Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 29, Bài 25: Ôn tập chương III - Nguyễn Văn Liêm

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức: Giáo viên khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương III.

- Từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 đến trước chiến thắng Bạch Đằng năm 938, đất nước ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc thống trị, sử cũ gọi thời kỳ này là thời kỳ Bắc thuộc.

- Chính sách cai trị của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất thâm độc và tàn bạo. Không cam chịu kiếp sống nô lệ, nhân dân ta liên tục nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng.

- Trong thời kỳ Bắc thuộc, tuy bị bóc lột tàn nhẫn, bị chèn ép, khống chế nhưng nhân dâ n ta vẫn cần cù, bền bỉ lao động sáng tạo để duy trì cuộc sống, do vậy đã thúc đẩy nền kinh tế nước nhà tiến lên.

2. Về tư tưởng tình cảm: làm cho HS nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

3. Về kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng thống kê sự kiện theo thời gian.

II. PHƯƠNG TIỆN:

GV: Giáo án, Sgk, Sgv, bảng phụ,.

HS: Học bài củ soạn bài ôn tập,

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1573 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 29, Bài 25: Ôn tập chương III - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 29 Tiết ppct 29 Ngày soạn : 01/ 03/ 2010
Lớp: Khối 6 Ngày dạy :........................
BÀI 25: ÔN TẬP CHƯƠNG III
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức: Giáo viên khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương III.
- Từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 đến trước chiến thắng Bạch Đằng năm 938, đất nước ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc thống trị, sử cũ gọi thời kỳ này là thời kỳ Bắc thuộc.
- Chính sách cai trị của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất thâm độc và tàn bạo. Không cam chịu kiếp sống nô lệ, nhân dân ta liên tục nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng.
- Trong thời kỳ Bắc thuộc, tuy bị bóc lột tàn nhẫn, bị chèn ép, khống chế nhưng nhân dâ n ta vẫn cần cù, bền bỉ lao động sáng tạo để duy trì cuộc sống, do vậy đã thúc đẩy nền kinh tế nước nhà tiến lên.
2. Về tư tưởng tình cảm: làm cho HS nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước, ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
3. Về kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng thống kê sự kiện theo thời gian.
II. PHƯƠNG TIỆN:
GV: Giáo án, Sgk, Sgv, bảng phụ,..
HS: Học bài củ soạn bài ôn tập,
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Kiến thức cần đạt
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nước Cham-pa được thành lập và phát triển như thế nào ?
- Nêu những thành tựu về văn hoá và kinh tế của nước Chăm-pa ?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
-HS ổn định
-HS trả bài
-HS lắng nghe
a. Hoạt động 1: 10p. Ách thống trị của các triều đại Trung Quốc đối với nhân dân ta.
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Kiến thức cần đạt
F Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TrCN đến thế kỷ X là thời kỳ Bắc thuộc 
?
F Trong thời Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, đã bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi như thế nào ?
F Chính sách cai trị của các triều đại Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào ?
F Chính sách thâm hiểm nhất là gì ?
- HSTL: Sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TrCN, nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị và đô hộ à Thời Bắc thuộc.
- HSTL: 
+ Nhà Hán: Giao Châu.
 + Nhà Ngô: tách Giao Châu thành Quảng Châu (TQ) và Giao Châu (Âu Lạc cũ)
 + Nhà Lương: Giao Châu. 
 + Nhà Đường: An Nam đô hộ phủ.
- HSTL: + Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất tàn bạo, ra sức vơ vét, bóc lột. 
 + Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân tộc.
-Sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TrCN, nước ta liên tiếp bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị và đô hộ à Thời Bắc thuộc.
-Tên gọi của nước ta qua các giai đoạn Bắc thuộc 
 + Nhà Hán: Giao Châu.
 + Nhà Ngô: tách Giao Châu thành Quảng Châu (TQ) và Giao Châu (Âu Lạc cũ)
 + Nhà Lương: Giao Châu. 
 + Nhà Đường: An Nam đô hộ phủ.
- Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất tàn bạo, ra sức vơ vét, bóc lột. 
-Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân tộc.
b. Hoạt động 2: 20p Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc :
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Kiến thức cần đạt
F GV y/c hs lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc
- HS: lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc theo mẫu sau:
STT
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Người lãnh đạo
Tóm tắt diễn biến chính
Ý nghĩa
1
Năm 40
Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Mê Linh. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm toàn bộ Giao Châu. 
Ý chí quyết tâm giành lại độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.
2
Năm 248
Bà Triệu
Triệu Thị Trinh
Năm 248, khởi nghĩa bùnh nổ ở Phú Điền (Thanh Hoá) rồi lan khắp Giao Châu.
3
Năm
542-602
Lý Bí
Lý Bí
Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện. Mùa xuân 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, tặt tên nước là Vạn Xuân. 
4
Năm 722
Mai Thúc Loan
Mai Thúc Loan
Năm 722, Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chónh chiếm được Hoan Châu. Oâng xưng đế (Mai Hắc Đế )
5
Năm 
776-791
Phùng Hưng
Phùng Hưng
Năm 776, Phùng Hưng và em là Phùng Hải khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được thành Tống Bình.
c. Hoạt động 3: 8p Sự chuyến biến về kinh tế và văn hoá – xã hội:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Kiến thức cần đạt
F Hãy nêu những biểu hiện cụ thể của những chuyển biến về kinh tế , văn hoá ở nước ta trong thời Bắc thuộc ?
F Theo em, sau hơn 1000 năm bị đô hộ , tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì ?
F Ý nghĩa của điều này ?
- HSTL: 
-Kinh tế:
 + Nghề rèn sắt, thủ công vẫn phát triển.
 + Nông nghiệp biết sử dung trâu bò, làm thuỷ lợi.
-Văn hoá:
 + Chữ Hán, đạo Phật, Nho truyền vào nước ta.
 + Nhân dân vẫn giữ được tiếng nói và phong tục tập quán của dân tộc.
-Xã hội: có sự phân hoá (sơ đồ) 
- HSTL: 
+ Lòng yêu nước.
 + Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
 + Ý thức vươn lên bảo vệ văn hoá dân tộc
- Tổ tiên chúng ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giày, bánh chưng.. Chứng tỏ sức sống mãnh liệt về mọi mặt của dân tộc ta.
-Kinh tế:
 + Nghề rèn sắt, thủ công vẫn phát triển.
 + Nông nghiệp biết sử dung trâu bò, làm thuỷ lợi.
-Văn hoá:
 + Chữ Hán, đạo Phật, Nho truyền vào nước ta.
 + Nhân dân vẫn giữ được tiếng nói và phong tục tập quán của dân tộc.
-Xã hội: có sự phân hoá (sơ đồ) 
-Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên ta đã để lại cho chúng ta:
 + Lòng yêu nước.
 + Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
 + Ý thức vươn lên bảo vệ văn hoá dân tộc. 
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
Kiến thức cần đạt
4. Củng cố:3p
 - Kiến thức ôn tập chương III.
5. Dặn dò:1p
- Học bài, làm bài tập trong sách thực hành.
- Xem trước bài ,chuẩn bị làm bài tập
-HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
-HS về nhà chuẩn bị
*Nhận xét:........................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBài 25.doc