Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 4, Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời.

- Những nhà nước đầu tiên được hình thành ở phương Đông đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc từ cuối thiên niên kỉ IV- đầu thiên niên kỉ III TCN.

- Nền tảng kinh tế, thể chế của các quốc gia này.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ, bước đầu ý thức vè sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội.

3- Kĩ năng:

Bước đầu tập liên hệ những điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Lược đồ các quốc gia cổ đại.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.

- Tư liệu Lịch sử 6.

- Hỏi - Đáp Lịch sử 6.

- Bài tập Lịch sử 6.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 4, Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4
Ngày soạn: 19 / 9 / 2010
Tiết: 4
Ngày dạy: 22 / 9 / 2010
Bài: 4
Các quốc gia cổ đại phương đông
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời.
- Những nhà nước đầu tiên được hình thành ở phương Đông đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn Độ, Trung Quốc từ cuối thiên niên kỉ IV- đầu thiên niên kỉ III TCN.
- Nền tảng kinh tế, thể chế của các quốc gia này.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ, bước đầu ý thức vè sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội.
3- Kĩ năng:
Bước đầu tập liên hệ những điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Tranh, ảnh các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Lược đồ các quốc gia cổ đại.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 6.
- Bài tập Lịch sử 6.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
1- ổn định và tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
-? Nét đặc trưng của xã hội nguyên thuỷ là gì? Tại sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
-? Nhà nước được hình thành như thế nào?
3- Bài mới:
- Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
 +.Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh
 Do sự cải tiến không ngừng của công cụ lao động đặc biệt là khi kim loại xuất hiện và tham gia vào sản xuất, nó đã dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trong XHNT. Chế độ “ sống chung, lao động chung và hưởng chung” dần bị phá vỡ, thì cũng là lúc XHNT tan rã, nhường chỗ cho một XH có GC và nhà nước. Vậy các quốc gia cổ đại đầu tiên gia đời ở đâu? Nền tảng kinh tế và thr chế nhà nước của các quốc gia này là gì? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của bài. 
Các quốc gia cổ đại phương đông
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
-Hoạt động 2: (10’)
+. Mục tiêu: HS nắm được sự xuất hiện các quốc gia cổ đại ở phương Đông 
1. Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành từ bao giờ?
-? ở phương đông những cư dân nguyên thuỷ đã sinh sống ở những đâu? Thời gian nào?
GV treo bản đồ các quốc gia cổ đại.
GV gọi HS lên bảng.
GV: Cuối thời Nuyên Thuỷ, cư dân sống ở lưu vực những dòng sông lớn đó ngày càng đông.
-? Theo em, vì sao cư dân tập trung ở lưu vực các con sông lớn?
-? Với điều kiện tự nhiên thuận lợi đó, ngành kinh tế chính của cư dân vùng này là gì?
GV nhấn mạnh đây là nét đặc trưng của vùng này.
-? Cư dân đã biết làm gì để phát triển nông nghiệp?
GV kể chuyện thần thoại “Ông Vũ Trị Thuỷ”.
-? Với đầy đủ yếu tố: Đất đai, nước tưới, sản xuất nông nghiệp sẽ như thế nào?
GV sử dụng hình 8 và miêu tả phần dưới.
-? các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành vào thời gian nào? ở đâu?
GV: các quốc gia cổ đại phương Đông là những quốc gia cổ đại sớm nhất trong lịch sử loài người.
- HS tự đọc SGK.
