Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 7 và 8

A.Phần chuẩn bị

 I. mục tiêu bài dạy

 Yêu cầu: Qua bài tập lịch sử giúp H

- Nắm vững kiến thức lịch sử đã nghiên cứu qua các chi tiết về lịch sử thê giới từ đó vận dụng vào việc học tập môn lịch sử dân tộc

- Biết và sử dụng tốt phương pháp cách đọc kí hiệu, lược đồ, bản đồ lịch sử. Hiểu ý nghĩa của tranh ảnh, lịch sử, biết cách trình bày biểu đồ lập bảng so sánh sự kiện lịch sử.

- Biết thống kê các sự kiện lịch sử lớn các giai đoạn lịch sử. Làm bài tập trắc nghiệm

- Có ý thức sưu tầm những truyện lịch sử ca dao, vè có liên quan đến chương trình lịch sử của lớp và cấp học

 II.Đồ dùng dạy học

 1.Giáo viên

- Chuẩn bị lược đồ lịch sử cổ đại PĐ và PT tranh ảnh theo bài nghiên cứu

- Lập bảng hệ thống các sự kiện lịch sử tiêu biểu (bài 2 và bài 3,4,5,6) tranh ảnh và biểu đồ

 2.Học sinh

- Sưu tầm những câu chuyện về lịch sử qua các bài đã nghiên cứu

- Trả lời các câu hỏi của GV, SGK qua bài ôn tập

- Tập lập bảng thống kê những sự kiện tiêu biểu của lịch sử qua các bài đã nghiên cứu

