đất của chủ nô được chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn và họ được phong các tước vị cao, thấp khác nhau.
+ Họ vừa có ruộng, vừa có tước vị, trở thành người có quyền thế và giàu có, đó là các lãnh chúa phong chúa. Còn nô lệ và những người nông dân thì lại biến thành nông nô và phụ thuộc vào lãnh chúa. Từ đó hình thành xã hội phong kiến châu Aâu.
Trả lời - Những người nô lệ được giải phóng hoặc nông dân công xã bị mất đất, họ biến thành nông nô. Đây là tầng lớp sống phụ thuộc vào lãnh chúa.
- Các thủ lĩnh quân sự của người Giéc-man và quan lại người Giéc-man, được ban cấp nhiều ruộng đất thì trở thành lãnh chúa. Đây là tầng lớp có thế lực và giàu có trong xã hội.
- Vào cuối thế kỉ V, do sự xâm nhập của người Giéc-man, xã hội Tây Aâu có những biến đổi lớn. 
+ Bộ máy nhà nước của đế quốc Rô-ma bị sụp đổ.
+ Những người nô lệ được giải phóng, biến thành nông nô.
+ Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa.
- Hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Aâu: Lãnh chúa và nông nô.
12P
HOẠT ĐỘNG 2. LÃNH ĐỊA PHONG KIẾN?
2. LÃNH ĐỊA PHONG KIẾN.
Thảo luận nhóm, 5 phút
- GV yêu cầu HS của tổ 2, xem SGK phần kênh chữ của phần 2, trang 3 và trang 4, kết hợp với bước tranh (Hình 1 Lâu đài và thành vách của lãnh chúa).
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Hỏi Em thế nào là lãnh địa phong kiến?
- GV mời HS trả lời, mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản.
Hỏi Em hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa?
- GV mời HS trả lời, mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản.
Hỏi Đặc điểm của nền kinh tế trong lãnh địa là gì?
- GV mời HS trả lời, mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản.
- HS làm việc theo sự hướng dẫn và gợi ý của GV 
+ Tham khảo SGK.
+ Thảo luận nhóm, thống nhất câu hỏi và trả lời câu hỏi.
Trả lời - Là một khu đất rộng lớn mà quý tộc tước đoạt được, bao gồm đất canh tác, rừng, ao, hồ, nhà thờ, lâu đài của lãnh chúa, nhà ở của nông nô.
Trả lời - Đứng đầu mỗi lãnh địa là một lãnh chúa, có mọi quyền hành trong lãnh địa.
+ Quyền lực của lãnh chúa trong lãnh địa có quyền sở hữu tối cao ruộng đất, có quyền đặt ra các loại tô, thuế. Ngoài ra lãnh chúa còn đứng đầu cơ quan pháp luật và thống trị nông nô về tinh thần.
- Đời sống trong lãnh địa: 
+ Lãnh chúa sống đầy đủ, xa hoa
+ Nông nô phải sống phụ thuộc, khổ cực và đói nghèo.
- Lãnh chúa bắt nông nô xây dựng dinh thự, thành lũy kiên cố cho mình, đồng thời bắt nông nô phải cày cấy ruộng đất, nộp tô thuế nặng nề và phải chịu phụ thuộc về mọi mặt, không được rời khỏi lãnh địa.
Trả lời - Kĩ thuật canh tác: lạc hậu, thô sơ.
- Quan hệ sản xuất: lãnh chúa bóc lột nông nô.
- Nền kinh tế mang tính tự.
- Lãnh địa phong kiến Là một khu đất rộng lớn mà quý tộc tước đoạt được, bao gồm đất canh tác, rừng, ao, hồ, nhà thờ, lâu đài của lãnh chúa, nhà ở của nông nô  
- Đứng đầu mỗi lãnh địa là một lãnh chúa.
- Lãnh chúa có quyền lực và quyền sở hữu tối cao 
- Đời sống lãnh chúa sung sướng. 
- Đời sống nông nô khổ cực, đói nghèo và phải phụ thuộc vào lãnh chúa .
- Quan hệ sản xuất: lãnh chúa bóc lột nông nô.
- Nền kinh tế mang tính tự túc.
12P
HOẠT ĐỘNG 3. SỰ XUẤT HIỆN CÁC THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI?
3. SỰ XUẤT HIỆN CÁC THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI.
Thảo luận nhóm, 5 phút
- GV yêu cầu HS của tổ 3 và tổ 4, xem SGK phần kênh chữ, của phần 3, trang 4 và trang 5, kết hợp với bước tranh (Hình 2 Hội chợ ở Đức ), trong SGK, trang 5).
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
Hỏi Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Những ai sống trong các thành thị? Họ làm những nghề gì?
- GV mời HS trả lời, mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản.
Hỏi Nhìn vào bức tranh hình 2 SGK về “Hội chợ ở Đức”, theo em đã miêutả điều gì?
- GV mời HS trả lời, mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản.
- HS làm việc theo sự hướng dẫn và gợi ý của GV 
+ Tham khảo SGK.
+ Thảo luận nhóm, thống nhất câu hỏi và trả lời câu hỏi.
Trả lời - Cuối thế kỷ XI, trong các lãnh địa số lượng sản phẩm thủ công tăng lên, nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa các vùng khác nhau cũng ngày càng cấp thiết, một số thợ thủ công đã bỏ trốn khỏi lãnh địa, rủ nhau tụ tập ở những nơi có điều kiện thuận lợi để sản xuất và mua bán. Những vùng này ngày càng đông đúc, ngày càng đa dạng, từ đó các thành thị ra đời.
 - Trong thành thị, cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương dân. Họ đã thành lập các phường hội để sản xuất một cách tập trung hơn và trao đổi hành hóa được chủ động hơn. Không chỉ để lấy sản phẩm thủ công mà còn để lấy lương thực đưa từ các lãnh địa đến. 
Trả lời - Miêu tả khung cảnh sôi động của việc mua bán. Chứng tỏ nền kinh tế hàng hóa ở đây rất phát triển. Bên cạnh hội chợ là hình ảnh lâu đài, nhà thờ, với những kiến trúc đặc sắc, hiện đại. Bức tranh phản ảnh thành thị không chỉ là trung tâm kinh tế mà còn là trung tâm văn hóa, không khí dân chủ cũng được thể hiện qua việc giao lưu hàng hóa.
- Cuối thế kỷ XI, trong các lãnh địa số lượng sản phẩm thủ công tăng lên, nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa các vùng khác nhau cũng ngày càng cấp thiết, một số thợ thủ công đã bỏ trốn khỏi lãnh địa, rủ nhau tụ tập ở những nơi có điều kiện thuận lợi để sản xuất và mua bán. Những vùng này ngày càng đông đúc, ngày càng đa dạng, từ đó các thành thị ra đời.
- Trong thành thị, cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương dân. 
5P
HOẠT ĐỘNG 4. CỦNG CỐ kiến thức, kĩ năng phương pháp cơ bản
Câu hỏi: Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?
- GV mời HS trả lời, mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi, ghi kiến thức cơ bản.
(Xem bảng phụ cuối bài)
- GV nhận xét, góp ý, bổ sung và chuẩn xác câu hỏi.
- HS suy nghĩ, liên hệ kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (Thời gian 2 phút)
Ra bài tập về n

File đính kèm:

  • docLSTG-7- BAI 1.doc