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ các con sông lớn: S. Nin (A. Cập); Ơ- phơ - rát và Ti- gơ - rơ ( Lưỡng Hà); Sông ấn và sông Hằng 
( Ân Độ); S. Hoàng Hà và S. Trường Giang (TQ).
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Cư dân tập trung ở lưu vực các dòng sông lớn vì: Đất đai màu mỡ, dễ canh tác, cho năng xuất cao, đảm bảo cuộc sống cho họ.
- Ngành kinh tế chính: Nông nghiệp.
- Cư dân còn biết làm thuỷ lợi để PT nông nghiệp.
 SX nông nghiệp PT cao, lương thực dư thừa, giai cấp hình thành và xuất hiện nhà nước.
- Vào cuối thiên niên kỉ IV- đầu thiên niên kỉ III TCN các nhà nước đầu tiên được hình thành ở phương Đông đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn Độ, Trung Quốc
-Hoạt động 3: (10’)
+. Mục tiêu: HS nắm được các quốc gia cổ đại phương Đông có những tầng lớp nào (tầng lớp thống trị và bị trị)
2 . Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- GV hướng dẫn HS xem phần chú thích (1,2,3 SGK cuối trang 12).
-? XH cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?
-? Các tầng lớp có vai trò, vị trí như thế nào trong xã hội cổ đại phương Đông?
GV phân tích vai trò, vị trí các tầng lớp trong XH.
- GV miêu tả hình 9 SGK.
-? Điều qui định trong luật là với đối tượng nào?
-? Qua 2 điều luật (42 - 43) trên, người cày thuê phải làm việc như thế nào?
GV nói qua về các cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo.
- HS đọc 3 đoạn SGK mục 2.
- HS vẽ sơ đồ.
- HS trả lời dựa vào SGK.
- HS đọc phần in nghiêng SGK.
- Nông dân.
- Nộp thóc cho chủ ruộng.
- XH gồm 3 tầng lớp:
+ Nông dân công xã , đông đảo nhất và là tầng lớp lao động , sản xuất chính trong xã hội.
+ Quí tộc là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, bao gồm vua quan và tăng lữ.
+ Nô lệ là những người hầu hạ, phục dịch cho quí tộc; thân phận không khác gì con vật.
-> Luật Ham-mu-ra-bi là bộ luật đầu tiên xuất hiện ở các quốc gia cổ đại phương Đông, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị.
-Hoạt động 4: (10’)
+. Mục tiêu: HS nắm được hệ thống bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại phương đông
3. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
GV: Tuy ở mỗi nước quá trình hình thành và PT của nhà nước không giống nhau, nhưng thể chế chung là chế độ quân chủ chuyên chế.
-? Em hiểu thế nào là “chuyên chế”?
(Nhà vua có quyền hành như thế nào?)
-? Em biết những cách gọi nào về người đứng đầu ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
-?Em còn biết gì về các quốc gia cổ đại phương Đông?
GV: ở Ai Cập, ấn Độ bộ phận tăng lữ khá đông. Họ tham gia vào các việc chính trị và có quyền hành khá lớn, thậm trí lấn át cả quyền vua.
- Người đứng đầu là vua quyết định mọi việc và được cha truyền con nối.
- TQ: Thiên tử ( Con trời)
- A.Cập: Pha ra ôn ( ngôi nhà lớn)
-Lưỡng Hà: En si (người đứng đầu)
- Vua nắm mọi quyền hành trong xã hội
 Nhà nước quân chủ chuyên chế.
Vua có quyền đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những người có tội, -> được coi là người thần thánh ở dưới trần gian.
- Bộ máy hành chính từảtung ương đến địa phương còn khá đơn giản do quý tộc nắm giữ.
vua
Quý tộc (quan lại)
Nông dân
Nô lệ
4- Củng cố bài học:
-? Em hãy kể tên và xác định vị trí các quốc gia cổ đại phương đông trên lược đồ?
- ? XH phương Đông cổ đại gồm những tầng lớp nào? Vị trí, vai trò của các tầng lớp ?
5- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc thời gian, địa điểm ra đời, nền tảng kinh tế, thể chế của các quốc gia này.
- Sưu tầm các tư liệu liên quan đến các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Đọc và chuẩn bị bài 5 tìm hiểu những nét đặc trưng của XH phương Tây.

File đính kèm:

  • docTiet 4.doc