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 7 và 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh: Ôn tập các bài đã nghiên cứu theo hệ thống câu hỏi
B . Phần thể hiện khi lên lớp 
* Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số : 6A 6B
I.Kiểm tra bài cũ
- GV: Kiểm tra vở bài tập của học sinh
? Em hãy nêu các thành tựu văn hoá của các quốc gia phương đông cổ đại ?
- Họ đã có những tri thức đầu tiên về thiên văn .
- Họ đã sáng tạo ra lịch ( âm lịch ) 
- Họ biết làm đồng hồ .
- Họ sáng tạo ra chữ tượng hình 
* Thành tựu toán học :
- Người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, rất giỏi về hình học, họ tính được pi=3,16.
- Người Lưỡng hà giỏi về số học 
- Người Ấn Độ sáng tạo ra các chữ số , kể cả số 0 
- Kiến trúc : Kim tự tháp , thành Ba-bi-lon.
II.Bài mới
Giáo viên nêu lại khái quát quá trình học tập nghiên cứu lịch sử thế giới cổ đại từ khi con người xuất hiện trải qua quá trình phát triển người tinh khôn đến sự hình thành nhà nước và những công trình văn hoá cổ đại
Theo câu hỏi SGK và của cô giáo học sinh chia làm từng nhóm thảo luận trả lời
Câu 1: Dấu viết người tối cổ được phát hiện ở đâu? khoảng thời gian nào? (dấu vết, thời gian, dựa vào di vật để lại)
Dấu vết được phát hiện ở Đông Phi, Giava (Indo), Bắc kinh
Thời gian xuất hiện khoảng 3.4 triệu năm trước đây
*GV: lưu ý với H dấu vết, thời gian, địa điểm xuất hiện của người tối cổ ở lưu vực những dòng sông lớn hoặc ven biển để thuận tiện cho cuộc sống, sinh hoạt của con người
Câu2: Người tối cổ chuyển thành người tinh khôn khoảng thời gian nào? Dựa và đâu
- Khoảng 4 vạn năm người tối cổ chuyển thành người tinh khôn. Thông qua việc chế tạo CCLĐ và nhờ lao động
Người tinh khôn khác người tối cổ ở những điểm nào?
Người tinh khôn dáng đứng thẳng, trán cao hàm lùi vào, răng gọn và đều, óc phát triển chân tay như người hiện đại biết sử dụng CCLĐ
CCLĐ chính của người nguyên thuỷ là gi?
Công cụ đa dạng chủ yếu bằng đá ngoài ra còn có tre, gỗ, xương, đồng..
Tổ chức xã hội của người tinh khôn ntn? Có gì khácso với người tối cổ
Người tinh khôn sống thành thị tộc biết làm nhà để ở biết dùng lửa
*GV: Nhắc lại cho học sinh về thị tộc điểm khác nhau giữa cuộc sống của người tinh khôn và người tối cổ.
Những tầng lớp chính trong xã hội cổ đại PĐ và PT là những tầng lớp nào và nhà nước của họ được tổ chức ra sao?
- Ở PĐ gồm: Quí tộc, nông dân. ở PT gồm chủ nô và nô lệ còn nhà nước ở PĐ là chế độ quân chủ chuyên chế còn ở PT là chiếm hữu nô lệ
GV: Nhắc lại cho H nắm chắc hình thức tổ chức nhà nước ở PĐ và PT
Những thành tựu văn hoá thời cổ đại gồm có những thành tựu gì?
- Chữ viết: Chữ tượng hình và chữ A,B,C..
- Chữ số: từ số 0 đến số 10 dùng trong toán học và số pi
- Khoa học cơ bản: các môn khoa học như toán lý hoá, sử, thiên vănphát triển với nhiều nhà khoa học như Pitago, Ơcolit.
- Kiến trúc: Nhiều công trình kiến trúc có qui mô lớn được xây dựng. Vườn treo Babilon..
GV: Sử dụng tranh ảnh, SGK giới thiệu và mô tả về những thành tựu văn hoá cổ đại cho H nhớ lại và nắm vững nội dung, kiến thữc đã nghiên cứu
Đánh giá những thành tựu văn hoá cổ đại? Yêu cầu H đánh giá mục đích, tác dụng, ý nghĩa..
 	Các thành tựu văn hoá thời cổ đại xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, trao đổi đó là những sáng tạo về tri thức, lao động của con người. Là những thành tựu văn hoá quí giá của con người
III.Bài tập
