Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 3, Bài 3: Xã hội nguyên thủy - Võ Thị Hoa

I. Mục tiêu:

 1,Kiến thức: Giúp học sinh nhân biết:

 - Sự xuất hiện con người trên Trái đất: Nguồn gốc loài người: thời điểm, động lực

 - Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.

 - Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?

 2,Tư tưởng:

 - HS thấy được lao động làm con người ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn.

 3, Kỉ năng:

 - HS quan sát tranh ảnh và rút ra nhận xét cần thiết.

II. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, tranh ảnh về bầy người nguyên thủy.

- HS: SGK, đọc bài trước ở nhà.

III. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

 Hướng dẫn nội dung ôn tập chuẩn bị khảo sát chất lượng đầu năm.

2. Giới thiệu bài: Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Vậy con người xuất hiện như thế nào? Từ bao giờ? Tại sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 3, Bài 3: Xã hội nguyên thủy - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 03/ 09/ 2012
 Ngày dạy: 11/ 09/ 2012
Tuần: 3
Tiết: 3
 PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
 BÀI 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. Mục tiêu: 
	1,Kiến thức: Giúp học sinh nhân biết:
	- Sự xuất hiện con người trên Trái đất: Nguồn gốc loài người: thời điểm, động lực
	- Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
 - Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã? 
	2,Tư tưởng:
	- HS thấy được lao động làm con người ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn.
 3, Kỉ năng:
	- HS quan sát tranh ảnh và rút ra nhận xét cần thiết.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Giáo án, tranh ảnh về bầy người nguyên thủy.
- HS: SGK, đọc bài trước ở nhà.
III. Tiến trình dạy học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
 	 Hướng dẫn nội dung ôn tập chuẩn bị khảo sát chất lượng đầu năm. 
2. Giới thiệu bài: Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Vậy con người xuất hiện như thế nào? Từ bao giờ? Tại sao xã hội nguyên thuỷ tan rã.
3. Nội dung bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 
HS: Đọc mục 1 và mục 2 SGK 
GV : Treo bảng phụ hướng dẫn HS tìm Người tối cổ và Người tinh khôn:
Thời gian xuất hiện 
Đặc điểm
Nơi tìm thấy
Đời sống 
GV: Kết luận ghi bảng.
GV: Như vậy động lực nào đã dẫn đến quá trình chuyển biến từ vượn thành người ?
HS : HS suy nghĩ trả lời
GV: Xác định trên lược đồ các địa điểm xuất hiện con người. 
Hoạt động 2:
Thảo luận nhóm: 3 phút
GV: yêu cầu HS quan sát H.5 SGK và nhận xét xem người Tinh khôn có điểm gì khác Người Tối cổ?
- Chia làm 4 nhóm:
Người tối cổ
Người tinh khôn
Dáng đứng,đi 
Nhóm1
Tay, chân
2
Khôn mặt
3
Hộp sọ
4
Lông
1
HS: nhóm trình bày kết quả
GV: Kết luận, ghi bảng 
Hoạt động 3:
GV: yêu cầu HS quan sát tranh công cụ lao động và yêu cầu HS nhận xét
HS: quan sát tranh và rút ra nhận xét : Công cụ không ngừng được cải tiến
GV:khi công cụ bằng Fe ra đời nó có tác dụng như thế nào?
HS: trả lời
1. Sự xuất hiện con người trên Trái đất. 
Người tối cổ
Người tinh khôn
Thời gian xuất hiện
Khoảng 3 - 4 triệu năm trước.
Khoảng 4 vạn năm trước.
Đặc điểm
Thoát khỏi giới động vật, đứng bằng 2 chân, tay biết cầm nắm, biết làm công cụ, biết săn bắt, hái lượm, phát minh ra lửa
Có cấu tạo cơ thể như người ngày nay, thể tích họp sọ lớn, tư duy phát triển. Biết trồng trọt và chăn nuôi.
Nơi tìm thấy 
Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Âu
Khắp các châu lục
Đời sống
Sống theo bầy
-> Bầy người nguyên thuỷ 
Sống theo nhóm nhỏ -> thị tộc 
* Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người: do lao động
Người tối cổ
Người tinh khôn
Dáng đứng,đi
Dáng đi hơi còng, lao về phía trước
Dáng đi thẳng
Tay, chân
thô
Bàn tay nhỏ khéo léo
Khôn mặt
Trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao
Mặt phẳng, trán cao
Hộp sọ
nhỏ
lớn
Lông
Phủ một lớp lông ngắn
Không còn lớp lông trên người
 2. Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn
3.Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã ?
- Nhờ công cụ lao động bằng kim loại ra đời:
- Sản xuất phát triển
- Sản phẩm bắt đầu dư thừa ()¨XH xuất hiện tư hữu¨XH phân hóa giàu nghèo ( người trong thị tộc không còn muốn làm - ăn chung như trước nữa) ¨XHNTtan r㨠nhường chổ cho XH có g/c xuất hiện.
	4. Củng cố: 
 	 - GV cho HS làm bài tập trong bảng phụ:
Khi nào XHNT tan rã:
 A. Khi con người biết chế tạo cộng cụ bằng kim loại.
 B. Khi con người biết chế tạo cộng cụ bằng đá.
 C. Khi con người biết chế tạo cộng cụ bằng nhựa.
 D. Khi con người biết tạo ra lửa.
 5. Hướng dẫn về nhà.
	- Học và trả lời theo câu hỏi cuối bài
	- Soạn bài mới: Hãy kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông
IV. Rút kinh nghiệm: 
..

File đính kèm:

  • docTUAN 3 LS6 TIET 3.doc