Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 20, Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán - Ngô Thị Tường Vy

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

 - Sau khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước, giữ gìn độc lập dân tộc đó là những việc làm thiết thực đem lại quyền lợi cho nhân dân để tạo nên sức mạnh để tiến hành cuộc kháng chiến.

- Giúp học sinh thấy rõ ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân ta chống quân xâm lược Hán (42 - 43).

2. Tư tưởng: Hiểu rõ tinh thần bất khuất của dân tộc và ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.

3. Rèn luyện kỹ năng:- Rèn kỹ năng đọc bản đồ lịch sử.

- Làm quen với kể chuyện lịch sử.

II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

GV:- Bản đồ Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

- Tài liệu SGV: về Mã Viện, về sự hy sinh của Hai Bà Trưng.

HS: tài liệu tìm hiểu về 2 Bà Trưng, vở soạn, bảng nhóm.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Bài cũ: (5 phút)Đất nước và nhân dân Âu Lạc thời thuộc Hán có sự thay đổi?Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40) trên lược đồ.

3. Bài mới :

*Giới thiệu:(1phút)Sau khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã làm gì để tạo nên sức mạnh để tiếp tục kháng chiến chống Hán?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 20, Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán - Ngô Thị Tường Vy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21
Tiết: 20
Bài 18: TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN
S: 02/01/2014
G: /01/2014
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
 - Sau khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước, giữ gìn độc lập dân tộc đó là những việc làm thiết thực đem lại quyền lợi cho nhân dân để tạo nên sức mạnh để tiến hành cuộc kháng chiến.
- Giúp học sinh thấy rõ ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân ta chống quân xâm lược Hán (42 - 43).
2. Tư tưởng: Hiểu rõ tinh thần bất khuất của dân tộc và ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.
3. Rèn luyện kỹ năng:- Rèn kỹ năng đọc bản đồ lịch sử. 
- Làm quen với kể chuyện lịch sử.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
GV:- Bản đồ Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
Tài liệu SGV: về Mã Viện, về sự hy sinh của Hai Bà Trưng.
HS: tài liệu tìm hiểu về 2 Bà Trưng, vở soạn, bảng nhóm.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: (5 phút)Đất nước và nhân dân Âu Lạc thời thuộc Hán có sự thay đổi?Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40) trên lược đồ.
3. Bài mới : 
*Giới thiệu:(1phút)Sau khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã làm gì để tạo nên sức mạnh để tiếp tục kháng chiến chống Hán?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
HĐ1: (12 phút)
KT: Nhận biết, ghi nhở việc làm của Hai bà Trưng sau khởi nghĩa thắng lợi.
KN:Kể chuyện lịch sử
HS: Đọc M1 SGK.
GV: Sau khi đánh đuổi quân Đông Hán, Hai Bà Trưng đã làm gì để giữ vững nền độc lập dân tộc?
GV: Được tin cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi, vua Hán đã làm gì?
HS: Nổi giận.
GV: Vua Hán chưa đàn áp ngay cuộc khởi nghĩa vì đang đối phó với phong trào khởi nghĩa nông dân ở phía Tây và Bắc Trung Quốc.
HĐ2:(20 phút)
KT: Trình bày trên lượcđồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
KN: Tường thuật diễn biến trên bản đồ.
 GV: Bản đồ và yêu cầu học sinh đọc M2 SGK.
H: Năm 42, quân Đông Hán đã tấn công vào nước ta như thế nào?
HS: Nêu và nhìn bản đồ theo dõi diễn biến.
GV: Tại sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?
Giải thích: Hợp Phố (Quảng Châu - Trung Quốc nay).
GV: Quân Mã Viện vào nước ta, nghĩa quân Bà Trưng kháng chiến như thế nào?
HS: Nêu và theo dõi địa danh bản đồ.
GV: Miêu tả (Học sinh đọc in nghiêng SGK vùng Lãng Bạc).
GV: Bản đồ và tường thuật tỉ mỉ diễn biến kháng chiến của Trưng Vương.
- Giải thích thêm sự hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng.
GV: Kháng chiến của Trưng Vương kết quả ra sao?
HS: Xem đền thờ Hai Bà Trưng (SGK) (200 đền thờ - toàn quốc).
GV: Nhân dân lập đền thờ khắp nơi đã nói lên điều gì?
HS: Biết ơn, trân trọng công lao Hai Bà.
Liên hệ thực tế về các quận, đường phố mang tên Hai bà Trưng.
1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
 - Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua - hiệu Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. Phong chức tước cho những người có công.
 -Các lạc tướng được quyền cai quản các huyện, bãi bõ luật pháp chính quyền đô hộ.
 - Xá thuế 2 năm cho dân.
2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 - 43) đã diễn ra như thế nào?
 - Năm 42, Mã Viện chỉ huy đạo quân gồm 2 vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền các loại và nhiều phu chiến tấn công nước ta.
 - Quân Hán tấn công Hợp Phố, quân ta chiến đấu dũng cảm và chủ động rút lui khỏi Hợp Phố.
 - Quân Hai Bà Trưng kéo từ Mê Linh → Lãng Bạc nghênh chiến quyết liệt.giữa quân ta và quân Hán.
 - Quân ta lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh, rồi về Cấm Khê. Cuối tháng 3-43 ( ngày 6 tháng 2 âm lịch). Hai Bà trưng hy sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. 
- Kháng chiến vẫn tiếp tục đến 11/43. Mùa Thu năm 44 Mã Viện thu quân về nước, quân đi 10 phần chỉ còn 4-5 phần.
- * Ý nghĩa: Thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc ta.
4. Củng cố: (5 phút)
	- Bài tập trắc nghiệm: Chọn ý đúng: Những việc làm của Trưng Vương sau khi thắng lợi (40).
	- Tường thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến của Trưng Vương trên bản đồ.
5. Dặn dò:(2 phút)
	- Tập điền mũi tên vào lược đồ câm về diễn biến kháng chiến của Trưng Vương. Học diễn biến kết hợp vở và sách.
	- Xem và soạn trước câu hỏi ở bài 19.
6. RKN:.

File đính kèm:

  • doctuan 21, t20.doc