 	Những thành tựu văn hóa của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?
A.Toán học
B.Vật lí
C.Thiên văn
D.Cả 3 ý 
-Trả lời: D
 Những công trình văn hóa còn tồn tại cho đến ngày nay?
A.Vườn treo
B.Kim tự tháp
C.Đến Pácnêông
D.Không còn
- Trả lời: B.Kim tự tháp
IV.Bài tập về nhà
- Ôn tập toàn bộ phần một theo câu hỏi cuối bài
- Làm bài tập vào vở bài tập
+ Bảng so sánh các quốc gia cổ đại PĐ và PT (khoảng thời gian hình thành tầng lớp xã hội, tổ chức nhà nước)
PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI
1.Các quốc gia cổ đại phương Đông, được hình thành ở đâu và bao giờ
- Cuối thời nguyên thuỷ ở lưu vực một số con sông lớn , Sông Nin ( ai Cập ) sông Hoàng Hà , Trường Giang ( Trung quốc ) Sông Ấn , sông Hằng ( Ấn Độ ) : 
+ Cư dân tập trung đông
+ Phát triển nghề nông
+ Họ biết làm thuỷ lợi , đắp đê , đào kênh 
- Sản phẩm làm ra nhiều -> xuất hiện kẻ giàu người ngèo -> nhà nước ra đời 
 Cuối thiên niên kỉ IV đầu TNK III TCN các quốc gia cổ đại Phương Đông đầu tiên hình thành 
+ Ai cập
+ Lưỡng Hà 
+ Ấn Độ
+Trung Quốc
2.Xã hội cổ đại PĐ bao gồm những giai cấp, tầng lớp nào?
- Gồm 3 tầng lớp : 
+ Quý tộc: Nắm mọi quyền hành
+ Nông dân: Cày ruộng công, nộp thuế, lao dịch
+ Nô lệ: Phải phục dịch quí tộc
- Nô lệ và dân nghèo đã nhiều lần nổi dậy dấu tranh
3. Nhà nước chuyên chế cổ đại PĐ
- tầng lớp quí tộc đã lập ra bộ máy nhà nước do vua đứng đầu 
- Vua : có quyền cao nhất trong mọi công việc 
- Bộ máy hành chính : gồm toàn quí tộc là người giúp việc cho vua 
1.Sự hình thành các quốc gia cổ đại PT
- Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN ở miền nam Âu hình thành các quốc gia
+ Hy lạp
+ Rôma
- Điều kiện tự nhiên : 
+ Đất không thuận lợi cho trồng lúa 
+ Biển bao bọc , có nhiều cảng tốt 
-Kinh tế: 
+ Nông nghiệp : trồng cây lưu niên 
 +Phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp đặc biệt là ngoại thương
2.Xã hội cổ đại Hy lap và Roma gồm những giai cấp nào?
- Chủ nô: 
+ Giàu có 
+ Có thế lực về chính trị 
- Nô lệ: Là lực lượng sản xuất chính rất đông, bị đối xử thậm tệ
-> Nô lệ không ngừng đấu tranh chống chủ nô , điển hình là khởi nghĩa của Xpác- ta – cút 
3.Chế độ chiếm hữu nô lệ
- Xã hội :
+ 2 giai cấp : chủ nô và nô lệ 
+ dựa trên lao động của nô lệ và bóc lột nô lệ 
- > gọi là chế độ chiếm hữu nô lệ 
- Bộ máy nhà nước : do dân tự do và quí tộc bầu
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 8 BÀI: BÀI TẬP LỊCH SỬ
A.Phần chuẩn bị 
 I. mục tiêu bài dạy
 Yêu cầu: Qua bài tập lịch sử giúp H
- Nắm vững kiến thức lịch sử đã nghiên cứu qua các chi tiết về lịch sử thê giới từ đó vận dụng vào việc học tập môn lịch sử dân tộc
- Biết và sử dụng tốt phương pháp cách đọc kí hiệu, lược đồ, bản đồ lịch sử. Hiểu ý nghĩa của tranh ảnh, lịch sử, biết cách trình bày biểu đồ lập bảng so sánh sự kiện lịch sử.
- Biết thống kê các sự kiện lịch sử lớn các giai đoạn lịch sử. Làm bài tập trắc nghiệm
- Có ý thức sưu tầm những truyện lịch sử ca dao, vè có liên quan đến chương trình lịch sử của lớp và cấp học
 II.Đồ dùng dạy học
 1.Giáo viên
- Chuẩn bị lược đồ lịch sử cổ đại PĐ và PT tranh ảnh theo bài nghiên cứu
- Lập bảng hệ thống các sự kiện lịch sử tiêu biểu (bài 2 và bài 3,4,5,6) tranh ảnh và biểu đồ
 2.Học sinh
- Sưu tầm những câu chuyện về lịch sử qua các bài đã nghiên cứu
- Trả lời các câu hỏi của GV, SGK qua bài ôn tập
- Tập lập bảng thống kê những sự kiện tiêu biểu của lịch sử qua các bài đã nghiên cứu
B.Phần thể hiện khi lên lớp 
 * Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số : 6A: 6B:
 I. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của H thông qua vở bài tập và câu hỏi trắc nghiệm (GV đánh giá, nhận xét)
 II.Bài mới
 	GV giới thiệu và thông qua mục đích, yêu cầu, nội dung của tiết học, bài tập lịch sử
 1.Giáo viên sử dụng lược đồ: Các quốc gia cổ đại PĐ và PT
 Em hãy đọc kí hiệu và nêu ý nghĩa của lược đồ hình 10 SGK và theo dõi trên lược đồ trên bảng?
- Vị trí hướng bản đồ, lược đồ trên Bắc dưới Nam tay phải Đông tay trái Tây
- Kí hiệu: Các đường ranh giới của các quốc gia cổ đại PĐ, PT vị trí các quốc gia PĐ gần lưu vực các con sông lớn
Tranh ảnh trong SGK từ hình 3 đến 17. Có ý nghĩa gì?
- Cuộc sống của con người nguyên thuỷ. Sự khác nhau của người tối cổ, người tinh khôn. CCLĐ đồ gốm, đồ dùng sinh hoạt, đời sống của người tối cổ PĐ và PT. Nền văn hoá và thành tựu của họ
Lập bảng thống kê các sự kiện lớn về con người, nhà nước, xuất hiện?
Giai đoạn
Thời gian
Người tối cổ
Người tinh khôn
Quốc gia cổ đại PĐ
Quốc gia cổ đại PT
Xuất hiện cách ngày nay khoảng 3-4 triệu năm
Xuất hiện cách ngày nay khoảng 4 vạn năm
Ra đời thiên niên kỉ IV-III TCN
Ra đời thiên niên kỉ I TCN
2.Trắc nghiệm
A. Công cụ chủ yếu của người nguyên thuỷ
A.Tre
B.Gỗ
C.Đá
D.Xương 
E.Đồng
B.Tầng lớp chính trong xã hội cổ đại PĐ
A. Quí tộc
B.Nô lệ
C.Chủ nô
D.Nông dân
C.Tầng lớp chính trong xã hội cổ đại PT
A.Nông dân
B.Nô lệ
C. Quí tộc
D.Chủ nô
D.Những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay
A.Thiên văn lịch
B.KH cơ bản
C.Đồ gốm
D.Các ý trên
E.Thành tựu kiến trúc còn tồn tại đến ngày nay
A.Kim tự tháp
B.Vườn treo 
C.Đền pácnêông
D.Tượng lực sĩ ném đĩa
G.Xã hội nguyên thuỷ vì sao tan rã
A.Có người khỏe và yếu
B.Không hợp nhau
C.Phân chia giàu nghèo
D.Vì có CCLĐ bằng kim loại
 H.Nền kinh tế chính của xã hội cổ đại PT là
A. Nông nghiệp
B.Chăn nuôi
C.TCN 
D. Thương nghiệp
- GV tổ chức cho HS làm bài tập.
- HS suy nghĩ làm bài tập.
- HS trả lời – nhận xét.
- GVKL.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm bàn.
Tính khoảng cách (t) theo thế kỷ, theo năm của các sự kiện sau.
+ 1945 ; + 1954 ; + 1975. 
:Gọi HS lên bảng ® dưới lớp làm ra nháp. khoanh tròn vào các câu mà em cho là đúng.
Bài tập 4: Đánh dấu vào các quốc gia cổ đại phương đông?
Bài tập 5: Khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng.Vườn treo Ba Bi Lo là thành tựu văn hoá của?
1/Bài tập 1:
Điền dấu đúng sai vào ô trống sau:
- Dựa vào đâu để biết được lịch sử ?
  Tư liệu truyền miệng.
  Tư liệu hiện vật.
  Tư liệu chữ viết.
  Cả 3 ý trên. *
2/Bài tập 2: Tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ theo năm) của các sự kiện lịch sử sau.
 - 1945 nước Việt Nam DCCH ra đời.
 - 1954 chiến thắng lịch sử ĐBP.
 - 1975 giải phóng MN thống nhất đất nước. 
3/ Bài tập 3: 
Khoanh tròn vào các câu mà em cho là đúng.
a/ Dấu vết của người tối cổ được tìm thấy ở?
 A- Miền Nam Châu Phi.
 B - Đảo Gia Va. *
 C - ở Bắc Kinh. *
b/Người Tối Cổ biết?
 A- Làm đồ gốm.
 B- Biết dùng lửa. *
 C- Dệt vải. 
 D- Săn bắn thú rừng. *
4/Bài tập 4: Đánh dấu vào các quốc gia cổ đại phương đông?
  Hi Lạp 
  Trung Quốc *
  ấn Độ *
  Lưỡng hà *
  Rô ma 
  Ai cập *
5/ Bài tập 5: Khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng. a/ Vườn treo Ba Bi Lon là thành tựu văn hoá của?
A- Ai cập B- Lưỡng hà *
C- Rôma D- Hi lạp
b/ Chủ nô và nô lệ là 2 giai cấp chín

File đính kèm:

  • docTiết 7+8.doc