Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 28, Bài 25: Ôn tập chương III - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản về phần LS VN chương III:

+ Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta.

+ Tên gọi nước ta trong từng giai đoạn.

+ Nắm những nét chính về cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.

+ Sự chuyển biến về kinh tế, văn hoá.

2- Kĩ năng:

- Bồi dưỡng kĩ năng khái quát.

- Bồi dưỡng kĩ năng thống kê sự kiện theo thời gian.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Làm cho học sinh nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của dân tộc, ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hoá dân tộc.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Bảng phụ, lược đồ Việt Nam. phương tiện liên quan

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.

- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu khác liên quan

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3025 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 28, Bài 25: Ôn tập chương III - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28
Ngày soạn: 13 / 03 / 2011
Tiết: 28
Ngày dạy: 15 / 03 / 2011
Bài: 25
ôn tập chương III
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản về phần LS VN chương III:
+ Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta.
+ Tên gọi nước ta trong từng giai đoạn.
+ Nắm những nét chính về cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.
+ Sự chuyển biến về kinh tế, văn hoá.
2- Kĩ năng:
- Bồi dưỡng kĩ năng khái quát.
- Bồi dưỡng kĩ năng thống kê sự kiện theo thời gian.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Làm cho học sinh nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của dân tộc, ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Bảng phụ, lược đồ Việt Nam. phương tiện liên quan
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức, tài liệu khác liên quan
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
*ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn tập.
* Giới thiệu bài mới:
 GV khái quát lại chương trình và dẫn dắt vào bài mới.	
 GV lần lượt cho HS trả lời các câu hỏi phần ôn tập:
1- ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc với nhân dân ta.
-? Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử từ năm 179 TCN đến TK X là thời Bắc thuộc?
- Vì: sau thất bại của ADV, nước ta liên tục bị các triều đại PK phương bắc đô hộ.
-? Trong thời Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên Âu Lạc, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của TQ với các tên gọi khác nhau như thế nào?
- GV hướng dẫn HS lập bảng.
- Bảng thống kê tên gọi nước ta trong thời Bắc thuộc:
TT
Thời gian
Thời
Tên gọi
Đơn vị hành chính
1
179 TCN
Triệu Đà
Nam Việt
Giao Chỉ, Cửu Chân.
2
111TCN
Nhà Hán
Châu Giao
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và 6 quận của TQ.
3
Đầu TK III
Nhà Ngô, nhà Tấn (Cuối TKIII)
Giao Châu
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam
4
Đầu TK VI- 
Nhà Lương
Giao Châu
Giao Châu, ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Ninh Châu, Hoàng Châu.
5
544- 602
Lý Bí
Vạn Xuân
6
679
Nhà Đường
An Nam đô hộ phủ
12 châu: Phong Châu, Giao Châu, Trường Châu, ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc lộc Châu, Các Châu Ki Mi 
-? Chính sách cai trị của các triều đại PK TQ đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì?
- Chính sách cai trị rất tàn bạo, thâm độc đẩy nhân dân ta cùng quẫn về mọi mặt:
+ Hành chính chia để trị.
+ Đặt bộ máy quan lại dần thâu tóm quyền lực xuống các quận, huyện.
+ Kinh tế: đặt nhiều thứ thuế vô lí.
+ Văn hoá: thi hành CS đồng hoá.
- Chính sách thâm độc nhất là muốn đồng hoá dân tộc ta, đẩy dân tộc ta tới nguy cơ mất nước.
2- Cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.
- HS trình bày bảng thống kê đã chuẩn bị ở nhà.
- HS bổ sung.
- GV treo bảng phụ.
TT
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Người lãnh đạo
Tóm tắt diễn biến chính
ý nghĩa
Quân xâm lược
1
40
Hai Bà Trưng
Trưng Trắc, Trưng Nhị
Khẳng định ý chí quyết tâm giành lại độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.
Hán
2
248
Bà Triệu
Triệu Thị Trinh
..
Ngô
3
542- 550-602
Lý Bí
Lý Bí, Triệu Quang Phục
..
Lương
4
722
Mai Thúc Loan
Mai Thúc Loan
Đường 
5
776- 791
Phùng Hưng
Phùng Hưng, Phùng Hải
Đường
3- Sự chuyển biến về kinh tế và văn hoá xã hội.
-? Em hãy nêu các biểu hiện cụ thể mà những chuyển biến về kinh tế, văn hoá xã hội ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc?
- GV yêu cầu HS điền vào bảng:
Kinh tế
Văn hoá
Xã hội
- Nghề rèn sắt vẫn tiếp tục phát triển.
- Nông nghiệp: nhân dân biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thuỷ lợi, trồng lúa 2 vụ trên năm.
- Các nghề thủ công cổ truyền vẫn tiếp tục được phát huy, phát triển gốm, dệt vải và giao lưu buôn bán.
- Chữ Hán, đạo Phât, Nho giáo được truyền vào nước ta.
- Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc.
- Xã hội tiếp tục bị phân hoá.
- Người Hán không ngừng thâu tóm quyền lực vào tay mình.
 Xã hội thực sự là xã hội đô hộ.
-? Theo em, sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục tập quán gì? ý nghĩa của điều này?
- Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:
+ Lòng yêu nước.
+ Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.
+ ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
- Chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc. Không có gì có thể tiêu diệt được của nền văn hoá việt, trở thành nền tảng cho cuộc đấu tranh giành độc lập.
* Củng cố bài học:
- GV hướng dẫn HS làm một số bài tập .
- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm trong chương III.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc 3 vấn đề đã ôn tập trên.
- Đọc và chuẩn bị bài 26 tìm hiểu nội dung của bài thoe các câu hỏi cuối bài, cuối mục.

File đính kèm:

  • docTiet 28.doc
Giáo án liên quan