Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 31, Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được:

- Hoàn cảnh quân Nam Hán xâm lược nước ta, công cuộc chuẩn bị của Ngô Quyền.

- Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xam của dân tộc và thắng lợi cuối cùng đã thuộc về dân tộc ta.

- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

2- Kĩ năng:

- Đọc bản đồ lịch sử.

- Xem tranh ảnh lịch sử.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Giáo dục lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Tranh “Trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng”

- Lược đồ Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6, phương tiện dạy học khác .

- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu khác liên quan

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 7833 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 31, Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 31
Ngày soạn: 02 / 04 / 2011
Tiết: 31
Ngày dạy: 05 / 04 / 2011
Bài: 27
Ngô quyền và chiến thắng bạch đằng
 (năm 938)
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được:
- Hoàn cảnh quân Nam Hán xâm lược nước ta, công cuộc chuẩn bị của Ngô Quyền.
- Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xam của dân tộc và thắng lợi cuối cùng đã thuộc về dân tộc ta.
- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
2- Kĩ năng:
- Đọc bản đồ lịch sử.
- Xem tranh ảnh lịch sử.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Giáo dục lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Tranh “Trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng”
- Lược đồ Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng	
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6, phương tiện dạy học khác ..	
- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu khác liên quan
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
-? Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước như thế nào và làm được những gì để củng cố quyền tự chủ?
-? Trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất?
* Giới thiệu bài mới:
Nền tự chủ đã tạo cơ sở để nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn. Người anh hùng đã hoàn thành sứ mạng đó là ai? Bằng cách nào?
1- Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán xâm lược như thế nào?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- GV giới thiệu vài nét về Ngô Quyền.
- Yêu cầu HS đọc SGK mục 1
-? Bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc chiến trên sông Bạch Đằng?
-? Ngô Quyễn kéo quân ra Bắc nhằ mục đích gì?
-? Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Hán? Em có đánh giá như thế nào về hành động này?
-? Ngô Quyền đã chuẩn bị đón đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc SGK phần in nghiêng.
-? Sự chủ động và độc đáo trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền ở điểm nào?
- HS đọc SGK.
- ND ta và Ngô Quyền bất bình trước việc Kiều Công Tiễn mưu sát Dương Đình Nghệ. Nhà Hàn ý đồ thống trị
- Trị tội Kiều Công Tiễn, bảo vệ nền tự chủ.
- Muốn mượn tay nhà Hán đánh Ngô Quyền. Hành động bán nước.
- Chủ động đón đánh địch.
- Bày binh bố trận
- Chọn địa thế, cách bố trí trận địa, tận dụng điều kiện thuận lợi của tự nhiên (thuỷ triều) Ngô Quyền cho đóng hàng nghìn cọc đẽo nhọn và có bịt sắt.
* Hoàn cảnh: SGK
- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó , Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc
=> Mục đích trị tội Kiều công tiễn, bảo vẹ nền tự chủ.
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Hán. Năm 938 , Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.
* Kế hoạch của Ngô Quyền:
- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược.
- Chủ động đón đánh quân Nam Hán.
- Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm.
 Cách đánh giặc độc đáo.
2- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK mục 2.
- GV tường thuật diễn biến trên lược đồ.
-? Cách đánh giặc của Ngô Quyền như thế nào?
-? Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân dân ta?
? Chiến thắng trên Sông Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào?
-? Vì sao nói chiến thắng Bạch Đằng là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
-? Nguyên nhân làm lên thắng lợi đó?
-? Ngô Quyền đã có công lao như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai?
- HS đọc SGK.
- Khiêu chiến và nhử địch.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm
- Đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù. 
- Chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
- Sự tài giỏi của Ngô Quyền, huy động sức mạnh toàn dân, tận dụng vị trí và địa thế Sông Bạch Đằng, chủ động đánh địch và cách đánh độc đáo.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm, đoàn kết của nhân dân.
*Diễn biến: 
- Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoành Tháo chỉ huy kéo vào bờ biển nước ta. 
- Lúc này thuỷ triều đang dâng cao. Ngô Quyền cho quân đánh nhẹ nhử quân Nam Hán tiến sâu vào bãi cọc ngầm ma không biết. 
- Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán kháng cự không nổi chạy ra biển 
- Quân Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc vỡ tan tànhHoằng Tháo bị giết tại trận. 
- Vua Nam Hán, được tin bại trậnhốt hoảng rút quân về nước. 
 - Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi. 
* ý nghĩa:
- Đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù. 
- Chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc
* Củng cố bài học:
-? Tại sao quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai? 
-? Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng?
- GV giới thiệu H56, 57 SGK.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc: Tại sao quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai, diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng.
- Chuẩn bị cho tiết học lịch sử địa phương (tìm hiểu lịch sử Thanh Miện – Hải Dương) .
- Ôn tập toàn bộ chương III, chuẩn bị cho tiết ôn tập.

File đính kèm:

  • docTiet 31.doc