Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 29, Bài 24: Nước ChamPa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được
- Quá trình thành lập và phát triển nước Cham Pa, từ nước Lâm ấp ở huyện Tường Lâm đến một quốc gia lớn mạnh sau này.
- Những thành tựu nổi bật về kinh tế , văn hoá của Cham Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
2. Về tư tưởng:
- Học sinh nhận thức sâu sắc rằng, người Cham là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc bản đồ lịch sử.
- Kĩ năng đánh giá phân tích sự kiện lịch sử .
Tiết 29. bài 24. nước cham pa từ thế kỉ ii đến thế kỉ x I/. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: Học sinh nắm được - Quá trình thành lập và phát triển nước Cham Pa, từ nước Lâm ấp ở huyện Tường Lâm đến một quốc gia lớn mạnh sau này. - Những thành tựu nổi bật về kinh tế , văn hoá của Cham Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. 2. Về tư tưởng: - Học sinh nhận thức sâu sắc rằng, người Cham là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 3. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc bản đồ lịch sử. - Kĩ năng đánh giá phân tích sự kiện lịch sử . II/. Chuẩn bị - Thầy: + Lược đồ Giao Châu và Cham Pa giữa thế kỉ VI - X. + Sưu tầm tranh ảnh về đền tháp Cham pa. - Trò: Đọc, tìm hiểu theo hướng dẫn, nghiên cứu kênh hình. III/. Các hoạt động của thầy và trò 1. ổn định lớp. ( ) 2. Kiểm tra bài cũ ( ) - Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan? 3. Bài giảng ( ) GTB: Hđ 1. 1. Nước Cham Pa độc lập ra đời. - Hs: Đọc SGk - Gv: Treo lược đồ. - Chỉ trên lược đồ huyện Tượng Lâm? - Tl: Nhân dân Tượng Lâm đã giành được độc lập trong hoàn cảnh nào? * Huyện Tượng Lâm (Hải Vân àĐại Lãnh) - Thuộc quận Nhật Nam (Hoàng SơnàQuảng Nam) - Bộ lạc Dừa- Người Chăm cổ sống. *Hoàn cảnh: - Thế kỉ thứ hai nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. - Nhà Hán bất lực àquận xa. - Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Tượng Lâm diễn ra như thế nào? - Gv: Khu Liên - Tl: Sau khi giành độc lập Khu Liên đã làm gì? *Diễn biến: - Năm 192, 193 :Khu Liên lãnh đạo nhân dân àgiành độc lập. - Khu Liên tự xưng làm vua. - Lập nước Lâm ấp. - Quốc gia Lâm ấp được xây dựng và mở rộng như thế nào? *Quốc gia Lâm ấp: - Quốc gia Lâm ấp có lực lượng quân sự khá mạnh (Thường trực 4- 5 vạn quân). - Hs: Chỉ trên lược đồ. - Vua hợp nhất bộ lạc Cau với bộ lạc Dừa - Mở rộng lãnh thổ: +Phía Bắc: Hoành Sơn. + Nam: Phan Rang. - Đổi tên nước: Cham Pa. - Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Cham Pa? - Đóng đô :Sinhapura (Trà Kiệu- Quảng Nam). Hđ 2. - Hs: Đọc SGK 2. Tinìh hình kinh tế, văn hoá Cham Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X. - Kinh tế của nước Cham pa có những ngành nghề chủ yếu nào? a. Kinh tế: - Tl: Hãy nêu những biểu hiện cụ thể về đời sống kinh tế của nhân dân Cham Pa? - Em có nhận xét gì về sự phát triển trình độ phát triển kinh tế của Cham Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X? - Hãy so sánh trình độ kinh tế của Cam Pa với Âu Lạc, Vạn Xuân và các vùng xung quanh khác? - Công cụ lao động: Bằng sắt, trâu bò kéo cày. - Nông nghiệp: Trồng lúa nước, 2 vụ 1 năm. +Kĩ thuật canh tác: Ruộng bậc thang, sáng tạo xe guồng nước. + Trồng các loại cây ăn quả (Cau, dừa...), cây công nghiệp (Bông, gai). - Thủ công nghiệp: + Khai thác lâm thổ sản (Trầm hương, ngà voi.). + Làm đồ gốm, đánh cá (ven biển). - Thương nghiệp: Trao đổi buôn bán với người Trung Quốc, ấn Độ, Giao Châu àKinh tế phát triển như nhân dân các vùng xung quanh. b. Văn hoá: - Tl: Nêu những thành tựu văn hoá mà người Cham Pa đã đạt được? - Chữ viết: Thế kỉ IV người Cham Pa có chữ viết riêng. (Chữ Phạn). - Gv: giới thiệu giáo lí của đạo này - Tôn giáo: Theo đạo Bàlamôn, đạo phật. - Liên hệ đến ngày nay. - Theo em thành tựu văn hoá quan trọng nhất của người Cham là gì? - Gv: Liên hệ Quảng Nam hiện nay - Phong tục tập quán: Hoả táng, ăn trầu cau. - Nền nghệ thuật đặc sắc: Tháp Chăm, đền tượng, bức trạm nổi.. -Hs: Quan sát hình 52,53. Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm? - Giữa Cham Pa và các quận có mối quan hệ như thế nào? - Người Chăm và cư dân Việt có mối quan hệ chặt chẽ lâu đời. 4. Luyện tập ( ) - Hãy trình bày trên lược đồ quá trình đấu tranh giành độc lập của nước Chăm Pa? 5. Dăn dò. ( ) - Học thuộc bài. - Đọc, tìm hiểu bài mới "Ôn tập chương III".
File đính kèm:
- TIET 29 - Bai 24.doc