Giáo án lịch sử 6 Tiết 22- Từ sau trưng vương đến trước lý nam đế
I/Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức: Từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương, PKTQ đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhăm biến nước ta thành 1 bộ phận của TQ, từ việc tổ chức sắp đặt bộ máy cai trị đến việc bắt nhân dân ta theo phong tục và luật Hán. Chíng sách “ đồng hoá” được thực hiện triệt để ở mọi phương diện.
- Chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các triều đại PKTQ ko chỉ nhằm xâm chiếm nước ta lâu dài mà còn muốn xoá bỏ sự tồn tại của DT ta.
- Nhân dân ta đã ko ngừng đấu tranh để thoát khỏi tai hoạ đó.
2/ Kỹ năng: Biết phân tích, đánh gía những thủ đoạn cai trị của PK phương Bắc thời bắc thuộc. Biết tìm nguyên nhân vì sao dân ta ko ngừng đấu tranh chống áp bức của PK phg Bắc.
3/ Thái độ: Căm thù sự áp bức bóc lột của nhà Hán, nhân dân đấu tranh chống tai hoạ đó.
II/ Chuẩn bị :
1. Thầy: Lược đồ Âu Lạc thế kỷ I -> V1
2 . Trò: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi trong sgk.
III/ TiÕn tr×nh bài giảng :
1.ổn định tổ chức.( 1’).
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Trình bày cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán của nhân dân ta (42- 43). ý nghĩa?
Tuần 22 - Tiết 22 Ngày soạn:12/1/2014 Bài 19 TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (Từ giữa thế kỷ I đến giữa thế kỷ VI) I/Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Từ sau thất bại của cuộc kháng chiến thời Trưng Vương, PKTQ đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhăm biến nước ta thành 1 bộ phận của TQ, từ việc tổ chức sắp đặt bộ máy cai trị đến việc bắt nhân dân ta theo phong tục và luật Hán. Chíng sách “ đồng hoá” được thực hiện triệt để ở mọi phương diện. - Chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các triều đại PKTQ ko chỉ nhằm xâm chiếm nước ta lâu dài mà còn muốn xoá bỏ sự tồn tại của DT ta. - Nhân dân ta đã ko ngừng đấu tranh để thoát khỏi tai hoạ đó. 2/ Kỹ năng: Biết phân tích, đánh gía những thủ đoạn cai trị của PK phương Bắc thời bắc thuộc. Biết tìm nguyên nhân vì sao dân ta ko ngừng đấu tranh chống áp bức của PK phg Bắc. 3/ Thái độ: Căm thù sự áp bức bóc lột của nhà Hán, nhân dân đấu tranh chống tai hoạ đó. II/ Chuẩn bị : 1. Thầy: Lược đồ Âu Lạc thế kỷ I -> V1 2 . Trò: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi trong sgk. III/ TiÕn tr×nh bài giảng : 1.ổn định tổ chức.( 1’). 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Trình bày cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán của nhân dân ta (42- 43). ý nghĩa? *Đáp án: Lực lượng quân Hán: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2000 xe, thuyền các loại, dân phu , do Mã Viện chỉ huy. - Tháng 4/ 42 tấn công Hợp Phố. * Diễn biến: - Mã Viện vào nước ta theo 2 đường: +Quân bộ: Qua quỷ Môn quan, xuống Lục Đầu. +Quân thuỷ: Từ Hải Môn vào sông Bạch Đằng, theo sông Thái Bình, lên Lục Đầu.=>hợp lại tại Lãng Bạc. - Hai Bà Trưng kéo lên Lãng Bạc để nghênh chiến. - Quân địch đông và mạnh, Trưng Vương quyết định lui quân về Cổ Loa- Mê Linh, địch giáo giết đuổi theo, quân ta rút về Cẩm Khê, quân ta chiến đấu ngoan cường, tháng 3/ 43 Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/ 43 mới kết thúc. * ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán thời Trưng Vương tiêu biểu cho ý chí quật cường bất khuất của nhân dân ta 3.Bài mới Nêu vấn đề ( 1’) : Mặc dù nhân dân ta đã chiến đấu rất dũng cảm, ngoạn cường, nhg do lực lượng quá chênh lệch, cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng đã thất bại, đất nước ta bị PK phương Bắc cai trị. Chính sách cai trị của chúng ntn? Đời sống của nhân dân ta ra sao? Chúng.ta tìm hiểu bài hôm nay * Hoạt động1: ( 17’) - GV treo lược đồ “ Âu Lạc thế kỷ I ->VI để trình bày. - GV giảng theo SGK. ? Em hãy cho biết Châu Giao có mấy quận? Miền đất Âu Lạc cũ bao gồm những quận nào của Châu Giao. ( Gồm 9 quận, Âu lạc cũ bao gồm: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam). - GV giảng theo SGK và chỉ trên lược đồ. - GV nhấn mạnh thêm: Đất Âu lạc cũ thời kỳ đó chịu sự thống trị của nhà Ngô thời tam Quốc và nhà Ngô gọi vùng đó là vùng Châu Giao. Như vậy về mặt hành chính Châu Giao có sự thay đổi. - GV giảng theo SGK ? Em có nhận xét gì về sự thay đổi này. ( Khác trước: Thời Triệu Đà các lạc tướng(người Việt), vẫn nắm quyền trị dân ở huyện, đến nhà Hán các huyện lệnh là người Hán ). - GV giảng theo SGK - GV giải thích: lao dịch và cống nạp. - GV cho HS đọc chữ in nghiêng. ? Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ ( Tàn bạo, đẩy nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng. Đó chính là nguyên nhân của các cuộc khởi nghĩa sau này.) - GV giảng theo SGK. ? Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trương đưa người Hán sang ở nước ta. (Đồng hoá dân ta). ? Nhà Hán đã dùng những thủ đoạn gì để đồng hoá dân ta. (Biến nước ta thành quận, huyện của TQ). ? Vì sao phong kiến phương Bắc muốn đồng hoá dân ta . (thảo luận). - GVKL:Từ sau thất bại của cuộc khởi nghĩa thời Trưng Vương, bọn PK phương Bắc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhăm biến nước ta thành 1 bộ phận của TQ (tổ chức, sắp đặt bộ máy cai trị…bắt nhân dân ta theo phong tục tập quán Hán…thực hiện chính sách “đồng hoá” dân ta…xoá bỏ sự tồn tại của dân tộc ta. * Hoạt động 2: ( 17’) - GV giảng theo SGK. ? Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt. ( Công cụ sản xuất và vũ khí được chế tạo băng sắt nên nhọn, sắc, bền hơn công cụ và vũ khí bằng đồng. Do vậy sản xuất đạt năng xuất cao hơn và chiến đấu có hiệu quả hơn. Nhà Hán giữ độc quyền về sắt để hạn chế phát triển sản xuất ở Giao Châu, hạn chế được sự chống đối của nhân dân…) - GV giảng theo SGK; mặc dù vậy nhg nghề rèn vẫn phát triển. ? Căn cứ vào đâu em khẳng định nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển. ( Di chỉ, mộ cổ tìm thấy nhiều công cụ nhiều công cụ…rìu, màI, cuốc. Vũ khí: kiếm, giáo, kính. lao…)Thế kỷ III nhân dân ven biển dùng lưỡi sắt, biết bịt cựa gà chọi bằng sắt. - GV giảng theo SGK. ? Hãy cho biết những chi tiết nào chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển. (Trâu, bò cày bừa, cấy 2 vụ lúa trên năm….). - GVKL: Từ thế kỷ I->VI tình hình kinh tế nước ta mặc dù bị bọn PK phương Bắc kìm hãm song vẫn phát triển... - GVCC bàI: Dưới ách cai trị của nhà Hán nhân dân ta vô cùng cực khổ…mặc dù vậy nền kinh tế nước ta vẫn phát triển. 1/ Chế độ cai trị của các triều đại PK phương Bắc đối với nước ta từ thế kỷ I- Thế kỷ VI. - Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng nhà Hán vẫn giữ nguyên Châu Giao. - Đầu thế kỷ III nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (thuộc TQ cũ), Giao Châu (Âu Lạc cũ). - Bộ máy cai trị: Đưa người Hán sang làm huyện lệnh ( cai quản huyện). - Nhân dân Giao Châu chịu nhiều thứ thuế, lao dịch và cống nạp ( sản phẩm quí…thợ khéo). - Chúng tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, bắt nhân dân ta học tiếng Hán, theo luật pháp và phong tục tập quán người Hán. 2/ Tình hình kinh tế của nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi? - Nhà Hán nắm độc quyền về sắt nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển. - Về nông nghiệp: Từ thế kỷ I dùng trâu, bò cày bừa, có đê phòng lụt, trồng 2 vụ lúa trên năm, trồng cây ăn quả…với kỹ thuật cao, sáng tạo. - Về thủ công nghiệp- thương nghiệp: Nghề sắt, gốm p.triển nhiều chủng loại: bát, đĩa, gạch…Nghề dệt phát triển: vải bông, vảigai…dùng tơ tre dệt thành vải “ vải Giao Chỉ”. - Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương. 4.Củng cố ,dặn dò: (5’) H: Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kỳ này là gì ? *Bài tập: Điền dấu đúng sai vào ô trống. 1/ Vì sao PK phương Bắc muốn đồng hoá dân ta ? Biến nước ta thành quận, huyện của TQ. Muốn chiếm đóng lâu dài trên đất nước ta. Cả hai ý trên - Nắm vững nội dung bài. - Đọc trước bài 20 và trả lời câu hỏi trong SGK. - Vẽ sơ đồ H 55. .Rút kinh nghiệm. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….................... Ký duyệt tuần 22 Ngày:
File đính kèm:
- Tiết 22.doc